6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. THỰC TIỄN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU
2.3.2. Công tác đo lƣờng rủi ro tài trợ xuất khẩu
Để đo lƣờng rủi ro trong tài trợ xuất khẩu cho một khách hàng hay một đơn hàng cụ thể, chi nhánh đã phân tích và kết hợp các kết quả đo lƣờng các loại rủi ro có khả năng xảy ra để có thể đo lƣờng rủi ro cuối cùng một cách chính xác nhất.
Trƣớc tiên, chi nhánh tiến hành đo lƣờng các yếu tố liên quan đến thƣơng vụ xuất khẩu nhƣ thị trƣờng xuất khẩu, phƣơng thức thanh toán, uy tín của nhà nhập khẩu cũng nhƣ ngân hàng nhập khẩu. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự thành công của thƣơng vụ xuất khẩu đó. Với các yếu tố này, chi nhánh thƣờng đo lƣờng rủi ro dựa trên các số liệu trong quá khứ về tần suất xuất hiện cũng nhƣ mức độ nghiêm trọng của từng loại rủi ro để
lƣợng hóa mức độ rủi ro gặp phải. Các dữ liệu trong quá khứ có thể đƣợc lấy từ hệ thống thông tin của Hội sở hoặc dữ liệu riêng của chi nhánh.
Sau khi đo lƣờng rủi ro từ các yếu tố ảnh hƣởng đến thƣơng vụ xuất khẩu, chi nhánh tiến hành đo lƣờng mức độ tín nhiệm của khách hàng thông qua việc kết hợp cả 2 phƣơng pháp đo lƣờng định tính và định lƣợng để đo lƣờng rủi ro tín nhiệm trong tài trợ xuất khẩu.
Việc đo lƣờng định tính đƣợc thực hiện trực tiếp thông qua sự tiếp xúc của cán bộ thực hiện tài trợ với khách hàng dựa vào các tiêu chí của mô hình 6C. Việc đo lƣờng đƣợc tiến hành nhƣ sau:
+ Tƣ cách ngƣời vay (Character): Đầu tiên, cán bộ chi nhánh phải làm rõ đƣợc mục đích tài trợ của KH, mục đích đó có phù hợp với chính sách tài trợ hiện hành của NH hay không, đồng thời xem xét về uy tín cũng nhƣ mức độ tín nhiệm của khách hàng thông qua các nguồn thông tin nhƣ lịch sử quan hệ, giao dịch với NH, Trung tâm thông tin tín dụng, từ các NH khác, hoặc các cơ quan thông tin đại chúng …
+ Năng lực của khách hàng (Capacity): đối với tiêu chí này, chi nhánh phải làm rõ đƣợc khách hàng có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự hay không. Tiêu chí để xác định tùy thuộc vào quy định luật pháp của quốc gia và quy định của ngân hàng.
+ Thu nhập của khách hàng (Cashflow): bao gồm việc chi nhánh nhận xét và xác định đƣợc nguồn trả nợ của ngƣời vay nhƣ luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập của lô hàng xuất khẩu đồng thời cần phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các tỷ số tài chính cũng nhƣ tình hình hoạt động thực tế của công ty.
+ Bảo đảm tiền vay (Collateral): thực tế đây là nguồn dùng để đảm bảo trả nợ cho ngân hàng nếu khách hàng không thực hiện đƣợc nghĩa vụ đối với ngân hàng. Trong tài trợ xuất khẩu, nguồn bảo đảm tiền vay khá đa dạng từ
bất động sản, hối phiếu, bộ chứng từ hàng xuất, nguồn thu từ xuất khẩu hoặc các tài sản khác… Điều quan trọng là cán bộ trực tiếp phải thẩm định đƣợc tính thanh khoản của nguồn bảo đảm để có tỷ lệ tài trợ thích hợp.
+ Các điều kiện (Conditions): đánh giá, xem xét các điều kiện của khách hàng có phù hợp với các điều kiện đƣợc quy định trong chính sách tín dụng của NH hay không.
+ Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hƣởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng KH đáp ứng các tiêu chuẩn của NH.
Để đo lƣờng định lƣợng, hầu hết các ngân hàng TM hiện nay đều sử dụng phƣơng pháp xếp hạng tín dụng nội bộ nhƣ là một biện pháp đo lƣờng rủi ro thông dụng nhất. Eximbank Hùng Vƣơng hiện đang sử dụng hệ thống xếp hạng nội bộ do Hội sở quy định dựa trên các tiêu chí về tài chính và phi tài chính.
Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ nhƣ sau:
(Nguồn: Quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Eximbank ) Sơ đồ 2.2. Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ
Bước 1: Thu thập thông tin về doanh nghiệp
Bước 2: Xác định ngành nghề kinh tế
Bước 3: Xác định quy mô
Quy mô của khách hàng phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Các chỉ tiêu xác định gồm: số lƣợng lao động, doanh thu thuần, nguồn vốn chủ sở hữu, tổng tài sản.
Bước 4: Xác định loại hình doanh nghiệp
Khách hàng là doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hay là doanh nghiệp khác.
Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế và quy Thu thập thông tin
Xác định ngành kinh tế
Xác định quy mô Xác định loại hình sở hữu
Chấm điểm chỉ tiêu tài chính Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính
mô doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu gồm: Chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu thu nhập.
Bước 6: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế và loại hình doanh nghiệp. Các chỉ tiêu gồm: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp, trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành, các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Bước 7: Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng
Điểm khách hàng = Điểm các chỉ tiêu tài chính * trọng số phần tài chính + Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * trọng số phần phi tài chính
Tổng điểm kết hợp hai yếu tố định tính và định lƣợng sẽ giúp xác định mức phân loại của khoản vay theo bảng dƣới đây:
Bảng 2.4. Phân loại khách hàng theo xếp hạng tín dụng nội bộ
Tổng điểm Xếp hạng Phân loại nợ
91 – 100 AAA Đủ tiêu chuẩn
81 – 90 AA Đủ tiêu chuẩn
71 – 80 A Đủ tiêu chuẩn
66 – 70 BBB Cần chú ý
61 – 65 BB Cần chú ý
56 – 60 B Dƣới tiêu chuẩn
51 – 55 CCC Dƣới tiêu chuẩn
46 – 50 CC Nghi ngờ
41 – 45 C Nghi ngờ
0 – 44 D Có khả năng mất vốn
Phân loại khách hàng thành các nhóm có độ rủi ro từ AAA đến D, giúp cho việc áp dụng chính sách phù hợp cho từng khách hàng và việc ra quyết định cho vay, tài trợ. Tuy nhiên việc đánh giá và phân loại khách hàng còn phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của chuyên viên thẩm định trực tiếp.