Phân tích quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt mục tiêu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 64 - 101)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Phân tích quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt mục tiêu

tiêu cho vay nông nghiệp, nông thôn của chi nhánh

a. Mục tiêu cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank Đắk Lắk trong thời gian qua

- Về quy mô cho vay nông nghiệp, nông thôn: kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh từng năm đặt ra mục tiêu quy mô dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn nhƣ sau: năm 2012: 8.432 tỷ đồng (tăng 15% so với thực hiện 2011); năm 2013: 9.431 tỷ đồng (tăng 15% so với thực hiện 2012); năm 2014: 10.362 tỷ đồng (tăng 5% so với thực hiện 2013). Tỷ trọng dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 90% tổng dƣ nợ cho vay toàn ngành kinh tế của Chi nhánh.

- Về chất lƣợng tín dụng: mục tiêu phấn đấu từng năm của Chi nhánh về kiểm soát tỷ lệ nợ xấu là: năm 2012: 2,5%, năm 2013: 2,5%, năm 2014: 2,5%.

- Về thị phần: phấn đấu đạt thị phần cho vay nông nghiệp, nông thôn đến năm 2014 trên 50% tổng dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn toàn địa bàn.

- Về cơ cấu: phấn đấu tăng tỷ trọng cho vay cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn nhằm đa dạng hóa theo ngành nghề; tăng tỷ trọng cho vay trung – dài hạn; đa dạng hóa hình thức bảo đảm.

- Về thu nhập: phấn đấu mức tăng thu nhập từ cho vay nông nghiệp, nông thôn bình quân/năm đạt 15% so với năm trƣớc.

b. Phân tích các hoạt động mà Agribank Đắk Lắk triển khai nhằm đạt mục tiêu cho vay nông nghiệp, nông thôn

(i) Hoạt động phát triển khách hàng, gia tăng dư nợ

52

hoạt động giữa các TCTD trên địa bàn tỉnh, để tiếp tục giữ vững thị phần, đồng thời mở rộng cho vay đối với khách hàng mới, Agribank Đắk Lắk đã có nhiều giải pháp để triển khai thực hiện:

- Yêu cầu các Chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố để tổ chức hội nghị tại các xã hoặc liên xã để giới thiệu về các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn, về quy trình, thủ tục cho vay để ngƣời dân biết, thuận lợi trong quá trình tiếp cận vốn vay ngân hàng. Tăng cƣờng quảng bá thƣơng hiệu, tiếp thị khai thác và chăm sóc khách hàng thông qua các chƣơng trình giao lƣu.

- Giao chỉ tiêu huy động vốn, dƣ nợ cho vay, phát triển khách hàng đến từng Chi nhánh, Phòng giao dịch, cán bộ phụ trách. Bƣớc đầu đã thực hiện cơ chế lƣơng, thƣởng thông qua việc đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao.

- Xây dựng danh mục khách hàng mục tiêu trên cơ sở lựa chọn những khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, phƣơng án kinh doanh hiệu quả, khả thi để tăng trƣởng tín dụng. Chuyển từ bán hàng thụ động sang bán hàng chủ động để phù hợp hơn với đặc thù cho vay nông nghiệp, nông thôn. Phân công cán bộ tín dụng chủ động đi địa bàn các xã để tiếp thị, tìm kiếm khách hàng.

- Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Agriank Đắk Lắk đã phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tỉnh trong việc cho vay vốn nông nghiệp nông thôn; theo đó các tổ chức này sẽ phối hợp cùng Agribank Đắk Lắk tuyên truyền về chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn, đồng thời tham gia một số khâu của quá trình cho vay, cùng ngân hàng giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, tăng hiệu quả vốn vay.

Tuy nhiên, trong hoạt động này vẫn còn một số hạn chế:

- Một số chi nhánh, phòng giao dịch chƣa chuyển biến kịp về nhận thức và hành động vẫn còn tƣ tƣởng ngại rủi ro, ngại khó, thụ động; chƣa thực sự

53

nỗ lực, mạnh dạn trong việc tiếp cận, tìm kiếm khách hàng mới.

-Vẫn còn một số Chi nhánh cho vay khách hàng chồng chéo địa bàn, do vậy không theo sát thông tin về diễn biến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, để kịp thời có biện pháp phòng ngừa rủi ro.

