Phân tích về các hoạt động ngân hàng thực hiện nhằm đạt các

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 36 - 40)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Phân tích về các hoạt động ngân hàng thực hiện nhằm đạt các

các mục tiêu của hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn

Nội dung phân tích tập trung vào các hoạt động sau: - Hoạt động phát triển khách hàng, gia tăng dƣ nợ.

- Hoạt động thực thi các chính sách cạnh tranh nhằm đạt mục tiêu về thị phần trong cho vay nông nghiệp, nông thôn.

- Hoạt động nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay nông nghiệp, nông thôn. - Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay nông nghiệp, nông thôn.

24

1.2.4. Phân tích kết quả hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn của ngân hàng

a. Phân tích Quy mô cho vay nông nghiệp, nông thôn

- Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn: là chỉ tiêu phản ảnh khối lƣợng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dƣ nợ bao gồm dƣ nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng dƣ nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lƣợng cho vay càng cao bởi vì đằng sau những khoản cho vay đó còn những rủi ro cho vay mà ngân hàng phải gánh chịu.

- Số lượng khách hàng vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: số lƣợng khách hàng là chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay về quy mô, số lƣợng khách hàng càng nhiều nghĩa là ngân hàng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn của nhiều ngƣời hơn. Dƣ nợ từng khách hàng vay tăng lên nghĩa là số lƣợng khách hàng có những món vay giá trị lớn ngày càng nhiều.

Nếu số lƣợng khách hàng và dƣ nợ từng khách hàng cùng tăng thì NH có đƣợc sự phát triển cho vay cả về số lƣợng khách hàng và số tiền của mỗi món vay. Tuy nhiên, việc tăng lên về số lƣợng khách hàng không phản ánh một cách chính xác về chất lƣợng phát triển cho vay của ngân hàng. Ngân hàng nên chọn lọc và phân loại từng đối tƣợng khách hàng, ngoài chỉ tiêu mở rộng phát triển cho vay đối với khách hàng, nên chú trọng chất lƣợng cho vay. - Dư nợ cho vay bình quân trên một khách hàng: đƣợc tính bằng dƣ nợ cho vay tại một thời điểm của NH chia cho số lƣợng khách hàng còn dƣ nợ tại thời điểm đó. Mục đích xác định dƣ nợ bình quân trên một khách hàng để từ đó đƣa ra các chính sách ƣu đãi đối với các khách hàng có dƣ nợ tín dụng bình quân lớn.

25

b. Phân tích thị phần cho vay nông nghiệp, nông thôn của ngân hàng trên thị trường mục tiêu

Thị phần dƣ nợ cho vay NoNT của Ngân hàng là tỷ trọng dƣ nợ cho vay NoNT của ngân hàng đó so với tổng dƣ nợ cho vay NoNT của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn (thị trƣờng mục tiêu) kể cả cho vay NoNT của chính Ngân hàng.Mức tăng trƣởng thị phần đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong lĩnh vực cho vay NoNT trên thị trƣờng mục tiêu.

c. Phân tích cơ cấu cho vay nông nghiệp, nông thôn

Cơ cấu cho vay nông nghiệp, nông thôn đƣợc đánh giá qua các tiêu chí: cơ cấu cho vay theo kỳ hạn; cơ cấu cho vay theo mục đích, chƣơng trình vay vốn; cơ cấu cho vay theo đối tƣợng khách hàng; cơ cấu cho vay theo hình thức bảo đảm.

d. Phân tích về tăng trưởng thu nhập cho vay nông nghiệp, nông thôn

Trong điều kiện hạch toán hiện nay của NHTM chƣa thể thực hiện tính toán chỉ tiêu hiệu quả sinh lời của riêng hoạt động cho vay NoNT, nên có thể sử dụng chỉ tiêu thu nhập cho vay NoNT để đánh giá một cách gián tiếp hiệu quả cho vay NoNT.

e. Phân tích chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay NoNT

Tiêu chí về chất lƣợng cung ứng dịch vụ thể hiện trƣớc hết qua sự hài lòng của khách hàng trong quá trình ngân hàng cung ứng dịch vụ cho vay NoNT. Tiêu chí này có thể đƣợc đánh giá qua 2 phƣơng thức

- Đánh giá trong: là đánh giá nội bộ của ngân hàng về chất lƣợng cung ứng dịch vụ cho vay NoNT

- Đánh giá ngoài: là đánh giá của khách hàng NoNT thông qua khảo sát ý kiến của khách hàng.

26

Mục tiêu khảo sát: tổng hợp các đánh giá của KH về chất lƣợng dịch vụ, qua đó có biện pháp cải thiện chất lƣợng dịch vụ nhƣ: hồ sơ thủ tục, thời gian xử lý hồ sơ, lãi suất đang áp dụng, chất lƣợng tƣ vấn hỗ trợ, thái độ phục vụ của cán bộ, không gian giao dịch…

g. Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay nông nghiệp, nông thôn

Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay NoNT là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đã cam kết. Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đƣợc tiến hành bằng cách phân tích sự biến động của các chỉ tiêu sau:

- Biến động của cơ cấu dƣ nợ theo nhóm nợ của cho vay nông nghiệp, nông thôn.

- Nợ quá hạn cho vay nông nghiệp, nông thôn: là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn (dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn từ nhóm 2 đến nhóm 5):

Tỷ lệ nợ quá hạn NoNT (%) = Dƣ nợ quá hạn NoNT x 100 Tổng dƣ nợ cho vay NoNT

- Nợ xấu cho vay nông nghiệp, nông thôn: là các khoản nợ đƣợc phân loại vào các nhóm 3,4 và nhóm 5. Đây là những khoản nợ mà ngƣời đi vay có rất ít khả năng trả nợ, nhiều khả năng ngân hàng bị mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu cho vay NoNT đƣợc tính:

Tỷ lệ nợ xấu NoNT (%) = Dƣ nợ xấu NoNT x 100 Tổng dƣ nợ cho vay NoNT

- Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro các khoản vay nông nghiệp, nông thôn. Dự phòng rủi ro là số tiền đƣợc trích lập và hạch toán vào chi phí

27

hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của các TCTD. Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Dự phòng cụ thể: là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể; Dự phòng chung là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhƣng chƣa xác định đƣợc khi trích lập dự phòng cụ thể.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)