Công tác kiểm soát rủi ro tài trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 63 - 71)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. THỰC TIỄN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU

2.3.3. Công tác kiểm soát rủi ro tài trợ xuất khẩu

a. Kiểm soát rủi ro tài trợ xuất khẩu bằng cách né tránh rủi ro

Kiểm soát thông qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến thƣơng vụ xuất khẩu

Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sự thành công của một thƣơng vụ xuất khẩu. Tại chi nhánh, các yếu tố thƣờng đƣợc quan tâm xem xét đó là mặt hàng xuất khẩu có phải là mặt hàng truyền thống của công ty hay không, nếu đây là mặt hàng truyền thống thì công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm cũng nhƣ năng lực trong lĩnh vực xuất khẩu đó. Tiếp đến chi nhánh sẽ xem xét đến khả năng thực hiện đúng theo yêu cầu của hợp đồng ngoại thƣơng thông qua năng lực sản xuất, tiến độ thực hiện hợp đồng khách hàng. Bên cạnh đó, khi thực hiện thƣơng vụ xuất khẩu thì việc thanh toán phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của ngân hàng ngƣời nhập cũng nhƣ nhà nhập khẩu. Để kiểm soát uy tín của ngân hàng ngƣời nhập, chi nhánh sẽ gửi thông tin về phòng quan hệ quốc tế hội sở để đƣợc hỗ trợ.

Việc kiểm soát tốt các yếu tố ảnh hƣởng đến thƣơng vụ xuất khẩu giúp cho chi nhánh có đƣợc cái nhìn tổng quan về hiệu quả của phƣơng án, từ đó làm cơ sở quyết định tài trợ cũng nhƣ tỷ lệ tài trợ phù hợp.

Kiểm soát thông qua việc lựa chọn phƣơng thức thanh toán của nhà xuất khẩu

Do đặc tính cách xa về mặt địa lý nên việc thanh toán trong xuất khẩu đƣợc thực hiện thông qua ngân hàng. Hiện nay có các hình thức thanh toán phổ biến nhƣ: Thƣ tín dụng (L/C), nhờ thu trả ngay (D/P), nhờ thu trả chậm

(D/A), thanh toán bằng điện (T/T). Mỗi phƣơng thức thanh toán khác nhau hàm chứa những rủi ro khác nhau.

Khi xem xét tài trợ xuất khẩu chi nhánh quan tâm đến phƣơng thức thanh toán mà ngƣời xuất khẩu lựa chọn để có quyết định tài trợ hay không.

b. Kiểm soát rủi ro tài trợ xuất khẩu bằng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tài trợ XK

Kiểm soát các nguyên nhân gây ra rủi ro trong tài trợ

Có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro trong quá trình tài trợ, có thể nguyên nhân từ khách hàng, từ nhân viên ngân hàng hoặc từ môi trƣờng khách quan bên ngoài. Có nhiều rủi ro xảy ra do nguyên nhân từ việc thu thập thông tin không chính xác từ phía khách hàng. Do đó chi nhánh rất chú trọng trong việc thu thập thông tin từ khách hàng một cách đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy. Mức độ chính xác của thông tin càng cao thì rủi ro càng đƣợc hạn chế. Các thông tin thu thập từ phía khách hàng gồm năng lực của khách hàng, BCTC, khả năng trả nợ, khả năng thực hiện phƣơng án kinh doanh… Đồng thời sau khi phân tích và xử lý các thông tin từ phía khách hàng thì chi nhánh sẽ đối chiếu với thông tin từ các nguồn khác mà ngân hàng có để từ đó đƣa ra các quyết định tài trợ và tài trợ bao nhiêu là hợp lý.

Kiểm soát thông qua quy trình tài trợ xuất khẩu

Tƣơng nhự nhƣ quy trình cấp tín dụng, quy trình tài trợ xuất khẩu cũng đƣợc kiểm soát chặt chẽ thông qua 3 giai đoạn: trƣớc, trong và sau khi tài trợ.

i) Trước khi tài trợ

Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng: trƣớc khi quyết định có tài trợ hay không thì việc tiếp nhận hồ sơ khách hàng là khâu đầu tiên để thiết lập mối quan hệ khách hàng. Tại chi nhánh các hồ sơ cần thiết bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ về thƣơng vụ xuất khẩu… Việc tiếp nhận hồ sơ cần đầy đủ và theo đúng quy trình.