- Việc giao chỉ tiêu cho các Chi nhánh và cán bộ, nhân viên của Agribank Đắk Lắk chƣa sát thực, vẫn nặng về hình thức, chƣa gắn với tiềm năng kinh tế của từng địa bàn; việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của từng cán bộ, nhân viên khi xét khen thƣởng vẫn đƣợc tính chung cho kết quả hoạt động của tập thể. Vì vậy chƣa thực sự là động lực để khuyến khích cán bộ, ngƣời lao động nỗ lực, phấn đấu trong công việc.

(ii) Về các chính sách cạnh tranh nhằm đạt mục tiêu thị phần

- Thƣờng xuyên rà soát chính sách tín dụng để có những điều chỉnh kịp thời trong phạm vi thẩm quyền của Chi nhánh. Có chính sách lãi suất phù hợp đối với các khách hàng truyền thống, có uy tín trong quan hệ tín dụng. Thƣờng xuyên triển khai các chƣơng trình tín dụng đặc thù, ƣu đãi đối với lĩnh vực ƣu tiên trong lĩnh vực NoNT: cho vay xuất khẩu, cho vay tái canh cà phê...

- Thƣờng xuyên theo dõi sát các diễn biến về lãi suất trên thị trƣờng mục tiêu, đồng thời cân đối lãi suất để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trƣờng, đảm bảo duy trì chính sách ổn định với khách hàng cũ đồng thời tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua chính sách lãi suất phù hợp.

- Phát triển mạng lƣới Phòng giao dịch trên địa bàn để thuận lợi cho khách hàng trong khâu giao dịch vay vốn với ngân hàng. Trong giai đoạn 2011-2014, Agribank Đắk Lắk đã tích cực mở rộng mạng lƣới giao dịch không chỉ trên địa bàn nông thôn mà ngay cả trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, là nơi có nhiều tiềm năng để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ để đầu tƣ tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

54

chóng trong việc xử lý hồ sơ vay để giữ đƣợc khách hàng truyền thống, mở rộng khách hàng mới. Bên cạnh đó cũng đã cung cấp nhiều tiện ích ngân hàng (dịch vụ cho vay và các dịch vụ liên kết hỗ trợ nhƣ Internet Banking…) nhằm phục vụ tốt hơn, thuận lợi hơn cho khách hàng, qua đó nâng cao giá trị, uy tín của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh.

-Chi nhánh thƣờng xuyên tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ tín dụng, bán chéo sản phẩm ngân hàng, tìm hiểu về pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao tầm nhận thức cũng nhƣ mở rộng kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng.

- Các hoạt động truyền thông, cổ động luôn đƣợc Agribank Đắk Lắk triển khai thực hiện thông qua các hình thức: tổ chức hội nghị, hội thảo; phối hợp với báo, truyền hình địa phƣơng sản xuất các tin bài về hoạt động cho vay NoNT; treo băng rôn quảng cáo tại nơi giao dịch và trên một số tuyến phố của trung tâm thành phố, thị xã, huyện.

Trong hoạt động này có một số tồn tại, hạn chế sau:

- Chính sách lãi suất đối với cá nhân, hộ gia đình chƣa thực sự cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn; đặc biệt đối với một số huyện nơi có ít mạng lƣới hoạt động của các NHTM, tình trạng thu lãi trƣớc đối với khách hàng vẫn xảy ra.

- Việc mở rộng màng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch trong những năm trƣớc đây chƣa hợp lý dẫn đến không đủ nguồn lực tập trung đủ sức cạnh tranh để giữ vững và mở rộng đối tƣợng khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; các Phòng giao dịch cho vay chồng chéo địa bàn, lôi kéo tranh giành khách hàng trong cùng hệ thống, hoạt động không hiệu quả, đã gây ra những tác động tiêu cực trong hoạt động của Agribank Đắk Lắk.

- Quy định về thủ tục, hồ sơ vay vốn còn rƣờm rà; đặc biệt đối với cho vay bằng hình thức bảo đảm không bằng tài sản. Thời gian xử lý hồ sơ vay

55

vốn của khách hàng còn chậm, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng.

