Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 91 - 94)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro

a. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích rủi ro trong tài trợ xuất khẩu

Để hoàn thiện hơn công tác kiểm soát rủi ro, trƣơc tiên chi nhánh cần phải nâng cao chất lƣợng thẩm định và phân tích rủi ro trong tài trợ xuất khẩu. Việc thẩm định tốt cũng nhƣ phân tích rủi ro kỹ càng giúp chi nhánh có thể đƣa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro tốt nhất. Để nâng cao chất lƣợng thẩm định và phân tích rủi ro chi nhánh cần thực hiện một số nội dung sau:

-Việc thẩm định tài trợ xuất khẩu cần chú trọng đến phân tích định lƣợng, lƣợng hóa mức độ rủi ro của khách hàng thông qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính nhƣ phân tích các tác động từ môi trƣờng vĩ mô, vi mô, chính sách ngành nghề, môi trƣờng hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với các ngân hàng… để tìm hiểu về các rủi ro từ môi trƣờng bên ngoài có ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đƣa ra các biện pháp kiểm soát, hạn chế những rủi ro cho ngân hàng.

-Cần chú ý phân tích kỹ hơn về ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động xem có phải là ngành nghề truyền thống hay không, có đƣợc sự hỗ trợ của nhà thành phố hay không; khả năng đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào để thực hiện kế hoạch xuất khẩu theo đúng tiến độ; thị trƣờng xuất khẩu có phải là thị trƣờng khó tính về mặt hàng xuất hay không, tình hình kinh tế - chính trị của nƣớc xuất khẩu có ổn định hay không; chú trọng phân tích năng lực thật sự của doanh nghiệp khi thực hiện phƣơng án thông qua việc đánh giá năng lực

nhà xƣởng, năng suất lao động của nhân công, khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp chứ không phải chỉ dựa trên các số liệu doanh nghiệp báo cáo từ đó đƣa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và hƣớng xử lý khi những tình huống xấu xảy ra.

-Một yếu tố nữa cần đƣợc quan tâm đó là phải thu thập và phân tích thông tin của nhà nhập khẩu thông qua lịch sử thanh toán cho khách hàng, nếu là khách hàng truyền thống, đã từng phát sinh giao dịch nhiều lần và uy tín thì rủi ro thanh toán là khá thấp. Trong trƣờng hợp là khách hàng lần đầu giao dịch thì phải ràng buộc các nghĩa vụ về thanh toán nhƣ sử dụng hình thức thanh toán theo L/C trả ngay, nhờ thu trả ngay. Đồng thời khi khách hàng sử dụng phƣơng thức thanh toán bằng L/C thì phải xác định đƣợc ngân hàng ngƣời nhập có phải là ngân hàng đại lý với Eximbank hay không đồng thời xác định uy tín của ngân hàng ngƣời nhập khẩu thông qua các thông tin về lịch sử thanh toán trên thế giới, nếu không chắc chắn phải yêu cầu L/C đƣợc xác nhận bởi một ngân hàng có uy tín trên thị trƣờng thế giới. Tóm lại trong tài trợ xuất khẩu, việc lựa chọn phƣơng thức thanh toán đúng đắng là rất quan trọng do đó thẩm định kỹ về phƣơng thức thanh toán mà khách hàng lựa chọn và các yếu tố liên quan để nắm đƣợc những rủi ro có thể xảy ra khi tài trợ.

b. Kiểm soát dòng tiền sau cho vay

Nguyên tắc của tín dụng cũng nhƣ tài trợ đó là phải quản lý đƣợc dòng tiền của khách hàng, tức là sau khi tài trợ xong thì ngân hàng phải theo dõi đƣợc dòng tiền của khách hàng để thu nợ, đảm bảo nguồn tiền tài trợ đƣợc sử dụng đúng mục đích và thu hồi vốn đúng hạn. Việc kiểm soát tốt dòng tiền sau cho vay vô cùng quan trọng, giúp tránh trƣờng hợp tài trợ hai lần cho cùng một khoản vay đồng thời giúp ngân hàng hạn chế đƣợc rủi ro mất vốn cũng nhƣ cân bằng thanh khoản ngoại hối nếu tài trợ cho khách hàng bằng

ngoại tệ. Để tăng cƣờng kiểm soát dòng tiền có thể sử dụng một số biện pháp sau:

