Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu

khẩu

a.Nhân tố bên trong

-Chính sách tín dụng nội bộ:Chính sách tín dụng của một NHTM là hệ thống các chủ trƣơng, các định hƣớng và quy định chi phối hoạt động tín dụng của NHTM, các biện pháp mở rộng tín dụng hoặc xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng, thiết lập môi trƣờng nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng. Hoạt động tài trợ xuất khẩu cũng dựa trên các nguyên tắc chung của chính sách tín dụng nội bộ. Để đạt đƣợc các mục tiêu kinh doanh thì các NHTM phải hoạch định một cách rõ ràng chính sách tín dụng thích hợp cho ngân hàng của mình để xác định phƣơng hƣớng sử dụng các nguồn vốn hiện có và để tạo ra một tài sản có chất lƣợng cao, ít rủi ro. Thông qua chính sách tín dụng, nhân viên sẽ biết đƣợc họ cần phải làm gì và làm nhƣ thế nào khi thực hiện một khoản vay, trách nhiệm của họ tới đâu.

-Quy trình tài trợ xuất khẩu: là một bản các hƣớng dẫn cụ thể cách thực hiện chính sách tín dụng nội bộ thông qua một quy trình bắt đầu từ khâu nhận dạng, đo lƣờng rủi ro tài trợ, quyết định tài trợ, giải ngân, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay đến khi thu hồi đƣợc nợ. Trong quy trình này, khâu nhận dạng và đánh giá rủi ro là quan trọng nhất, tạo tiền đề và là cơ sở để tăng hoặc giảm thiểu rủi ro, đồng thời dễ dàng thu hồi vốn khi rủi ro xảy ra. Do đó, việc xây dựng một quy trình, quy chế cấp tín dụng chặt chẽ, thống nhất và thực hiện đúng theo quy trình sẽ giúp giảm thiểu đƣợc nhiều rủi ro cũng nhƣ đảm bảo đƣợc độ an toàn của đồng vốn tài trợ khi xảy ra rủi ro.

- Nguồn nhân lực: Con ngƣời luôn là yếu tố tiên quyết để quyết định sự thành công hay thất bại của bất cứ một doanh nghiệp hay lĩnh vực nào. Đối với hoạt động tài trợ xuất khẩu và hoạt động quản trị rủi ro tài trợ xuất khẩu thì yếu tố con ngƣời lại càng đóng vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất

lƣợng của khoản tài trợ cũng nhƣ khả năng thu hồi vốn. Do đó, có thể thấy hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tài trợ xuất khẩu chịu ảnh hƣởng rất lớn từ yếu tố nguồn nhân lực. Đầu tiên, chính là trình độ nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn của các nhân viên trực tiếp thẩm định khoản tài trợ. Để tổ chức một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả thì trƣớc hết đòi hỏi NH cần có một đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, khả năng nhạy bén trong việc xem xét và đề xuất các khoản tài trợ. Việc nhân viên nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về chính sách, định hƣớng của ngành, cũng nhƣ các công cụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các NH đƣa ra quyết định tài trợ đúng đắn. Đồng thời nhận thức cũng nhƣ tầm nhìn của nhà quản lý cũng hết sức quan trọng. Nó giúp cho nhân viên có định hƣớng tốt hơn khi thẩm định cũng nhƣ tạo mối liên kết và sự phối hợp linh hoạt giữa các bộ phận chức năng có vai trò độc lập trong quá trình tác nghiệp nhƣng đảm bảo mối liên kết chặt chẽ tránh xuất hiện mâu thuẫn, cản trở tác nghiệp phần nào tác động đến định hƣớng quản trị rủi ro chung.

Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quan trọng trong hoạt động tài trợ. Các nhân viên có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ có tinh thần trách nhiệm đối với công việc của mình từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng của khoản tài trợ, giảm rủi ro. Còn nếu nhân viên lợi dụng quyền hạn chức vụ của mình, câu kết với KH để trục lợi cá nhân thì lúc đó sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho NH.

-Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát là một hình thức quản lý tín dụng theo chiều sâu, hoàn thiện công tác của cán bộ tín dụng góp phần ngăn ngừa, phát hiện và chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Việc kiểm soát nội bộ không đƣợc thực hiện hoặc thực hiện không thƣờng xuyên, kịp thời thì những sai sót, lệnh lạc trong hoạt động cho vay sẽ

không đƣợc phát hiện và không có biện pháp khắc phục kịp thời, do vậy sẽ ảnh hƣởng đến quản trị RRTD.