(iii) Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay nông nghiệp, nông thôn

- Thƣờng xuyên chỉ đạo các Chi nhánh, Phòng giao dịch trực thuộc tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng đối với cho vay nông nghiệp, nông thôn.

- Thực hiện chính sách bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam trong cho vay nông nghiệp, nông thôn.

- Thực hiện chủ trƣơng phân tán rủi ro thông qua phát triển khách hàng hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân.

- Gắn trách nhiệm xử lý nợ quá hạn, nợ xấu với cán bộ quan hệ khách hàng và các cán bộ liên quan theo từng hồ sơ.

- Tăng cƣờng các hoạt động giám sát khách hàng sau giải ngân. Tuy nhiên, hoạt động này còn tồn tại một số hạn chế cơ bản sau:

- Công tác thẩm định chƣa đƣợc chặt chẽ, phƣơng án/ dự án vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng còn sơ sài; phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng thiếu tính khả thi. Công tác định giá tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập, hạn chế; nhiều trƣờng hợp định giá tài sản đảm bảo cao hơn nhiều so với giá trị thực tế.

- Công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng còn nhiều tồn tại, hạn chế.

- Chƣa triển khai đƣợc việc xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh.

(iv) Về hoạt động nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay nông nghiệp, nông thôn

- Gia tăng chất lƣợng cung ứng dịch, cải thiện phong cách giao dịch, tăng sự thuận tiện, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

56

làm việc với các khách hàng lớn, tăng cƣờng các hình thức giao lƣu thể thao, gửi thiệp, quà chúc mừng... nhân các sự kiện quan trọng và các ngày lễ lớn.

- Tạo tâm lý thoải mái và thỏa mãn cho khách hàng khi giao dịch, ngân hàng cần phải cố gắng phục vụ tốt ngay từ đầu trong tất cả các khâu để biến khách hàng trở thành những tuyên truyền viên tích cực.

- Triển khai có hiệu quả các chƣơng trình khuyến mãi, có chính sách và biện pháp nhằm quan tâm thu hút nhiều hơn đối tƣợng khách hàng hơn nhƣ nghiên cứu cấp thẻ VIP kèm theo một số tiện ích giảm phí chuyển tiền, đƣợc thấu chi qua thẻ ATM và một số hình thức khuyến mãi khác đối với các khách hàng tiềm năng.

- Chú trọng chất lƣợng nguồn nhân lực để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ của khách hàng.

Hạn chế cơ bản nhất của hoạt động này là Agribank Đắk Lắk chƣa tổ chức các hoạt động điều tra, khảo sát khách hàng một cách đồng bộ tại tất cả các Chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc. Các chƣơng trình cải thiện chất lƣợng dịch vụ vẫn chƣa chú trọng đến đặc thù của từng nhóm khách hàng, nhất là các khách hàng hộ gia đình, hộ kinh doanh.

2.2.4. Phân tích kết quả hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn tại Agribank ĐắkLắk

a.Về quy mô cho vay nông nghiệp, nông thôn

Là một trung gian tài chính, với chủ trƣơng “đi vay để cho vay”, dƣ nợ cho vay NoNT của Agribank Đắk Lắk tăng đều qua các năm đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế và các cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã. Chi nhánh đặc biệt chú trọng cấp tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho những khách hàng này có vốn để phát triển SXKD. Khách hàng đến giao dịch với

57

ngân hàng ngày càng đông, uy tín và khả năng cho vay của Ngân hàng ngày càng nâng cao.

i) Về dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn

Bảng 2.6 cho thấy: Dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn năm 2012 đạt 8.201 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2011; năm 2013 đạt 9.869 tỷ đồng, tăng 20,3% so với năm 2012; năm 2014 đạt 10.240 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2013.

Bảng 2.6. Dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tại Agribank ĐắkLắk

ĐVT: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng 1/Dƣ nợ cho vay Agribank 8.003 100 8.997 100 10.583 100 10.327 100 % tăng trưởng +12,4 +17,6 -2,4

2/Dƣ nợ cho vay NoNT 7.333 91,6 8.201 91,2 9.869 93,3 10.240 99,2

% tăng trưởng +11,8 +20,3 +3,8

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh ĐắkLắk)

Tỷ trọng dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Chi nhánh trong tổng dƣ nợ cho vay trong 4 năm đã tăng từ 91,6% năm 2011 lên 99,2% năm 2014. Tỷ trọng này tăng liên tục qua các năm. Kết quả này phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh và mục tiêu phấn đấu của Agribank Đăk Lăk. Theo đó, Chi nhánh xác định tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đạt vƣợt mục tiêu đề ra tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 90% tổng dƣ nợ cho vay của Chi nhánh.

