Đối với Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 110 - 125)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.4. Đối với Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản, quy trình tín dụng. Trong quá trình thực hiện, nhiều văn bản thiếu đồng bộ hoặc không thống nhất, do đó cấp chi nhánh thực hiện sẽ rất khó khăn. Quy trình tín dụng phải đƣợc hoàn thiện trên cơ sở phát triển nghiệp vụ theo mục tiêu, đồng thời, xác định rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của mỗi thành viên trong hợp đồng tín dụng. Để phục vụ khách hàng vay vốn một cách thuận lợi, nhanh chóng, đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam nghiên cứu tinh giảm các thủ tục giấy tờ hồ sơ vay vốn. Hiện nay, vẫn còn nhiều khách hàng là các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh có ý kiến cho rằng hồ sơ vay vốn của Ngân hàng còn rƣờm rà, mất nhiều thời gian để hoàn thiện bộ hồ sơ vay vốn.

Thứ hai, công tác thông tin cho các chi nhánh. NHNo&PTNT Việt Nam có những ƣu thế và điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu thập, phân tích thông tin tín dụng. Do vậy, những thông tin thu đƣợc từ Hội sở chính phải đóng vai trò cơ sở phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng. Xây dựng mối quan hệ trao đổi mua bán thông tin giữa NHNo&PTNT và NHNN, các tổ chức tín dụng và các ban ngành khác.

98

bộ. Tăng cƣờng các chƣơng trình đào tạo đội ngũ CBTD về các kiến thức pháp luật, về kỹ thuật thẩm định, về Marketing ngân hàng... Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ ngân hàng mà đặc biệt là CBTD để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động Ngân hàng nói chung và hiệu quả tín dụng nói riêng.

Thứ tư, cải tiến cơ chế khoán đơn giá tiền lương và định biên lao động phù hợp: đề nghị Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nghiên cứu, xây dựng cơ chế khoán đơn giá tiền lƣơng, khoán biên chế lao động trên một đơn vị dƣ nợ tín dụng phù hợp với đặc thù của các Chi nhánh khu vực Tây Nguyên nói chung, cũng nhƣ Agribank Đắk Lắk nói riêng. Tạo điều kiện cho các Chi nhánh giảm áp lực trong việc hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu kinh doanh đƣợc giao, đảm bảo chất lƣợng tín dụng và đầu tƣ hiệu quả vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 của luận văn đã giải quyết các vấn đề sau:

- Phân tích các căn cứ đề xuất giải pháp. Các căn cứ đó bao gồm: Kết quả phân tích tình hình cho vay NoNT; bối cảnh thị trƣờng và định hƣớng cho vay NoNT của Agribank Đắk Lắk.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay NoNT của Agribank Đắk Lắk.

- Luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan; kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam; Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk; Ngân hàng No&PTNT Việt Nam để tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong hoạt động cho vay NoNT của Agribank Đắk Lắk. Các kiến nghị này nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các giải pháp đã đề xuất.

99

KẾT LUẬN

Qua quá trình nỗ lực nghiên cứu của tác giả, Luận văn đã trình bày một số kết quả nghiên cứu chủ yếu sau đây:

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay NoNT của NHTM.

- Luận giải các vấn đề liên quan đến nội dung phân tích tình hình cho vay NoNT của ngân hàng thƣơng mại và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay NoNT của ngân hàng thƣơng mại.

- Phân tích tình hình cho vay NoNT của Agribank Đắk Lắk trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2014. Qua đó đƣa ra các đánh giá về những mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay NoNT tại Agribank Đắk Lắk.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay NoNT tại Agribank Đắk Lắk.

- Đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam; Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk; Ngân hàng No&PTNT Việt Nam để tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong hoạt động cho vay NoNT của Agribank Đắk Lắk. Các kiến nghị này nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các giải pháp đã đề xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trần Khôi An (2010), “Mở rộng tín dụng đối với khu vực kinh tế tƣ nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Quảng Nam” Luận văn Thạc sỹ kinh tế.

