Một số hạn chế, vƣớng mắc trong hoạt động quản trị rủi ro tà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 73 - 76)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀ

2.4.2. Một số hạn chế, vƣớng mắc trong hoạt động quản trị rủi ro tà

trợ xuất khẩu tại chi nhánh

Nhận biết rủi ro là bƣớc đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro. Tuy nhiên tại chi nhánh việc nhận dạng rủi ro đƣợc thực hiện khá sơ sài thông qua ngƣời trực tiếp xử lý hồ sơ và lãnh đạo cấp chƣa có một quy trình hay một bản chỉ dẫn cụ thể về nhận dạng rủi ro. Điều này có thể dẫn đến việc bỏ sót các rủi ro quan trọng trong hoạt động tài trợ xuất khẩu khi nhận dạng.

Đồng thời hoạt động nhận diện rủi ro chƣa quan tâm đúng mực về triển vọng ngành hàng xuất khẩu cũng nhƣ xu hƣớng biến động thị trƣờng, biến động tỷ giá.

a. Về đo lường rủi ro

Eximbank Việt Nam đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, tuy nhiên việc xây dựng hệ thống này chƣa đáp ứng kịp thời nhu cầu bức xúc của việc thẩm định cấp tín dụng, hoạt động này mới đƣợc xây dựng bƣớc đầu. Hiện nay ở Việt Nam chƣa có tổ chức thực hiện chức năng đánh giá mức độ tín nhiệm của các doanh nghiệp để Eximbank Hùng Vƣơng tham chiếu, nên hoạt động xếp hạng khách hàng còn mang tính chủ quan, chƣa chính xác tuyệt đối.

Bên cạnh đó, nhiều khoản vay đƣợc lƣợng hóa với kết quả tốt nhƣng cuối cùng lại mang lại rủi ro cho ngân hàng, cho nên nếu chỉ dựa vào mô hình định lƣợng thì có thể không đủ, do đó trong thời gian tới ngân hàng cần phải chú trọng hơn nữa trong việc xem xét các yếu tố định tính. CBTD thƣờng chỉ xem xét TSĐB và khả năng tạo ra thu nhập ổn định của khách hàng mà ít quan tâm đến tƣ cách khách hàng. CBTD thƣờng chỉ đánh giá tƣ cách khách hàng qua lịch sử tín dụng mà ít khi tiếp xúc với khách hàng, trong khi điều này có ảnh hƣởng quan trọng đến thái độ hay thiện chí trả nợ sau này của khách hàng. Vì vậy, kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng nhìn chung vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào đánh giá chủ quan của CBTD, từ đó cho thấy việc hạn chế rủi ro tín dụng ở khâu phân loại, chấm điểm khách hàng còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra trong công tác hạn chế rủi ro.

Việc đo lƣờng rủi ro tại chi nhánh hiện tại chủ yếu dựa vào số liệu quá khứ để tính toán tần suất và mức độ nghiêm trọng khi xảy ra mà chƣa dựa trên xu hƣớng cũng nhƣ những sự thay đổi trong tƣơng lai để có sự đo lƣờng chính xác hơn.

b. Về kiểm soát rủi ro

- Công tác thẩm định trong hoạt động tài trợ xuất khẩu vẫn còn một số bất cập.

thẩm định dựa trên các báo cáo tài chính, chƣa đi sâu vào phân tích dòng tiền, phân tích ngành, trình độ công nghệ của phƣơng án sản xuất kinh doanh, phân tích thị trƣờng xuất khẩu và các yếu tố liên quan nên chƣa đánh giá hết những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động xuất khẩu của khách hàng.

TSĐB đƣợc định giá chƣa phù hợp với thực tế dẫn đến mức độ tài trợ tín dụng cao hơn mức độ đảm bảo bằng tài sản. Cán bộ thẩm định đôi khi chƣa đƣợc đào tạo bài bản, còn thiếu trình độ nghiệp vụ, dẫn đến định giá cho vay khách hàng cao so với nhu cầu thực tế, gây nguy cơ tiềm ẩn rủi ro.

- Quá trình kiểm tra, giám sát dòng tiền sau cho vay của ngân hàng còn nhiều sơ hở

Vấn đề này khiến cho Chi nhánh không thể giám sát đƣợc việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng nhƣ không kịp thời thu hồi đƣợc tiền hàng hay các dòng tiền về để thu nợ. Do sự kiểm soát không chặt nên mặc dù một số phƣơng án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã đƣợc trả nhƣng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào những mục đích khác không hiệu quả và gây tổn thất.

- Chưa sử dụng các nghiệp vụ về bảo đảm tỷ giá nhằm hạn chế rủi ro hối đoái: Nhƣ đã biết hoạt động kinh doanh xuất khẩu gắn liền với nguồn thu ngoại tệ do đó rủi ro về mặt tỷ giá là không thể tránh khỏi. Thực tế tại chi nhánh hiện nay, các biện pháp bảo đảm rủi ro tỷ giá vẫn chƣa đƣợc áp dụng do đó sẽ gây ra rủi ro khi tỷ giá diễn biến phức tạp.

c. Về tài trợ rủi ro

Các biện pháp tài trợ rủi ro chi nhánh thực hiện chƣa thực sự hiệu quả. Thời gian thanh lý tài sản cũng nhƣ bán nợ kéo dài làm gia tăng gốc, lãi ảnh hƣởng đến khách hàng và chi nhánh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 73 - 76)