Giải pháp hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 84 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro

Hoạt động nhận diện rủi ro là bƣớc đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro, giúp chi nhánh nhận biết đƣợc các rủi ro đã, đang và có khả năng xảy ra nhằm đƣa ra các biện pháp đo lƣờng, kiểm soát và tài trợ kịp thời khi rủi ro xảy ra. Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2, hoạt động nhận diện rủi ro tại chi nhánh vẫn còn một số hạn chế, để nâng cao hiệu quả của công tác nhận diện rủi ro trong thời gian đến chi nhánh cần thực hiện tốt các nhóm giải pháp sau:

a. Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin tài trợ xuất khẩu

Yếu tố đầu tiên và rất quan trọng trong việc nhận diện rủi ro chính xác và đầy đủ đó là thông tin. Thông tin càng nhiều và có độ tin cậy càng cao thì rủi ro càng dễ nhận diện. Do đó, phƣơng pháp đầu tiên để hoàn thiện hoạt động nhận diện rủi ro đó là nâng cao chất lƣợng thu thập và xử lý thông tin tài trợ xuất khẩu.

Tuy nhiên, do nguồn thông tin hiện tại dễ bị nhiễu và tính chính xác không cao nên việc nhận diện rủi ro thƣờng gặp nhiều khó khăn. Do đó, chi nhánh cần phải đa dạng hóa nguồn thông tin để nâng cao chất lƣợng thông tin nhằm phục vụ tốt cho công tác nhận diện rủi ro tài trợ xuất khẩu. Bên cạnh nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, chi nhánh cần phải biết cách khai thác thêm thông tin từ các nguồn khác nhau nhƣ: thu thập thêm thông tin của khách hàng từ các khách hàng, các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc đối tác, nhà cung cấp của khách hàng để tìm hiểu về năng lực tài chính của khách hàng. Đồng thời, chi nhánh phải thƣờng xuyên tiếp xúc và gặp gỡ khách hàng

để tìm hiểu và nắm bắt đƣợc quy trình cũng nhƣ tiến độ hoàn thành thƣơng vụ xuất khẩu để nắm bắt thông tin một cách chính xác có hƣớng xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra nhƣ giao hàng chậm hay nguồn hàng không đủ… điều này càng đặc biệt quan trọng khi chi nhánh tài trợ dƣới hình thức không tài sản đảm bảo, nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu.

Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ xử lý cũng phải tích cực tìm hiểu các thông tin về mặt hàng xuất khẩu hiện tại, thị trƣờng xuất khẩu, các ƣu đãi của ngành nghề xuất khẩu thông qua các trang web, định hƣớng, chủ trƣơng của thành phố để nắm bắt thông tin về thƣơng vụ xuất khẩu mà mình tài trợ. Chi nhánh cũng nên tra cứu những rủi ro đã từng phát sinh đối với món tài trợ tƣơng tự để có thể nhận diện sớm một phần rủi ro có thể xảy ra.

Sau khi thu thập thông tin, chi nhánh phải xử lý thông tin một cách khéo léo và chuyên nghiệp. Các thông tin nhận đƣợc từ nhiều nguồn nên khá đa dạng và có thể mâu thuẫn lẫn nhau. Do đó, cán bộ trực tiếp xử lý hồ sơ phải biết lựa chọn nguồn thông tin đáng tin cậy và xử lý tốt để đƣa ra những nhận diện đúng đắn nhất.

b. Nhận diện rủi ro hối đoái

Khi nhắc đến hoạt động xuất khẩu không thể không nhắc đến ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái. Sự biến động của tỷ giá hối đoái gây ra rủi ro hối đoái có ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó có thể ảnh hƣởng đến khả năng thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của nhà xuất khẩu đối với món vay đã đƣợc chi nhánh tài trợ. Việc nhận diện rủi ro hối đoái gặp nhiều phức tạp do chịu nhiều ảnh hƣởng từ thị trƣờng kinh tế thế giới, thị trƣờng tài chính trong nƣớc, cán cân ngoại hối, các chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ và ngân hàng nhà nƣớc làm cho công tác nhận diện này vẫn chƣa thật sự hiệu quả.

Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế biến đổi và gặp nhiều khó khăn nhƣ hiện nay thì nhận diện rủi ro hối đoái hiệu quả từ đó áp dụng các biện pháp bảo đảm tỷ giá phù hợp có thể giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp khi tỷ giá có xu hƣớng biến động mạnh.

Để có thể nhận diện rủi ro hối đoái hiệu quả, chi nhánh có thể thực hiện một số giải pháp nhƣ sau:

- Chi nhánh phải thƣờng xuyên cập nhật các thông tin về sự biến đổi của thị trƣờng kinh tế thế giới, các tổ chức kinh tế có ảnh hƣởng lớn đến thị trƣờng tài chính và ngoại hối để có thể đƣa ra một số dự đoán về tình hình biến động tỷ giá trong tƣơng lai, là căn cứ để tham khảo khi đƣa ra các quyết định tài trợ cho các món tài trợ có thời hạn dài.

- Thƣờng xuyên cập nhật một cách nhanh nhạy và linh hoạt các thay đổi về chính sách về ngoại hối của chính phủ, ngân hàng nhà nƣớc để kịp thời có các phƣơng án điều chỉnh các sản phẩm tài trợ cũng nhƣ các biện pháp bảo đảm tỷ giá một cách kịp thời nhằm hạn chế rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.

