Công tác nhận diện rủi ro tài trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 56 - 58)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. THỰC TIỄN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU

2.3.1. Công tác nhận diện rủi ro tài trợ xuất khẩu

Nhận diện rủi ro là giai đoạn đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro, giúp cho nhà quản trị rủi ro xác định đƣợc các rủi ro đã có, đang có và những rủi ro tiềm ẩn. Tại Eximbank Hùng Vƣơng việc nhận diện rủi ro trong tài trợ xuất khẩu đƣợc kết hợp bởi nhiều phƣơng pháp nhƣ: phân tích hợp đồng ngoại thƣơng, thẩm định hồ sơ khách hàng, thanh tra tình hình thực tế của

khách hàng. Các phƣơng pháp này giúp chi nhánh tiến hành thu tập thông tin, các dữ liệu cần thiết từ đó tiến hành đánh giá, phân tích, thống kê, suy đoán… để đƣa ra các dấu hiệu cũng nhƣ các loại rủi ro có khả năng xảy ra đối với món tài trợ.

+ Phân tích hợp đồng ngoại thƣơng: khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu tài trợ, nhân viên sẽ tiến hành phân tích hợp đồng ngoại thƣơng bao gồm phân tích các điều kiện về mặt hàng mà hợp đồng yêu cầu, giá cả, phƣơng thức thanh toán, thời gian giao hàng… Từ kinh nghiệm thực tế của bản thân cũng nhƣ dựa vào các dữ liệu trong quá khứ để nhận diện các rủi ro có khả năng xảy ra. Việc nhận diện dựa trên kinh nghiệm và các dữ liệu trong quá khứ thƣờng bỏ qua các các rủi ro mới chƣa phát sinh.

+ Thẩm định hồ sơ khách hàng: bƣớc tiếp theo khi nhận diện rủi ro trong tài trợ xuất khẩu là thẩm định hồ sơ khách hàng. Việc thẩm định này là vô cùng quan trọng khi ngân hàng quyết định tài trợ cho khách hàng vốn bằng tiền để thực hiện thƣơng vụ xuất khẩu.

Thẩm định hồ sơ cũng là bƣớc đầu tiên trong quy trình cấp tín dụng tài trợ xuất khẩu. Để thẩm định có hiệu quả cần thu thập thông tin từ các giấy tờ pháp lý, giấy tờ đề nghị vay vốn và các giấy tờ khác để nhân viên tiến hành xem xét các nhân tố có thể là nguồn gây ra rủi ro. Qua việc phân tích năng lực pháp lý, tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh trong quá khứ và hiện tại cũng nhƣ công tác thẩm định về ngành hoạt động của KH, triển vọng phát triển của ngành cũng nhƣ các yếu tố về môi trƣờng bên ngoài, cho phép chi nhánh xác định đƣợc rủi ro cũng nhƣ nguyên nhân gây ra rủi ro.

Thông thƣờng khi thẩm định hồ sơ khách hàng, chi nhánh sẽ phân chia rủi ro thành ba mục lớn dựa vào quy trình tài trợ là trƣớc tài trợ, trong tài trợ và sau tài trợ. Các rủi ro thƣờng gặp trong giai đoạn trƣớc khi tài trợ đó là sai sót của nhân viên trong việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng qua loa,

không xem xét kỹ năng lực cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến thƣơng vụ xuất khẩu của khách hàng. Trong giai đoạn tài trợ rủi ro thƣờng gặp phải là không quản lý đƣợc nguồn vốn đảm bảo sử dụng đúng mục đích cho việc tài trợ thƣơng vụ đó, kế hoạch giao hàng bị chậm, không đúng theo yêu cầu của L/C hoặc hợp đồng ngoại thƣơng... Sau khi tài trợ có thể gặp phải một số rủi ro nhƣ khách hàng không xuất trình bộ chứng từ qua chi nhánh hoặc ngƣời nhập khẩu không có thiện chí trả nợ làm ảnh hƣởng đến nguồn trả nợ của khách hàng.

+ Thanh tra kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng: Thêm một phƣơng pháp nhận diện rủi ro sớm đƣợc chi nhánh nói riêng và các NH TMCP thƣờng xuyên sử dụng và mang lại hiệu quả cao đó là thanh tra, kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng. Trong quá trình kiểm tra thực tế giúp ngân hàng giám sát đƣợc quá trình thực hiện đơn hàng xuất khẩu, có thể dễ dàng nắm bắt đƣợc nguồn xảy ra rủi ro ở đâu từ đó có biện pháp thích hợp giảm thiểu rủi ro ngay từ giai đoạn chuẩn bị hàng xuất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 56 - 58)