Thẩm định hồ sơ tài trợ: bao gồm các nội dung sau:

+ Thẩm định tƣ cách pháp lý của khách hàng: KH phải có đầy đủ tƣ cách pháp lý theo quy định của pháp luật và của chi nhánh khi KH tham gia các giao dịch dân sự, ký kết các giấy tờ cần thiết... Việc thẩm định tƣ cách pháp lý cho phép NH tránh đƣợc những rủi ro có thể gây ra bởi năng lực pháp lý không đƣợc đảm bảo

+ Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng: thông qua các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và lƣu chuyển tiền tệ để phân tích một số chỉ tiêu tài chính quan trọng về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Phân tích năng lực tài chính tốt giúp chi nhánh biết đƣợc tình tình tài chính của doanh nghiệp một cách rõ ràng và sâu sát hơn.

+ Thẩm định năng lực đảm bảo thực hiện thƣơng vụ xuất khẩu: điều quan trọng nhất khi quyết định tài trợ cho khách hàng đó là phải đảm bảo đƣợc khách hàng có đầy đủ năng lực cần thiết để thực hiện thƣơng vụ xuất khẩu đó. Do đó tại chi nhánh công tác thẩm định năng lực khách hàng đƣợc tiến hành thông qua khảo sát trực tiếp cơ sở sản xuất, chế biến của khách hàng kết hợp với tình hình xuất khẩu của những năm trƣớc để làm cơ sở thẩm định.

+ Thẩm định năng lực và uy tín của ngân hàng ngƣời nhập khẩu: Do đặc thù cách xa về mặt địa lý nên việc thanh toán hầu nhƣ phụ thuộc vào uy tín của nhà nhập khẩu và ngân hàng nhà nhập khẩu. Việc kiểm soát thông qua uy tín của ngân hàng ngƣời nhập khẩu chủ yếu đƣợc thực hiện bằng cách chi nhánh gửi yêu cầu tra cứu thông tin cho hội sở để nắm rõ về lịch sử thanh toán quốc tế của ngân hàng đó. Nếu là ngân hàng uy tín thì chi nhánh có thể chấp nhận tài trợ với mức cao hơn, ngƣợc lại nếu ngân hàng đã từng có lịch

sử thanh toán không tốt thì chi nhánh sẽ tài trợ thấp hơn hoặc từ chối tài trợ. Sau khi thẩm định xong hồ sơ khách hàng, nhân viên thẩm định sẽ làm tờ trình nêu rõ các loại rủi ro có thể xảy ra khi tài trợ đồng thời đƣa ra một số biện pháp kiểm soát rủi ro để lãnh đạo chi nhánh quyết định tài trợ hay không.

ii) Trong khi tài trợ

Vì đặc tính của tài trợ xuất khẩu là gắn liền với thƣơng vụ xuất khẩu và nguồn trả nợ là từ chính lô hàng xuất khẩu. Do đó, trong quá trình tài trợ chi nhánh thƣờng xuyên giám sát thực tế khách hàng để tìm hiểu tiến độ thực hiện phƣơng án xuất khẩu để có kế hoạch tài trợ hợp lý.

iii) Sau khi tài trợ

 Chi nhánh theo dõi tình hình xuất hàng của khách hàng, có phù hợp và đúng theo yêu cầu của hợp đồng, LC hay không

 Tiếp đó, Chi nhánh thực hiện việc kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ hàng xuất (đối với hình thức LC, DP, DA)

 Cuối cùng, kiểm soát thông qua dòng tiền xuất khẩu chuyển về tài khoản khách hàng tại chi nhánh và tiến hành thu nợ.