[2] Ngô Đức Cát, Vũ Đình Thắng (2001), Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[3] Hồ Diệu, Lê Thẩm Dƣơng, Lê Thị Hiệp Thƣơng, Phạm Phú Quốc, Hồ Trung Bửu, Bùi Diệu Anh (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[4] Nguyễn Văn Dờn (2003), Tín dụng - Ngân hàng (Tiền tệ Ngân hàng II), Nxb Thống kê, Hà Nội, Hồ Diệu (2000), Tín dụng Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[5] Lâm Chí Dũng (2014), Bài giảng môn Quản trị ngân hàng thương mại.

[6] Dƣơng Thị Bình Minh, Vũ Thị Hằng, Sử Đình Thành, Phạm Đăng Huấn, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Xuân Hƣơng (1996), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7] Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh Đắk Lắk (2011 - 2014), Báo cáo tình hình cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, Đắk Lắk.

[8] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh ĐăkLăk (2011- 2014), Báo cáo tình hình cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn .

[9] Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài Chính, Hà Nội. [10] Đặng Văn Quang (1999), Hoàn thiện hệ thống tín dụng nông thôn đáp

ứng nhu cầu vốn phát triển nông nghiệp các Tỉnh miền núi Tây Nguyên, Luận án tiến sỹ Kinh tế.

[11] Tài liệu hội thảo phát triển thị trƣờng tín dụng và dịch vụ ngân hàng vùng Tây Nguyên, tháng 5/2013.

[12] Vũ Đình Thắng, Hoàng Văn Định (2002), Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[13] Lê Văn Tề, Ngô Hƣớng, Đỗ Linh Hiệp, Hồ Diệu, Lê Thẩm Dƣơng (1994), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

[14] Lê Văn Tề, Hồ Diệu (2004), Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[15] Hồ Hữu Tiến (2014), Bài giảng môn Phân tích tín dụng.

[16] Phạm Quốc Việt (2014), “Phân tích tình hình cho vay Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đắk Nông” Luận văn Thạc sỹ kinh tế Đại học Đà Nẵng.

[17] Lê Quang Vinh, (2012), “Giải pháp mở rộng cho vay kinh doanh tại Ngân hàng NN & PTNT quận Liên Chiểu – TP.Đà Nẵng” – Luận văn Thạc sỹ kinh tế Đại học Đà Nẵng

Các văn bản pháp luật

[18] Luật Ngân hàng Nhà nƣớc (2010). [19] Luật các Tổ chức tín dụng (2010).

[20] Chính Phủ: Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

[21] Ngân hàng Nhà nƣớc (2010), Thông tƣ 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 Về hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP; Thông tƣ số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Website

www.agribank.com.vn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

www.economy.com.vn: Thời báo kinh tế Việt Nam www.sbv.gov.vn: Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01

Quy trình cho vay đối với cá nhân, hộ SXKD và cho vay doanh nghiệp tại Agribank Đăk Lăk

Bƣớc 1: Tiếp nhận và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

1. Ngƣời thẩm định tiếp nhận nhu cầu vay vốn và lập phiếu tiếp nhận hồ sơ vay vốn; Đề nghị khách hàng cung cấp bổ sung những hồ sơ còn thiếu.

2. Đối với trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền quyết định cho vay:

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Trƣởng Ban KHDN/ Phòng TD phân công cán bộ thẩm định mở sổ theo dõi, xử lý hồ sơ trình vƣợt thẩm quyền.

- Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình: Ngƣời thẩm định tiếp nhận và trình phê duyệt vƣợt thẩm quyền quyết định cho vay.

Bƣớc 2: Thẩm định rủi ro

1. Đối với trƣờng hợp thuộc thẩm quyền quyết định cho vay:

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Ngƣời thẩm định thu thập thông tin về khách hàng, phƣơng án/ dự án vay vốn; Rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, mục đích vay vốn; Thu thập thông tin về quan hệ tín dụng từ CIC; Chấm điểm và xếp hạng khách hàng; Thẩm định các điều kiện vay vốn; Xác định phƣơng thức, mức cho vay, phƣơng thức trả nợ và lập báo cáo thẩm định trình Ngƣời kiểm soát khoản vay. Ngƣời kiểm soát khoản vay kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ vay vốn; Rà soát thông tin và ký kiểm soát Báo cáo chấm điểm, xếp hạng khách hàng; Kiểm soát tính đầy đủ, chính xác của nội dung Báo cáo thẩm định; Nêu ý kiến, ký trên Báo cáo thẩm định và trình Ngƣời phê duyệt.

- Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình: Ngƣời thẩm định tiến hành thu thập tài liệu, thông tin về khách hàng, khoản vay; Thẩm định các

điều kiện vay vốn và Lập báo cáo thẩm định trình Ngƣời kiểm soát khoản vay. Ngƣời kiểm soát khoản vay kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn; Kiểm soát việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng; Ký kiểm soát báo cáo thẩm định. Trình ngƣời phê duyệt khoản vay nếu khoản vay không phải thông qua Hội đồng tín dụng (HĐTD); Chuyển lại cho ngƣời thẩm định nếu khoản vay phải thông qua HĐTD.

2. Đối với trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền quyết định cho vay:

Ngƣời thẩm định tiếp nhận hồ sơ, thực hiện tái thẩm định, lập báo cáo tái thẩm định và trình Ngƣời kiểm soát. Ngƣời kiểm soát khoản vay kiểm soát tính hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ, nội dung báo cáo tái thẩm định; trình ngƣời phê duyệt khoản vay nếu khoản vay không phải thông qua HĐTD, hoặc chuyển lại cho ngƣời thẩm định nếu khoản vay phải thông qua HĐTD.

3. Đối với khoản vay phải thông qua HĐTD:

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Ngƣời thẩm định chuẩn bị hồ sơ, tài liệu họp HĐTD; trình Ngƣời kiểm soát khoản vay nêu ý kiến, ký nháy trên Báo cáo thẩm định/ Báo cáo tái thẩm định và chuyển lại Ngƣời thẩm định chuyển cho Thƣ ký HĐTD.

- Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình: ngƣời thẩm định chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chuyển Thƣ ký HĐTD.

* Thƣ ký HĐTD tiếp nhận và sao gửi hồ sơ, tài liệu đến các thành viên HĐTD; Báo cáo xin ý kiến Chủ tịch HĐTD quyết định triệu tập họp HĐTD, thời gian, địa điểm họp và thông báo tới các thành viên HĐTD; Lập Biên bản họp HĐTD.

Bƣớc 3: Phê duyệt khoản vay

Ngƣời phê duyệt khoản vay ký phê duyệt cho vay đối với trƣờng hợp thuộc thẩm quyền quyết định cho vay; Ký phê duyệt trên Báo cáo tái thẩm

định và ký Thông báo phê duyệt cho vay đối với trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền quyết định cho vay.

Bƣớc 4: Ký kết hợp đồng và giải ngân khoản vay

1. Ngƣời thẩm định tập hợp và bàn giao hồ sơ cho GDV hoặc toàn bộ hồ sơ khoản vay đƣợc HĐTV/ Tổng Giám đốc phê duyệt vƣợt thẩm quyền cho bộ phận quản lý hồ sơ quản lý và lƣu giữ.

2. Ngƣời quản lý khoản vay soạn thảo HĐTD, hợp đồng đảm bảo tiền vay và các văn kiện liên quan khác, trình Ngƣời kiểm soát khoản vay kiểm soát nội dung cùng các điều khoản và ký kiểm soát. Ngƣời có thẩm quyền xem xét các nội dung và ký kết Hợp đồng.

3. Ngƣời quản lý khoản vay công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định (nếu có); Lập phiếu nhập kho TSBĐ, chuyển cho GDV kiểm soát hồ sơ.

4. Ngƣời quản lý khoản vay đăng ký thông tin và cấp mã số giao dịch cho khách hàng; Khai báo tất cả các thông tin vào hệ thống IPCAS. Ngƣời kiểm soát khoản vay phê duyệt thông tin khai báo trên hệ thống IPCAS.

5. Ngƣời quản lý khoản vay tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân từ khách hàng và lập báo cáo đề xuất giải ngân. Ngƣời kiểm soát khoản vay kiểm soát nội dung báo cáo, có ý kiến, ký và trình Ngƣời có thẩm quyền phê duyệt giải ngân. Ngƣời có thẩm quyền phê duyệt giải ngân hoặc thực hiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thay đổi điều kiện giải ngân.

6. Ngƣời quản lý khoản vay lập giấy nhận nợ, chuyển Ngƣời kiểm soát khoản vay ký kiểm soát. Ngƣời có thẩm quyền ký giấy nhận nợ.

