Giải pháp hoàn thiện công tác đo lƣờng rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 89 - 91)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác đo lƣờng rủi ro

Đo lƣờng rủi ro trong tài trợ xuất khẩu gồm 2 yếu tố chính đó là đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng đến thƣơng vụ xuất khẩu và đo lƣờng rủi ro tín nhiệm.

Trƣớc tiên, cần hoàn thiện đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng đến thƣơng vụ xuất khẩu thông qua việc thƣờng xuyên cập nhật các thông tin mới về rủi ro này trên thị trƣờng quốc tế và trong nƣớc. Điều này yêu cầu chi nhánh phải

tạo lập đƣợc mối quan hệ với các ban ngành, các bộ phận có liên quan để có thông tin một cách chính xác và đầy đủ.

Để đo lƣờng rủi ro tín nhiệm thì xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc xem nhƣ là một công cụ quan trọng và hữu hiệu nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho công tác phân tích và quyết định tài trợ. Xếp hạng tín dụng để có chính sách phù hợp với từng khách hàng để tao sự hấp dẫn và thu hút ngày càng nhiều khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, uy tín tốt gắn bó lâu dài với ngân hàng, giúp cho hoạt động của ngân hàng ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, dựa vào xếp hạng tín dụng ngân hàng có chính sách để hạn chế hoặc không cho vay đối với những khách hàng có xếp hạng tín dụng ở mức thấp.

Nguồn thông tin sử dụng để xếp hạng tín dụng phải đƣợc thu thập đầy đủ, dữ liệu phải chính xác khách quan, đặc biệt các báo cáo tài chính cần phải có một cơ quan độc lập xác nhận sự phản ánh trung thực tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cán bộ thực hiện xếp hạng tín dụng phải thực hiện nhập các thông tin vào phần mềm xếp hạng tín dụng một cách trung thực, khách quan, chính xác. Để thực hiện tốt công việc này, bên cạnh quán triệt các cán bộ thực hiện xếp hạng tín dụng đúng quy định, Eximbank Hùng Vƣơng cần phải phân công một số cán bộ ở bộ phận khác không trực tiếp cho vay khách hàng (những cán bộ này cũng phải đƣợc hƣớng dẫn và đào tạo về cách thức xếp hạng tín dụng) thực hiện kiểm tra lại việc xếp hạng để đảm bảo tính trung thực, khách quan. Đồng thời, lãnh đạo trực tiếp tại phòng, ban thẩm định phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo tính khách quan và trung thực trong việc xếp hạng của từng khách hàng, tránh tình trạng để cán bộ nhân viên tự ý xếp hạng chủ quan của bản thân thì kết quả xếp hạng sẽ không còn ý nghĩa thực tiễn khi áp dụng.

Căn cứ vào xếp hạng tín dụng, ngân hàng áp dụng chính sách phù hợp với từng khách hàng. Những khách hàng xếp loại A trở lên thì có chính sách

ƣu đãi về lãi suất, các loại phí dịch vụ, mở rộng hạn mức tài trợ, đa dạng hóa các hình thức tài trợ nhƣ chiết khẩu, cho vay đảm bảo bằng L/C, bộ chứng từ… nhằm duy trì đƣợc khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới để hoạt động cho vay của Eximbank Hùng Vƣơng đƣợc mở rộng một cách bền vững.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương đà nẵng (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)