Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 48 - 51)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ch

a. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk (Agribank Đăk Lăk) đƣợc thành lập theo Quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1992 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

Là ngân hàng chuyên doanh, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngoài nhiệm vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn, NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk còn mở rộng kinh doanh đa năng ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Agribank Đắk Lắk thực hiện nhiệm vụ huy động vốn trong và ngoài địa bàn để cho vay đối với khách hàng, thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng; đảm bảo an toàn

36

hiệu quả, tổ chức tốt nghiệp vụ kế toán thanh toán, kho quỹ, ngân hàng trên địa bàn và các nhiệm vụ khác đƣợc Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam quy định.

Lĩnh vực tín dụng, Agribank Đắk Lắk thực hiện cho vay với mọi đối tƣợng khách hàng thuộc các thành phần kinh tế, bao gồm khách hàng tổ chức, hộ sản xuất, kinh doanh, cá nhân và đối tƣợng khác đƣợc pháp luật cho phép; thực hiện các mục tiêu cho vay vốn đối với nông nghiệp và nông thôn nhằm góp phần xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển sản xuất hàng hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

b. Cơ cấu tổ chức

Mạng lƣới hoạt động bao gồm: Trụ sở chính đặt tại 37 Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, 22 chi nhánh loại 3 và 15 phòng giao dịch trực thuộc đặt ở thành phố Buôn Ma Thuột và 09 huyện. Với vai trò trọng yếu trong đầu tƣ tín dụng cho nông nghiệp nông thôn, nên Agribank Đắk Lắk đã tổ chức mạng lƣới hoạt động rộng khắp từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột đến hầu hết các xã, phƣờng trong toàn tỉnh.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank Đăk Lăk đƣợc thể hiện theo sơ đồ 2.1 dƣới đây.

Chức năng và nhiệm vụ của Ban Giám đốc và các bộ phận như sau

- Ban giám đốc: Gồm 5 thành viên (1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc) trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động, chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam và cơ quan pháp luật trong việc quản lý vốn và tài sản.

- Giám Đốc: Chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Đƣợc uỷ quyền ký kết các hợp đồng, liên kết với các đối tác trong và ngoài nƣớc về các lĩnh vực trong phạm vi của Chi nhánh, đại diện Chi nhánh trƣớc

37

pháp luật về việc tố tụng, tranh chấp. Có quyền quyết định về nhân sự, khen thƣởng, kỷ luật, chi trả lƣơng, cho thôi việc, bổ nhiệm, uỷ quyền đối với các chức danh điều hành và quản lý nhân viên theo chế độ uỷ quyền của HĐQT và Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Ban hành các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ kinh doanh, nội quy quản lý.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk

38

-Phó Giám đốc: Do Giám đốc phân công công việc, chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc Giám đốc về công việc đƣợc giao, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về các quyết định của mình.

-Các phòng ban, thực hiện theo sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc, theo quy định về chức năng nhiệm vụ các phòng ban của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.

-Các chi nhánh loại 3 trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc chi nhánh loại I. Quyền hạn, nhiệm vụ của Giám đốc chi nhánh loại 3 thực hiện theo quy định của Chủ tịch Hội đồng Quản trị và theo sự phân công uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh loại I. Các chi nhánh loại 3 và các phòng giao dịch là đơn vị trực tiếp kinh doanh, trực tiếp triển khai thực hiện chƣơng trình, kế hoạch kinh doanh của Giám đốc chi nhánh loại I. Việc kinh doanh thực hiện theo quy định, quy chế của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)