-Nhân tố hạ tầng, công nghệ: Đây là việc ngân hàng trang bị hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin trong việc lƣu giữ, thu thập dữ liệu, xây dựng hạ tầng dữ liệu quá khứ của khách hàng, phân tích và đo lƣờng rủi ro đối với TCTD.

b. Nhân tố từ bên ngoài

- Môi trường kinh tế: Môi trƣờng kinh tế tác động mạnh mẽ đến các thành phần tham gia vào nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Đối với công tác quản rủi ro tài trợ xuất khẩu thì không chỉ chịu ảnh hƣởng của nền kinh tế trong nƣớc mà còn có chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới. Khi nền kinh tế tăng trƣởng ổn định thì các doanh làm ăn có hiệu quả, mức xuất khẩu tăng, nguồn trả nợ đảm bảo nên giảm thiểu RR tài trợ xuất khẩu. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế suy thoái, mất ổn định, hàng hóa bị đình trệ, các đơn hàng xuất khẩu giảm, tỷ giá biến động mạnh khiến doanh nghiệp không kịp ứng phó làm cho hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn dẫn đến thu nhập giảm sút không đảm bảo khả năng trả nợ vay ngân hàng, dẫn đến rủi ro Ngân hàng không thu hồi đƣợc nợ.

- Môi trường pháp lý: bao gồm môi trƣờng pháp lý trong nƣớc và nƣớc nhập khẩu. Đây là nhân tố rất quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng phát sinh rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Hệ thống pháp luật trong nƣớc đồng bộ sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục, chính sách xuất khẩu, tránh tình trạng hàng đã sẵn sàng nhƣng chƣa xuất đi đƣợc ảnh hƣởng đến chất lƣợng cũng nhƣ thời gian thanh toán gây ra rủi ro trực tiếp cho nhà xuất khẩu từ đó ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của họ cho ngân hàng. Bên cạnh đó nghiên cứu về môi trƣờng pháp lý của nƣớc nhập khẩu gồm các điều kiện về mặt hàng đƣợc nhập, các tiêu chuẩn kỹ thuật về

sản phẩm, các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm… giúp cho doanh nghiệp nắm bắt để sản xuất ra các sản phẩm phù hợp, tránh hàng hóa bị trả lại. Việc cập nhật thƣờng xuyên và nhanh chóng các yêu cầu về môi trƣờng pháp lý của nƣớc nhập khẩu tránh tình trạng hàng hóa sản xuất ra không đáp ứng yêu cầu dẫn đến hàng bị trả lại, gây ra rủi ro cho nhà xuất khẩu.

- Môi trường thông tin: Thông tin chính xác, minh bạch là cơ sở dữ liệu có giá trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NH trong việc thiết lập các hệ thống xếp hạng tín dụng của KH vay vốn. Khi luồng thông tin đầu vào tốt, chuẩn xác thì các quyết định đƣa ra không bị sai lầm, chất lƣợng tín dụng đƣợc cải thiện, hiệu quả hoạt động quản trị RRTD đƣợc nâng cao giúp NH tránh đƣợc sự lựa chọn đối nghịch. Bởi thực chất hoạt động cho vay của NH là hoạt động sản xuất thông tin để có đầu ra là những quyết định cho vay đúng đắn. Tuy nhiên, việc thu thập cơ sở dữ liệu là một công việc không dễ dàng và đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Hiện nay, các thông tin về ngành, định mức ngành, giá cả và các chỉ số so sánh của các ngành kinh tế phục vụ cho công tác đánh giá trong thẩm định cho vay còn thiếu, mức độ tin cậy chƣa cao; đây là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của TCTD. Để có đƣợc cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thẩm định, xếp hạng đòi hỏi thông tin phải đƣợc thu thập, xử lý và lƣu trữ trong thời gian dài một cách khoa học, logic để dễ dàng trong việc tra cứu, sử dụng, góp phần đáp ứng đƣợc yêu cầu của quản trị RRTD.

- Hiệu quả hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống: là một yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Những sai phạm của các NHTM nếu đƣợc phát hiện, cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu sẽ giảm thiểu đƣợc hậu quả nếu xảy ra.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1 tác giả đã làm rõ một số vấn đề cơ bản về hoạt động tài trợ xuất khẩu cũng nhƣ quản trị rủi ro tài trợ xuất khẩu. Thực hiện tốt việc quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho các NHTM có những chính sách ƣu đãi, khuyến khích từ đó góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm gia tăng nguồn thu ngoại tệ và sự phát triển kinh tế của quốc gia.

Tác giả cũng đã phân tích các nội dung về quản trị rủi ro tài trợ xuất khẩu - là một quy trình nhận dạng, đo lƣờng, kiểm soát và tài trợ rủi ro. Tất cả các biện pháp đƣợc phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm ngăn ngừa và xử lý hiệu quả các rủi ro phát sinh.

