Các nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 95 - 98)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

3.2.5. Các nhóm giải pháp khác

a. Nâng cao chất lượng và tổ chức khai thác tốt thông tin

Thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng trong quyết định tài trợ xuất khẩu NH. Do đó bên cạnh các thông tin từ phía khách hàng, NH còn phải chủ động thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng và tổ chức khai thác tốt thông tin là vô cùng quan trọng. Để làm tốt công tác này chi nhánh cần phải:

- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ ngân hàng nhằm tiết kiệm thời gian và nhân lực: CN cần đầu tƣ vào việc phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống lƣu trữ và xử lý thông tin, phân tích dữ liệu. Việc lƣu trữ tốt thông tin sẽ giúp CN dễ dàng sàng lọc và sử dụng các thông tin hữu ích.

- Nâng cao chất lƣợng hệ thống thông tin:

+ CN cần thực hiện việc kết nối kho thông tin dữ liệu với các ngân hàng khác, với NHNN để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu về DN mà còn các dữ liệu về đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định khoản tài trợ.

+ Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu CN cần tổng hợp và đƣa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích về ngành nghề và xu hƣớng phát triển cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong việc thẩm định khoản tài trợ.

+ Ngoài việc thu nhập thông tin từ phía khách hàng cần thu nhập thêm thông tin từ các đối tƣợng khác nhƣ: đối tác của khách hàng, những đơn vị cùng ngành nghề với khách hàng, những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ vay vốn, cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản của khách hàng, từ CIC, … để có đầy đủ thông tin từ đó có thể đƣa ra cái nhìn toàn diện hơn về khách hàng.

+ Bên cạnh đó, khi DN đề nghị tài trợ xuất khẩu tại CN thì nhân viên của chi nhánh cần chủ động khai thác thông tin mang tính chất thị trƣờng về hoạt động SXKD của DN nhƣ dự đoán xu hƣớng phát triển ngành nghề, tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, thị trƣờng tiêu thụ, uy tín của ngân hàng ngƣời nhập khẩu... Để làm đƣợc điều này CN nên xây dựng mối quan hệ hợp tác với các Sở, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn để mở rộng việc trao đổi, khai thác thêm thông tin cần thiết liên quan đến việc phát triển hoạt động SXKD của DN.

+ CN nên tổ chức thƣờng xuyên hơn nữa các lớp bồi dƣỡng kỹ năng phân tích thông tin tài chính, phi tài chính của DN, phân tích về thị trƣờng, xu hƣớng phát triển… khuyến khích các cán bộ tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại.

+ CN cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, liên tục và cập nhật kịp thời thông tin quan trọng giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động tài trợ để mang lại hiệu quả cao hơn.

b. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên

Nhƣ đã biết, yếu tố con ngƣời là vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành bại của mọi việc. Trong hoạt động ngân hàng vốn là môi trƣờng đầy rủi

ro và phức tạp thì trình độ cũng nhƣ trách nhiệm và đạo đức của cán bộ nhân viên là quan trọng hơn bao giờ hết.

- Đƣa ra các tiêu chuẩn cần thiết cho các nhân viên trực tiếp tham gia thẩm định tài trợ xuất khẩu:

+ Cán bộ nhân viên phải là ngƣời có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cao, trung thực, có trách nhiệm và tâm huyết với NH.

+ Cán bộ nhân viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, đƣợc đào tạo bồi dƣỡng chu đáo về kiến thức chuyên môn, am hiểu thị trƣờng, pháp luật, có kiến thức chung về các hoạt động xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế.

+ Cán bộ nhân viên phải năng động, nhiệt tình, thƣờng xuyên cập nhật các thông tin mới về xu hƣớng kinh tế, chính trị, luật pháp.

- Nâng cao năng lực hiểu về một số kiến thức liên quan giữa tài trợ và thanh toán quốc tế: cần đào tạo chuyên môn cả về kỹ năng phân tích, đánh giá khi thẩm định các yếu tố liên quan về tài trợ và các kiến thức chuyên về thanh toán quốc tế cho các nhân viên trực tiếp thẩm định. Để thẩm định hiệu quả, ngƣời thẩm định trực tiếp phải nắm rõ mối quan hệ giữa tài trợ xuất khẩu và các đặc điểm của thanh toán quốc tế có nhƣ vậy mới dễ dàng nhận ra các rủi ro trong tài trợ xuất khẩu làm cơ sở để quyết định tài trợ hay không.

- Nâng cao nhận thức về quản trị rủi ro tài trợ xuất khẩu cho từng cán bộ nhân viên tham gia trực tiếp hoạt động thẩm định, thông qua các biện pháp chủ yếu sau:

+ Ban giám đốc/Trƣởng phòng tín dụng cần phải thƣờng xuyên nhắc nhở, lƣu ý cán bộ nhân viên về hoạt động quản trị RRTD và giảm thiểu rủi ro trong việc tài trợ xuất khẩu.

+ Tổ chức các buổi họp, thảo luận về quản trị RRTD, nhấn mạnh các sai phạm và hậu quả gặp phải trong toàn hệ thống để phòng tránh.

+ Cần loại bỏ tâm lý khi tài trợ chỉ dựa vào giá trị TSĐB mà phải thực hiện theo nguyên tắc: cho vay phải dựa vào sự hiểu biết về DN và hiệu quả của phƣơng án xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)