Các sản phẩm, dịch vụ tài trợ xuất khẩu tại Eximbank Hùng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 49 - 52)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠ

2.2.1. Các sản phẩm, dịch vụ tài trợ xuất khẩu tại Eximbank Hùng

cạnh những mặt tích cực đó, chi nhánh Eximbank Hùng Vƣơng vẫn còn rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động nhƣ hậu quả từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới để lại nhiều hậu quả cho nền kinh tế quốc gia, gây ra nhiều khó khăn trong ngành và Eximbank cũng nằm trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng đó. Đồng thời mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao trong khi thị trƣờng đang chậm phát triển. Do vậy, để nâng cao hơn nữa hiêu quả kinh doanh, chi nhánh cần phải có những giải pháp kịp thời trong việc huy động vốn, cho vay và các dịch vụ khác hợp lý hơn, đồng thời giảm chi phí kinh doanh nhằm tạo sức cạnh tranh lớn hơn so với các TCTD khác trong địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong nƣớc và quốc tế.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI EXIMBANK HÙNG VƢƠNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2014 EXIMBANK HÙNG VƢƠNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2014

2.2.1. Các sản phẩm, dịch vụ tài trợ xuất khẩu tại Eximbank Hùng Vƣơng Vƣơng

a. Các hình thức tài trợ xuất khẩu hiện nay tại Eximbank Hùng Vương + Tài trợ vốn lưu động trong giai đoạn chuẩn bị hàng xuất: Để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn trong giai đoạn thu mua, sản xuất hàng để xuất khẩu, Eximbank Hùng Vƣơng sẽ tài trợ trong giai đoạn này thông qua việc bổ sung vốn thu mua nguyên vật liệu, thanh toán lƣơng nhân công hoặc các chi phí liên quan đến lô hàng xuất.

- Đối tượng: các doanh nghiệp xuất khẩu đang trong giai đoạn chuẩn bị hàng xuất.

- Thời gian tài trợ: theo từng theo lô hàng cụ thể hoặc cấp hạn mức với thời hạn tài trợ là 12 tháng tùy theo từng đối tƣợng khách hàng.

- Tài sản thế chấp: khá đa dạng từ bất động sản đến các loại tài sản khác.

+ Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu: Nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tăng vòng quay vốn, Eximbank thực hiện nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng xuất cho các doanh nghiệp xuất khẩu có bộ chứng từ hàng xuất.

- Đối tượng: Tất cả các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, có tài khoản tại Eximbank và có bộ chứng từ hàng xuất xuất trình tại Eximbank để đòi tiền theo phƣơng thức Tín dụng chứng từ (L/C), phƣơng thức Nhờ thu trả ngay (D/P), trả chậm (D/A) kèm chứng và Chuyển tiền điện (TTR) áp dụng đối với doanh nghiệp xuất khẩu vàng.

- Thời gian chiết khấu tối đa:

. 30 ngày đối với L/C trả ngay.

. 45 ngày đối với L/C chuyển nhƣợng. . 60 ngày đối với Nhờ thu trả ngay (D/P).

. 120 ngày đối với bộ chứng từ L/C.Nhờ thu trả chậm. . 15 ngày đối với chiết khấu TTR (mặt hàng vàng).

. 90 ngày đối với chiết khấu TTR (các mặt hàng khác mặt hàng vàng)

- Tỷ lệ chiết khấu tối đa: Tùy theo yêu cầu và từng đối tƣợng khách hàng cụ thể.

- Đối tượng: Tất cả các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, có tài khoản tại Eximbank và đã có L/C gốc

- Thời gian tài trợ: tùy thuộc vào thời gian giao hàng và hiệu lực của L/C để có thời gian cho tài trợ thích hợp.

- Điều kiện tài trợ: Eximbank giữ bản gốc L/C và yêu cầu khách hàng phải thƣơng lƣợng bộ chứng từ tại Eximbank.

+ Cho vay trên cơ sở bộ chứng từ thanh toán theo phƣơng thức nhờ thu - Đối tượng: Tất cả các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh

tế, có tài khoản tại Eximbank và đã có bộ chứng từ gốc muốn thanh toán theo phƣơng thức nhờ thu.

- Thời gian tài trợ: tùy thuộc vào hình thức nhờ thu là D/A hay D/P và thời gian của hối phiếu để có thời gian tài trợ hợp lý.

Điều kiện tài trợ: khách hàng xuất trình chứng từ tại Eximbank và cam kết thanh toán nếu nhà nhập khẩu không nhận hàng hoặc không thanh toán.

b. Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động tài trợ xuất khẩu

- Thông báo thư tín dụng (LC)

Ngay sau khi nhận đƣợc L/C hoặc tu chỉnh L/C từ Ngân hàng phát hành và đã kiểm tra tính xác thực, Eximbank sẽ tiến hành thông báo cho khách hàng để khách hàng đến nhận Bản gốc L/C hoặc tu chỉnh L/C.

Trong trƣờng hợp khách hàng từ chối không nhận L/C hoặc tu chỉnh có thể gửi thông báo yêu cầu Eximbank thông báo lại cho Ngân hàng phát hành.

- Chuyển nhượng thư tín dụng (LC)

Eximbank còn hỗ trợ khách hàng thông qua việc chuyển nhƣợng thƣ tín dụng (L/C), để đƣợc chuyển nhƣợng L/C phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ L/C cho phép chuyển nhƣợng.

- Xuất trình và thanh toán bộ chứng từ theo thư tín dụng (LC)

Sau khi hoàn thành lô hàng và gửi hàng đi nƣớc ngoài. Nhà xuất khẩu sẽ xuất trình bộ chứng từ cho NH thƣơng lƣợng. Thủ tục xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu để thanh toán theo L/C tại Eximbank nhƣ sau:

+ Thƣ yêu cầu gửi chứng từ đòi tiền có ký tên, đóng dấu và ghi đầy đủ các chi tiết.

+ Bản chính L/C và các tu chỉnh liên quan (nếu có). + Các chứng từ theo yêu cầu của L/C.

Khi nhận đƣợc báo có từ Ngân hàng nƣớc ngoài, Eximbank sẽ thực hiện ngay việc ghi có theo chỉ thị của khách hàng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, sau khi đã trừ đi các phí phát sinh.

- Gửi nhờ thu hộ - Bộ chứng từ xuất khẩu:

Đối với một số khách hàng thực hiện xuất khẩu theo hình thức nhờ thu thì Eximbank có thể hỗ trợ bằng dịch vụ gửi bộ chứng từ nhờ thu hộ. Đối với dịch vụ này, hồ sơ yêu cầu gồm:

+ Giấy yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu + Bộ chứng từ gốc hàng hóa xuất khẩu

Sau khi nhận đƣợc hồ sơ từ khách hàng, Eximbank sẽ lập thƣ nhờ thu và gửi kèm bộ chứng từ cho Ngân hàng nƣớc ngoài thu hộ tiền hàng. Sau đó Eximbank sẽ theo dõi và thông báo cho khách hàng khi nhận đƣợc tiền thanh toán từ Ngân hàng nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 49 - 52)