7. Sau khi hồ sơ giải ngân đƣợc phê duyệt, Ngƣời quản lý khoản vay bàn giao bản chính hồ sơ, tài liệu cho GDV. GDV thực hiện kiểm tra và hạch toán theo quy định; Bàn giao TSBĐ, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử

dụng TSBĐ (nếu có) cho Thủ kho/ Thủ quỹ để nhập kho TSBĐ theo quy định; Hạch toán thế chấp/ cầm cố TSBĐ trên hệ thống IPCAS.

8. Ngƣời quản lý khoản vay xác định ngày trả nợ (gốc, lãi) trên giấy nhận nợ đối với HĐTD giải ngân 1 lần và chuyển cho GDV. Tạm thời ghi ngày trả nợ cuối cùng theo HĐTD cho từng giấy nhận nợ đối với trƣờng hợp chƣa xác định đƣợc kỳ hạn nợ cho từng lần nhận nợ và chuyển cho GDV đăng ký kỳ hạn trả nợ trên hệ thống IPCAS.

Sau khi kết thúc giải ngân, Ngƣời quản lý khoản vay xác định kỳ hạn nợ, chuyển Ngƣời kiểm soát khoản vay ký kiểm soát Phụ lục HĐTD về kế hoạch trả nợ. Ngƣời có thẩm quyền ký Phụ lục HĐTD về kế hoạch trả nợ.

Bƣớc 5: Thu nợ và xử lý phát sinh

1. Sau khi cho vay:

Ngƣời quản lý khoản vay kiểm tra sử dụng vốn vay của các lần giải ngân; Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các cam kết, điều kiện cho vay, tình hình thực hiện phƣơng án/ dự án, hoạt động kinh doanh của khách hàng; Kiểm tra TSBĐ; Lập biên bản kiểm tra trình Ngƣời kiểm soát khoản vay ký xác nhận và lƣu giữ biên bản kiểm tra đã phê duyệt.

Ngƣời quản lý khoản vay lập báo cáo đề xuất xử lý đối với trƣờng hợp khách hàng vi phạm HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay, trình Ngƣời kiểm soát khoản vay xem xét báo cáo đề xuất xử lý. Ngƣời có thẩm quyền quyết định hình thức xử lý đối với trƣờng hợp khách hàng vi phạm HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Ngƣời quản lý khoản vay giám sát và đề xuất xử lý qua giám sát sau khi cho vay. Ngƣời kiểm soát khoản vay theo dõi, đôn đốc việc thực hiện giám sát, xem xét đề xuất xử lý qua giám sát sau khi cho vay. Ngƣời có thẩm quyền chỉ đạo, kiểm tra việc giám sát, quyết định xử lý qua báo cáo giám sát sau khi cho vay.

2. Ngƣời quản lý khoản vay theo dõi, thông báo nợ gốc, lãi đến hạn và phí (nếu có) cho khách hàng; Đôn đốc trả nợ; Lập đề xuất thu nợ trình Ngƣời kiểm soát khoản vay xem xét, ký kiểm soát. Ngƣời có thẩm quyền phê duyệt đề xuất thu nợ. GDV thu nợ trƣớc hạn, đến hạn, quá hạn, thu phí trả nợ trƣớc hạn (nếu có) và hạch toán vào hệ thống IPCAS.

3. Ngƣời quản lý khoản vay thực hiện đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng (trƣớc và sau khi cơ cấu), lập báo cáo đề xuất phƣơng án cơ cấu lại thời hạn trả nợ trình Ngƣời kiểm soát khoản vay xem xét, ký kiểm soát. Ngƣời có thẩm quyền quyết định phê duyệt phƣơng án cơ cấu lại thời hạn trả nợ và ký kết Phụ lục HĐTD.

Căn cứ phê duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Ngƣời quản lý khoản vay cập nhật lại thời hạn trả nợ trên hệ thống IPCAS; Thông báo cho khách hàng Quyết định xử lý thu hồi nợ quá hạn, thông báo chuyển nợ quá hạn và yêu cầu khách hàng thực hiện trả nợ..

4. Định kỳ Ngƣời quản lý khoản vay chấm điểm, xếp hạng khách hàng và thực hiện phân nhóm nợ đối với khách hàng.

5. Riêng đối với khách hàng là doanh nghiệp: Ngƣời quản lý khoản vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay NNNT tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh đăk lăk (Trang 110 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)