Bối cảnh hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 59 - 63)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Bối cảnh hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn của

Agribank ĐắkLắktrong thời gian qua

a. Bối cảnh kinh tế vĩ mô

Bƣớc vào đầu giai đoạn 2011-2014, kinh tế Việt Nam và hệ thống ngân hàng đứng trƣớc những khó khăn, thách thức rất lớn. Mặc dù lạm phát đã đƣợc kiểm soát nhƣng vẫn tăng cao ở mức 18,13%. Mặt bằng lãi suất cho vay ở mức 20-25%/năm. Thanh khoản của nhiều TCTD gặp khó khăn, lãi suất liên ngân hàng có thời điểm lên tới trên 30%/năm, tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ

47

hệ thống. Tỷ giá thƣờng xuyên biến động và chịu sức ép tăng cao. Thị trƣờng vàng thƣờng xuyên biến động ngoài tầm kiểm soát của NHNN và là nhân tố gây bất ổn thị trƣờng ngoại hối, tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.

Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nói trên, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phƣơng cần thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tƣ công, giảm bội chi ngân sách nhà nƣớc; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lƣợng và điều chính giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo.

Trên cơ sở bám sát chủ trƣơng của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô từng năm, NHNN đã xác định và kiên trì theo đuổi mục tiêu xuyên suốt là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD. Ngân hàng nhà nƣớc đã áp dụng biện pháp hành chính phù hợp với điều kiện thị trƣờng biến động: quy định trần lãi suất huy động và cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ƣu tiên; kêu gọi các TCTD tích cực điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các khoản vay cũ, thực hiện miễn, giảm lãi vốn vay để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và hộ dân; giao chỉ tiêu tăng trƣởng cho các TCTD theo mục tiêu chung là dƣới 20% trong năm 2011, từ năm 2012 đến nay thông báo chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng theo các nhóm. Với việc điều hành nhƣ trên, mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh qua các năm, đến năm 2014, mặt bằng lãi suất chỉ bằng khoảng 40% mức lãi suất nửa cuối năm 2011: lãi

48

suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 7-9%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn phổ biến ở mức 10-12%/năm.

b.Bối cảnh thị trường mục tiêu cho vay nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua

(i) Điều kiện kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Đắk Lắk có điều kiện thuận lợi về kinh tế địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên giàu có, nhiều tiềm năng phát triển thủy điện, phát triển du lịch, điều kiện về đất đai đặc biết thích hợp với một số cây công nghiệp đặc biệt là cà phê, cao su... Đất đai chủ yếu là đất bazan, Đắk Lắk có thế mạnh phát triển cây công nghiệp lâu năm và hàng năm. Hiện nay Đắk Lắk có 249.630 ha trồng cây công nghiệp lâu năm gồm 25.124 ha cao su, 181.960 ha cà phê, 63 ha chè, 36.421 ha điều, 5.035 ha hồ tiêu.

Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk những năm qua có nhiều khởi sắc, tăng trƣởng kinh tế duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá so với bình quân chung của cả nƣớc. Tăng trƣởng giá trị tổng sản phẩm (giá so sánh) bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 ƣớc đạt 8% (kế hoạch tăng 14-15%/năm). Trong đó: tăng trƣởng ngành công nghiệp-xây dựng đạt 10,6% (kế hoạch tăng 23-24%); dịch vụ đạt 11,6% (kế hoạch 20-21%); nông-lâm-thủy sản đạt 4,2% (kế hoạch tăng 5-6%).

Quy mô nền kinh tế năm 2014 ƣớc đạt 18.614 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu ngƣời (giá hiện hành) năm 2014 đạt 31,8 triệu đồng/ngƣời (theo giá hiện hành).

Cơ cấu kinh tế theo giá hiện hành: so sánh năm 2010 với năm 2014, tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản từ 50,2% giảm xuống còn 46,3%; công nghiệp- xây dựng tăng từ 15,7% lên 16%; ngành dịch vụ tăng từ 34% lên 37,7%.

49

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 730 triệu USD đạt 104% kế hoạch; tăng 20% so với thực hiện 2013; Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 15 triệu USD, đạt 75% kế hoạch; bằng so với thực hiện 2013.

ii) Tình hình phát triển mạng lưới hoạt động của các TCTD trên địa bàn:

Đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 41 đầu mối TCTD bao gồm: 08 chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc; 19 chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại cổ phần; 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội; 01 chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Đắk Lắk – Đắk Nông; 01 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã và 11 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở với 149 phòng giao dịch trực thuộc các Chi nhánh TCTD. Trong điều kiện kinh tế, xã hội gặp nhiều khó khăn, các TCTD trên địa bàn xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là giải pháp quan trọng, đem lại nguồn thu tài chính cho ngân hàng; vì vậy tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn. Do vậy, hoạt động kinh doanh của Agribank Đắk Lắk đối mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt với các TCTD trên địa bàn.

c. Đặc điểm cơ bản của ngân hàng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn

- Với hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp, Agribank Đắk Lắk hiện là ngân hàng duy nhất có khả năng tiếp cận đến tất cả các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là tại các huyện vùng sâu, vùng xa còn khó khăn nhƣ huyện EaSup, Krông Bông. Mạng lƣới bao gồm: 1 Hội sở chi nhánh, 22 Chi nhánh loại 3 và 15 phòng giao dịch trực thuộc đứng chân trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là thế mạnh của Agribank Đắk Lắk trong việc tổ chức cung ứng các dịch vụ ngân hàng phục vụ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và các nhu cầu dịch vụ khác.

50

- Là Ngân hàng tiên phong và có truyền thống lâu dài hoạt động trong cho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)