Kiểm soát bằng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Đƣợc thực hiện bởi bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ riêng biệt, có chức năng kiểm tra lại tính pháp lý cũng nhƣ rủi ro của các hồ sơ tài trợ trƣớc khi chi nhánh thực hiện tài trợ.

c. Kiểm soát rủi ro tài trợ xuất khẩu bằng các biện pháp giảm thiểu rủi ro, tổn thất

Kiểm soát bằng các biện pháp bảo đảm tiền vay - Đảm bảo bằng tài sản

Tính hiệu quả và khả thi của phƣơng án xuất khẩu là điều quan trọng khi xem xét quyết định tài trợ. Tuy nhiên nhƣ đã nói hoạt động tài trợ xuất khẩu ẩn chứa nhiều rủi ro khi hai cá thể tham gia ở hai quốc gia khác nhau, và

hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hƣởng nhiều bởi các yếu tố bên ngoài do đó để đề phòng giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra thì chi nhánh đã áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay nhƣ là một công cụ kiểm soát. Đồng thời việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Do đó, Eximbank Hùng Vƣơng cũng rất chú trọng tăng cƣờng áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, đa dạng về hình thức:

+ Eximbank Hùng Vương đã áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay như sau:

- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay;

- Bảo đảm tiền vay bằng cầm cố tài sản của khách hàng (ngoài tài sản hình thành từ vốn vay), của ngƣời thứ ba (sau đây gọi là bảo đảm tiền vay bằng cầm cố tài sản);

- Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản của khách hàng (ngoài tài sản hình thành từ vốn vay), của ngƣời thứ ba (sau đây gọi là bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản);

- Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của ngƣời thứ ba (sau đây gọi là bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh).

- Biện pháp bảo đảm tiền vay khác theo quy định của pháp luật.

+TSĐB cho các khoản vay tại CN phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật, cụ thể:

- Tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng hợp pháp của bên bảo đảm. Đối với tài sản hình thành trong tƣơng lai thì tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm sau khi tài sản đƣợc hình thành.

- Tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, tài sản bảo đảm không là đối tƣợng tranh chấp dƣới bất kỳ hình thức nào;

- Tài sản bảo đảm phải xác định đƣợc số lƣợng, chủng loại, giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm và phải có khả năng thanh khoản;

- Tài sản bảo đảm phải đƣợc mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật và quy định của Eximbank, trƣờng hợp khác do Giám đốc CN quyết định.

- Đảm bảo không bằng tài sản:

Bên cạnh các biện pháp bảo đảm bằng tài sản, để cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn, chi nhánh cũng đã mạnh dạn và chủ động lựa chọn một số DN có đủ điều kiện theo quy định để tài trợ xuất khẩu mà không có tài sản đảm bảo. Đối với các khách hàng đƣợc áp dụng tài trợ xuất khẩu mà không có tài sản đảm bảo, chi nhánh đã tuân thủ nghiêm túc các quy định của Hội sở nhƣ sau:

Điều kiện đối với khách hàng: Có đủ điều kiện nhận tài trợ theo quy định của Eximbank và của ngân hàng nhà nƣớc và đáp ứng các điều kiện sau:

+ Khách hàng hoạt động theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh.

+ Khách hàng đã ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ với nhà nhập khẩu.

+ Khách hàng có khả năng trả nợ tốt, có tài chính lành mạnh, không có nợ quá hạn tại Eximbank và các TCTD khác.

Điều kiện đối với phương thức thanh toán: + Đối với L/C (Thư tín dụng)

. Ngân hàng phát hành L/C là ngân hàng đại lý của Eximbank hoặc ngân hàng khác có uy tín trong thanh toán quốc tế (chi nhánh tham khảo ý kiến từ Phòng Thanh toán quốc tế Hội Sở)

. Quy định L/C phải nêu rõ “giới hạn thƣơng lƣợng tại Eximbank” hoặc chi nhánh phải xác nhận trên L/C gốc “L/C này đã đƣợc tài trợ bởi Eximbank, chỉ đƣợc thƣơng lƣợng chứng từ tại Eximbank”, L/C không hủy ngang và còn trong thời gian hiệu lực, L/C quy định cảng đi tại Việt Nam. Ngay sau khi tài trợ cho khách hàng, chi nhánh sẽ giữ bản gốc L/C.

