ĐỊNH HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI TRỢ XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 79 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. ĐỊNH HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI TRỢ XUẤT KHẨU

EXIMBANK HÙNG VƢƠNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2017

3.1.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh chung trong thời gian đến Về hoạt động nguồn vốn: Tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần, huy Về hoạt động nguồn vốn: Tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần, huy động vốn từ nhiều thành phần kinh tế để tạo lập nguồn vốn có cơ cấu, chi phí hợp lý, ổn định, bền vững. Đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu tín dụng, đầu tƣ, đảm bảo an toàn vốn.

Về hoạt động tín dụng:

- Tiếp tục quản trị rủi ro trong điều hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.

- Thực hiện cấp tín dụng theo đúng quy định của pháp luật về tín dụng; đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam; không để thiếu hụt vốn khả dụng thanh toán; vốn tín dụng phải tập trung ƣu tiên cho sản xuất - kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ.

- Tập trung vào mảng bán lẻ và phân tán rủi ro cho vay: Với định hƣớng bán lẻ và phân tán rủi ro tín dụng trong thời gian đến Eximbank nên nâng cao tỷ trọng cho vay cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng dƣ nợ cho vay vì các khoản vay này thƣờng có giá trị thấp, điều này giúp Eximbank phân tán rủi ro. Đẩy mạnh cho vay các hộ kinh doanh cá thể, tiểu thƣơng, thƣơng nhân tại các chợ, trung tâm thƣơng mại.

- Tập trung thu hồi nợ đến hạn, thƣờng xuyên theo dõi và cập nhật tính thanh khoản của các TSĐB để có hƣớng xử lý kịp thời.

- Tập trung đẩy mạnh các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, gia tăng doanh số và thị phần trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, xứng đáng với thƣơng hiệu Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam: với định hƣớng này trong thời gian đến Eximbank tăng cƣờng triển khai đa dạng hóa các hình thức tài trợ xuất khẩu, gắn liền với hoạt động quản trị rủi ro nhằm đảm bảo theo tiêu chí tăng trƣởng gắn liền với an toàn, hạn chế rủi ro.

Về hoạt động dịch vụ: Đa dạng hóa các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, trong đó có cả dịch vụ truyền thống và hiện đại, tích cực cạnh tranh bằng chất lƣợng dịch vụ, quy trình xử lý nhanh gọn, hiệu quả. Ngày càng đa dạng hóa và mở rộng mạng lƣới ngân hàng đại lý đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của các dịch vụ thanh toán quốc tế.

Về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng: Kiểm soát RRTD trong ngƣỡng cho phép đƣợc xác định tùy theo từng thời kỳ theo nghị quyết của HĐQT Eximbank.

3.1.2. Dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tài trợ xuất khẩu tại Eximbank Hùng Vƣơng

+ Một số yếu tố chung

- Môi trƣờng kinh tế luôn luôn biến động ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng, điều này ít nhiều ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán cũng nhƣ thực hiện nghĩa vụ của khách hàng.

- Môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng TM trong nƣớc và các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động tài trợ xuất khẩu. Để tăng trƣởng tốt các NH có thể tạm thời quên đi các rủi ro tài trợ XK trong ngắn

hạn, tuy nhiên về lâu dài tăng trƣởng gắn liền với quản trị rủi ro xuất khẩu sẽ là một thách thức cho chi nhánh khi các NH nƣớc ngoài vừa có tiềm lực tài chính mạnh, dịch vụ phong phú và khả năng quản lý tốt.

- Tình hình kinh tế thế giới ngày càng có nhiều biến động bất ngờ do ảnh hƣởng từ suy thoái kinh tế của một số quốc gia lớn, điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình tăng, giảm tỷ giá hối đoái, gây rủi ro cho cả nhà xuất khẩu và chi nhánh.

