6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro
Khi rủi ro đã xảy ra, cần có các biện pháp thích hợp để tài trợ kịp thời, các biện pháp này phải đảm bảo giảm thiểu tổn thất đến mức thấp nhất về vật chất và thời gian xử lý.
- Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho kho hàng hoặc nhà xƣởng khi hàng hóa còn đang trong giai đoạn sản xuất, và khi lô hàng xuất đi phải mua bảo hiểm đến khi chuyển giao trách nhiệm rủi ro cho nhà nhập khẩu.
- Thẩm định kỹ tài sản bảo đảm về tính pháp lý, khả năng thanh khoản, và giá thị trƣờng… để có tỷ lệ tài trợ phù hợp. Khi có rủi ro xảy ra thì việc xử lý tài sản bảo đảm cũng sẽ dễ dàng hơn.
- Chú trọng trong công tác Tiếp xúc với khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân gây ra rủi ro, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình tiêu thụ sản phẩm, khả năng trả nợ theo phƣơng án trƣớc đây và hiện nay của khách hàng, từ đó đƣa ra nhiều biện pháp để thu hồi nợ nhƣ: Tạo điều kiện để khách hàng tái cơ cấu nguồn vốn, tài sản, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, bán bớt tài sản không cần thiết hoặc sử dụng kém hiệu quả để thu hồi nợ; thỏa
thuận phƣơng án thanh lý tài sản đảm bảo. Việc lựa chọn phƣơng pháp xử lý cần uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của từng Chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý.
- Đẩy mạnh hình thức cho vay đồng tài trợ: Biện pháp này sẽ giúp cho CN phân tán rủi ro trên nguyên tắc chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm. Trong thời gian, qua hình thức cho vay này tại CN chƣa đƣợc phát triển, vì vậy trong thời gian tới CN nên đẩy mạnh hình thức cho vay này với các dự án xuất khẩu có giá trị lớn. Tuy nhiên, CN cần phải chú ý đến việc quy định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng cho vay đồng tài trợ, để khi rủi ro xảy ra sẽ đảm bảo thực hiện đúng theo hợp đồng.