- Nghiên cứu các số liệu trong quá khứ để đƣa ra nguyên nhân và các dấu hiệu cảnh báo dẫn đến sự biến động về tỷ giá trong thời gian qua để đƣa ra các chỉ dẫn, làm căn cứ tham khảo khi nhận diện rủi ro hối đoái cho các món tài trợ mới.

c. Xây dựng và sử dụng bảng thống kê, liệt kê rủi ro để nhận diện rủi ro tài trợ xuất khẩu

Hoạt động nhận diện rủi ro tài trợ xuất khẩu hiện nay chủ yếu dựa vào các cán bộ nhân viên trực tiếp thẩm định là chủ yếu, do đó tùy theo trình độ và kiến thức chuyên môn của từng cán bộ nhân viên mà việc nhận diện rủi ro có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ, dẫn đến nhiều loại rủi ro có thể bị bỏ sót. Do đó để hạn chế việc bỏ sót một số loại rủi ro quan trọng, Chi nhánh cần xây

dựng một bảng thống kê bao gồm các chỉ tiêu để nhận diện các rủi ro từ hoạt động thƣơng mại và việc đàm phán ký kết hợp đồng thƣơng mại theo từng ngành hàng nhƣ: Tính ổn định của giá cả hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa có dễ hƣ hỏng không, có xảy ra sai lệch về chất lƣợng khi vận chuyển hay không… Từ thực tế chi nhánh trong 3 năm trở lại đây, tác giả đƣa ra bảng thống kê cho 4 nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao trong tài trợ xuất khẩu nhƣ sau:

Bảng 3.1. Phân loại rủi ro theo ngành hàng

STT Ngành hàng Loại rủi ro thƣờng gặp phải

1 Gỗ - Hàng bị trả lại hoặc bị giảm giá do ẩm, mốc 2

Thủy sản

- Hàng hóa dễ bị hƣ hỏng trong quá trình vận chuyển.

- Hàng không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của nƣớc nhập khẩu. - Hàng dễ bị giảm giá khi chịu ảnh hƣởng nhiều từ các yếu tố bất ngờ liên quan đến sức khỏe con ngƣời.

3 May mặc - Hàng bị trả lại hoặc bị giảm giá do lỗi 4 Thủ công mỹ nghệ - Hàng bị trả lại hoặc bị giảm giá do ẩm, mốc

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)

Bên cạnh đó, chi nhánh cũng có thể xây dựng một bảng liệt kê rủi ro bao gồm 3 phần chính, đó là: những rủi ro có thể xảy ra và đã xảy ra, nguyên nhân gây ra rủi ro, biện pháp hạn chế rủi ro theo bảng sau:

Bảng 3.2. Bảng liệt kê rủi ro nhà xuất khẩu thường gặp

STT Rủi ro nhà xuất khẩu có thể gặp phải

Nguyên nhân gây ra rủi ro Các biện pháp hạn chế rủi ro 1 Khách hàng không giữ đúng cam kết thanh toán - Nhà nhập khẩu không giữ uy tín. - Ngân hàng mở L/C không đủ uy tín hoặc phá sản - Tƣ vấn khách hàng chuyển sang sử dụng các phƣơng thức thanh toán an toàn hơn nhƣ L/C.

- Lựa chọn ngân hàng uy tín hoặc yêu cầu L/C phải đƣợc xác nhận bởi 1 hàng có uy tín trên thị trƣờng. 2 Nhà XK giao hàng không đúng số lƣợng, phẩm chất - Do nguồn hàng gặp trắc trở không bảo đảm. - Do khách hàng nội địa không thực hiện đúng cam kết - Do bao bì không phù hợp với phƣơng thức vận chuyển - Thẩm định kỹ về năng lực của khách hàng. 3 Nhà XK giao hàng trễ so với quy định - Thƣờng xuyên kiểm tra tình hình thực tế, đôn đốc khách hàng thực hiện đúng tiến độ. - Tƣ vấn KH tu chỉnh

STT Rủi ro nhà xuất khẩu có thể gặp phải

Nguyên nhân gây ra rủi ro Các biện pháp hạn chế rủi ro thời hạn giao hàng chậm nhất phù hợp với tiến độ thực tế.

4 Nội dung của chứng từ mâu thuẫn với L/C (áp dụng trong trƣờng hợp thanh toán bằng L/C) - Do KH không bám chặt các nội dung đƣợc quy định trong L/C. - Giao hàng không phù hợp với quy định

- Yêu cầu KH gửi bộ chứng từ kiểm tra trƣớc khi đƣa chứng từ gốc.

- Khi kiểm tra bám sát chặt chẽ vào quy định của L/C.

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)

Từ bảng trên sẽ giúp cho nhân viên có đƣợc một hệ quy chiếu để nhận diện rủi ro tốt hơn. Chẳng hạn khi nhân viên đi kiểm tra thực tế phát hiện khâu nhập hàng của khách hàng không kịp tiến độ nhƣ vậy có thể dẫn đến rủi ro là giao hàng trễ, chứng từ bị sai lệch so với LC gây ra rủi ro khi thanh toán, từ đó đƣa ra biện pháp là đôn đốc khách hàng thực hiện nhập hàng đúng thời hạn hoặc yêu cầu nhà nhập khẩu tu chỉnh thời hạn giao hàng để đảm bảo thực hiện đúng theo hợp đồng ngoại thƣơng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)