+ Dự báo trọng điểm: Việc gia nhập TPP đang là mục tiêu trọng điểm của nền kinh tế quốc gia. Gia nhập TTP không chỉ ảnh hƣởng đến toàn bộ ngành kinh tế nói chung mà còn ảnh hƣởng đến ngành ngân hàng nói riêng. Trong thời gian đến khi Việt Nam hoàn thành gia nhập TTP, thì công tác quản trị rủi ro tài trợ xuất khẩu tại hệ thống ngân hàng nói chung và Eximbank Hùng Vƣơng nói riêng sẽ gặp phải nhiều khó khăn và thách thức.

- Hiệp định TPP sẽ tạo triển vọng cho ngành thƣơng mại Việt Nam đạt mức tăng trƣởng mạnh mẽ, mở ra cơ hội cho các NHTM Việt Nam đồng hành hỗ trợ vốn, dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong tƣơng lai. Và khi nhu cầu xuất khẩu tăng thì kéo theo đó là nhu cầu vốn tài trợ xuất khẩu tăng theo. Trong bối cảnh hội nhập với nhiều thuận lợi và khó khăn, yêu cầu chi nhánh phải cẩn trọng lựa chọn những ngành nghề phù hợp cũng nhƣ các đối tƣợng thích hợp để tài trợ, có nhƣ vậy thì hoạt động quản trị rủi ro tài trợ xuất khẩu mới đảm bảo hiệu quả.

- Theo Báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam (BSC) về Đàm phán TTP và tác động đến các ngành đã đƣa ra nhận định một số ngành sẽ đƣợc hƣởng lợi khi Việt Nam gia nhập TPP trong đó phải kể đến thủy sản, gỗ và dệt may – là những ngành nghề chủ lực tại thị trƣờng Đà Nẵng và là đối tƣợng tài trợ chính trong cơ cấu tài trợ xuất khẩu hiện nay tại chi nhánh. Nếu hoạt động quản trị rủi ro đƣợc thực hiện tốt,

chi nhánh mạnh dạn mở rộng cung ứng dịch vụ tài trợ XK cho các ngành nghề này để thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình.

- Với sự tham gia vào thị trƣờng tài chính trong nƣớc của các ngân hàng nƣớc ngoài, đặc biệt các định chế tài chính đến từ Mỹ, Nhật Bản và Úc thì áp lực cạnh tranh trong ngành sẽ ngày càng tăng lên. Các ngân hàng nƣớc ngoài với tiềm lực tài chính và khả năng quản trị chuyên nghiệp sẽ gia tăng sức ép đối với khối ngân hàng trong nƣớc. Trong khi đó áp lực hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh có thể thúc đẩy chi nhánh nới lỏng các chính sách về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tài trợ xuất khẩu nói riêng, làm gia tăng các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.

3.1.3. Định hƣớng quản trị rủi ro tài trợ xuất khẩu của Eximbank Hùng Vƣơng trong thời gian tới Hùng Vƣơng trong thời gian tới

- Hoạt động quản trị rủi ro đƣợc gắn liền xuyên suốt từ cấp lãnh đạo đến nhân viên, quán triệt tƣ tƣởng của tất cả cán bộ nhân viên từ lãnh đạo đến nhân viên về tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro tài trợ xuất khẩu, nhằm nâng cao ý thức đến từng cán bộ có nhƣ vậy hoạt động quản trị rủi ro mới diễn ra thông suốt, trôi chảy từ trên xuống dƣới.

- Phân tích định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nƣớc cũng nhƣ của Bộ, ngành, địa phƣơng cũng nhƣ định hƣớng phát triển doanh nghiệp để có những hƣớng tài trợ phù hợp; phối hợp với các Ban liên quan, tham mƣu cho lãnh đạo trong việc xác định mức cho vay đối với một số ngành kinh tế, ngành hàng và doanh nghiệp...để có quyết định tài trợ đúng hƣớng, phòng ngừa rủi ro.

- Thu thập, cung cấp, lƣu trữ và phân tích thông tin phòng ngừa rủi ro, tổng hợp và xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống; xây dựng chiến lƣợc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

- Tập trung phân tích, đánh giá để nhận diện đúng từng loại rủi ro cho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 79 - 83)