Sơ đồ 2.2 cho thấy, hai năm 2012 và 2014 không đạt kế hoạch tăng trƣởng dƣ nợ cho vay NoNT: năm 2012 đạt 97,3% kế hoạch, năm 2014 đạt 98,8% kế hoạch. Trong khi đó năm 2013 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là

58

104,6%. Dƣ nợ ề ra,

nguyên nhân chính là do tác động, ảnh hƣởng của một số nhân tố chủ yếu sau đây:

Biểu đồ 2.1. Dƣ nợ cho vay NoNT so với kế hoạch giai đoạn 2011-2014

-

ến động giảm giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực (cà phê, cao su); tình hình công nợ dây dƣa và tồn kho hàng hoá dẫn đến năng lực SXKD và tài chính của phần lớn các doanh nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng.

-

59

- ụ

ii) Về số lượng khách hàng

Tổng số lƣợng khách hàng còn dƣ nợ vay vốn nông nghiệp, nông thôn năm 2014 đạt 70.399 khách hàng; trong đó: số lƣợng khách hàng cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh là 70.198, số lƣợng khách hàng Hợp tác xã là 05, số lƣợng khách hàng doanh nghiệp là 196.

Theo bảng 2.7, số lƣợng khách hàng vay vốn nông nghiệp, nông thôn tại Agribank Đắk Lắk tăng qua các năm từ 2011-2014, cụ thể: năm 2012 là 64.688 khách hàng (tăng 3,07%); năm 2013 là 69.354 khách hàng (tăng 7,2%); năm 2014 70.399 khách hàng (tăng 1,6%).

Bảng 2.7. Số lƣợng khách hàng còn dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tạiAgribank ĐắkLắk

ĐVT: Tỷ đồng, khách hàng,%

Năm

Cá nhân, hộ gia đình Hợp tác xã Doanh nghiệp Tổng cộng

KH nợ nợ/ KH KH nợ nợ/ KH KH nợ nợ/ KH KH Dƣ nợ nợ/ KH 2011 62.494 5.560 0,09 8 7 0,88 259 1.766 6,82 62.761 7.333 0,12 2012 64.378 6.425 0,10 8 9 1,13 302 1.767 5,85 64.688 8.201 0,13 2013 69.121 8.321 0,12 3 5 1,67 230 1.543 6,71 69.354 9.869 0,14 2014 70.198 8.919 0,13 5 6 1,20 196 1.316 6,71 70.399 10.241 0,15

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh ĐắkLắk)

Nếu phân tích theo đối tƣợng khách hàng: nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh vẫn duy trì đƣợc tăng trƣởng về số lƣợng khách hàng (tăng trung bình 3,08%) và dƣ nợ bình quân trên một khách hàng (tăng 11,1%). Số lƣợng khách hàng là hợp tác xã, doanh nghiệp giảm.

60

qua các năm, tăng từ 0,12 tỷ đồng năm 2011 lên 0,15 tỷ đồng năm 2014. Cụ thể: năm 2012, dƣ nợ bình quân/khách hàng tăng 8,3% so với năm 2011; năm 2013 tăng 7,7% so với năm 2012; năm 2014 tăng 7,1% so với năm 2013.

Mặc dù Agribank Đăk Lăk không đƣa ra một chỉ tiêu cụ thể về tăng trƣởng số lƣợng khách hàng vay vốn hàng năm, nhƣng qua kết quả trên cho thấy, hoạt động gia tăng khách hàng của Chi nhánh trong năm 2014 gặp khó khăn, đặc biệt là trong việc phát triển khách hàng doanh nghiệp; chỉ đạt mức tăng trƣởng 1,6%, thấp hơn nhiều so với năm 2012 và năm 2013.

b. Thị phần cho vay nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 64 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)