- Trƣớc khi tài trợ, chi nhánh yêu cầu khách hàng ký cam kết chuyển dòng tiền đối với món tài trợ về tài khoản của công ty tại chi nhánh để thu nợ. Trong trƣờng hợp, dòng tiền về không đúng hạn hoặc chuyển về ngân hàng khác thì khách hàng phải chịu mức phí phạt do chi nhánh quy định.

- Yêu cầu khách hàng xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu của món tài trợ tại chi nhánh. Điều kiện này áp dụng khi khách hàng thực hiện xuất khẩu theo phƣơng thức L/C, D/P, D/A. Đối với các phƣơng thức này thì khi gửi bộ chứng từ, chi nhánh sẽ kiểm tra nhằm đảm bảo tính “hoàn hảo” của bộ chứng từ đồng thời sẽ ra chỉ thị yêu cầu ngân hàng nhà nhập khẩu chuyển tiền theo chỉ thị của mình. Riêng đối với TT là hình thức khách hàng trực tiếp gửi bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu nên việc giám sát dòng tiền sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, trong trƣờng hợp này việc chuyển dòng tiền phụ thuộc vào thiện chí của khách hàng, tuy nhiên nếu khách hàng không thực hiện đúng cam kết thì có thể ngƣng không tài trợ nữa.

- Sử dụng tỷ giá thƣơng lƣợng: chi nhánh tăng cƣờng sử dụng tỷ giá thƣơng lƣợng để khuyến khích khách hàng chuyển dòng tiền về chi nhánh. Điều này vừa đảm bảo việc thu hồi nợ sau cho vay vừa giúp tăng nguồn thu ngoại tệ cho chi nhánh.

c. Tăng cường sử dụng các biện pháp bảo đảm rủi ro tỷ giá

Đặc thù của hoạt động xuất khẩu là gắn liền với rủi ro về tỷ giá. Trong một số trƣờng hợp, nếu trong quá trình thẩm định phát hiện có yếu tố rủi ro về tỷ giá thì chi nhánh nên tƣ vấn khách hàng sử dụng một số biện pháp bảo đảm tỷ giá nhƣ hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi…. Việc sử dụng các biện pháp bảo đảm trên vừa giúp nhà xuất khẩu giảm thiểu rủi ro đồng thời chi nhánh cũng đƣợc hƣởng phí và an toàn hơn trong khâu thu hồi vốn sau tài trợ.

Trong các biện pháp bảo đảm tỷ giá thì thông dụng nhất là sử dụng hợp đồng kỳ hạn (forward). Trong giao dịch kỳ hạn, mọi điều kiện mua bán đƣợc cố định tại thời điểm thoả thuận, việc giao nhận chỉ đƣợc thực hiện vào ngày giá trị đã thoả thuận trƣớc trên cơ sở kỳ hạn mua bán. Tỷ giá đƣợc sử dụng trong giao dịch này là tỷ giá kỳ hạn. Tỷ giá này đƣợc xác định dựa trên tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền.

Do tất cả các điều kiện của giao dịch có kỳ hạn đều đƣợc thoả thuận tại thời điểm ký hợp đồng, nên giao dịch có kỳ hạn đƣợc sử dụng phổ biến để bảo hiểm rủi ro tỷ giá hối đoái. Đối với doanh nghiệp xuất hàng trả chậm, doanh nghiệp sẽ thoả thuận bán ngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng để tránh rủi ro do ngoại tệ xuống giá.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)