Cơ sở lý luận đƣợc nêu trong chƣơng 1 là nền tảng để phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ và hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Eximbank Hùng Vƣơng, đồng thời đây cũng là cơ sở để tác giả đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI EXIMBANK HÙNG VƢƠNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ EXIMBANK HÙNG VƢƠNG

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Eximbank Hùng Vương

Eximbank đƣợc thành lập vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trƣởng với tên gọi đầu tiên Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tƣơng đƣơng 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân Hàng Thƣơng mại cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ( Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank ), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nƣớc với Trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.

Tiền thân của Eximbank Chi nhánh Hùng Vƣơng là Phòng giao dịch Chợ Cồn đƣợc thành lập vào ngày 07/12/1995, hoạt động tại địa chỉ 276 Hùng Vƣơng – TP Đà Nẵng.

Đến 11/08/2004, Phòng giao dịch Chợ Cồn đƣợc chuyển thành Eximbank Chi nhánh Hùng Vƣơng, là Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh Eximbank Đà Nẵng.

Đến ngày 01/04/2006, Eximbank Hùng Vƣơng đƣợc chuyển thành Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Hội sở Trung ƣơng. Hiện nay, Eximbank Hùng Vƣơng đang hoạt động tại địa chỉ 151-153 Nguyễn Văn Linh – TP Đà Nẵng.

Cùng với sự phát triển của đất nƣớc, đặc biệt khi Đà Nẵng trở thành đô thị loại 1 thì vị thế Đà Nẵng đƣợc nâng lên, đời sống đƣợc nâng cao, các công ty xí nghiệp làm ăn có hiệu quả, nhu cầu tín dụng ngày càng nhiều. Do đó, việc mở rộng mạng lƣới hoạt động để tìm kiếm và thu hút thêm khách hàng tiềm năng là lẻ đƣơng nhiên. Bên cạnh đó, với sự xuất hiện của nhiều ngân hàng diễn ra sự cạnh tranh gay gắt để giành lấy thị trƣờng, vì thế để tạo điều kiện thuận lợi và giữ chân khách hàng Eximbank Hùng Vƣơng đã thành lập đƣợc 4 Phòng giao dịch:

+ Phòng giao dịch Chợ Cồn

Địa chỉ: 338 Hùng Vƣơng, Thành phố Đà Nẵng. + Phòng giao dịch Hòa Cƣờng

Địa chỉ: 205 Phan Châu Trinh, Thành phố Đà Nẵng. + Phòng giao dịch Thuận Phƣớc

Địa chỉ: 180-182 Đống Đa, Thành phố Đà Năng. + Phòng giao dịch Điện Biên Phủ

Địa chỉ: 433 Điện Biên Phủ, Thành phố Đà Nẵng

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Eximbank Hùng Vƣơng và cơ cấu tổ chức

a. Chức năng nhiệm vụ của Eximbank Hùng Vương

- Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng đƣợc bảo hiểm theo

quy định của Nhà nƣớc.

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.

- Mua bán các loại ngoại tệ theo phƣơng thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).

- Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế : Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chắp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB... thanh toán qua mạng băng Thẻ.

- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lƣơng, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nƣớc.

- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nƣớc (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trƣớc...)

- Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học, tƣ vấn đầu tƣ – tài chính – tiền tệ

b. Cơ cấu tổ chức

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

(Nguồn trích từ phòng Ngân quỹ - Hành chính Eximbank Hùng Vương) Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức tại Eximbank Hùng Vương

Nguyên tắc tổ chức

Các bộ phận trong chi nhánh là những đơn vị trực thuộc sự lãnh đạo trực tiếp của Giám Đốc chi nhánh. Mối quan hệ tại mỗi đơn vị đƣợc thực hiện theo mô

Phòng giao dịch chợ Cồn Phòng giao dịch Điện Biên Phủ Phòng giao dịch Thuận Phƣớc Phòng giao dịch Hòa Cƣờng Phòng Dịch vụ KH Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng DN Phòng HC và ngân quỹ

Ban giám đốc (Giám

đốc và 2 phó giám đốc Hội sở EIB

hình trực tuyến, tuân thủ quy tắc một lãnh đạo trực tiếp.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Hùng Vƣơng từ năm 2012 đến năm 2014

a. Tình hình hoạt động huy động vốn (Phụ lục 1)

Nguồn vốn huy động đƣợc sẽ quyết định quy mô hoạt động, cho vay của ngân hàng nên Eximbank Hùng vƣơng đã không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua phản ứng linh hoạt với thị trƣờng và nhanh chóng đƣa ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả huy động. Vì thế công tác huy động đã đạt đƣợc những kết quả nhất định

Số liệu trên cho thấy Eximbank Hùng Vƣơng đã chú trọng đến công tác huy động vốn nên hàng năm đều có tốc độ tăng trƣởng tăng qua các năm. Cụ thể đạt đƣợc kết quả là năm 2014 tổng nguồn vốn huy động đạt 922.015 triệu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 36)