. Vận đơn (Bill of Lading): đƣợc lập theo lệnh ngân hàng mở L/C hoặc bộ chứng từ yêu cầu phải xuất trình đầy đủ bộ vận đơn bản chính.

. L/C không quy định các điều khoản gây rủi ro cho nhà xuất khẩu.

+ Đối với D/P (nhờ thu trả ngay), D/A (nhờ thu trả chậm)

. Thị trƣờng xuất khẩu không thuộc các nƣớc đang có chiến tranh, nội chiến, tranh chấp lãnh thổ, khủng hoảng chính trị, đang bị chiếm đóng…

. Ngân hàng thu hộ D/P, D/A là ngân hàng đại lý của Eximbank hoặc ngân hàng khác có uy tín trong thanh toán quốc tế (chi nhánh tham khảo ý kiến từ Phòng Thanh toán quốc tế Hội Sở)

+ Đối với TTr (chuyển tiền bằng điện), CAD (thanh toán lấy chứng từ)

. Thị trƣờng xuất khẩu không thuộc các nƣớc đang có chiến tranh, nội chiến, tranh chấp lãnh thổ, khủng hoảng chính trị, đang bị chiếm đóng…

. Chi nhánh phải thƣờng xuyên theo dõi mục đích sử dụng vốn vay, quản lý chặt chẽ hàng hóa xuất nhập kho theo các đơn hàng xuất khẩu mà Eximbank tài trợ.

Mức cho vay tối đa

Căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng nhƣng tối đa không quá:

. 80% trị giá hợp đồng xuất khẩu đối với phƣơng thức thanh toán L/C. . 70% trị giá hợp đồng xuất khẩu đối với phƣơng thức thanh toán D/P, D/A.

. 60% trị giá hợp đồng xuất khẩu đối với phƣơng thức thanh toán TTr, CAD.

Do mỗi phƣơng thức thanh toán đều ẩn chứa các loại rủi ro khác nhau. Do đó khi tài trợ cho khách hàng xuất khẩu không tài sả đảm bảo, chi nhánh thông thƣờng chỉ lựa chọn các khách hàng truyền thống, giao dịch lâu năm và áp dụng với hình thức thanh toán L/C.

Kiểm soát bằng biên pháp trích dự phòng rủi ro tài trợ xuất khuẩu

Việc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho các món vay tài trợ xuất khẩu đƣợc thực hiện định kỳ với trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chung. Chi nhánh phân loại nợ thành 5 nhóm theo quy định và trích lập dự phòng cụ thể theo công thức:

R = [max 0, (A-C)] x r R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: giá trị các khoản nợ C: giá trị tài sản đảm bảo

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Trong đó, giá trị tài sản đảm bảo C đựơc xác định theo tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể (r) đƣợc phân chia cho từng nhóm nợ nhƣ sau

Bảng 2.5. Tỷ lệ trích lập dự phòng theo nhóm nợ

Nhóm nợ r

Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn 0%

Nhóm 2: nợ cần chú ý 5%

Nhóm 3: nợ dƣới tiêu chuẩn 20%

Nhóm 4: nợ nghi ngờ 50%

Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn 100%

Ngoài dự phòng cụ thể, Eximbank Hùng Vƣơng còn thực hiện trích lập dự phòng chung theo quy định bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

d. Kiểm soát rủi ro tài trợ xuất khẩu bằng các biện pháp chuyển giao rủi ro

Tại chi nhánh hình thức chuyển giao rủi ro đƣợc sử dụng nhiều nhất là yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay nhƣ: bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm nhà xƣởng, máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, bảo hiểm lô hàng… với thời hạn bảo hiểm là từ khi tài trợ đến khi hết thời hạn tài trợ và ngƣời thụ hƣởng duy nhất là Eximbank Hùng Vƣơng để khi rủi ro xảy ra ngân hàng nhận khoản tiền đền bù từ bảo hiểm để bù đắp tổn thất.

Các hình thức chuyển giao rủi ro bằng các hợp đồng bảo đảm tỷ giá nhƣ: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn… vẫn chƣa đƣợc phổ biến

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 63 - 71)