Các nhân tố từ bản thân trẻ em

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 27 - 30)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Các nhân tố từ bản thân trẻ em

a. Trẻ chán học, học không vô

Ở trường thì thờ ơ với việc học, thường ngủ gục trong lớp. Bài học không buồn chép, bài tập không chịu làm, không quan tâm gì về điểm số, điểm kém. Vô cảm với những khiển trách, hình phạt của giáo viên. Thường trốn học, cúp tiết, nghỉ học không lý do. Là đầu mối gây ra những rắc rối trong lớp, lôi kéo những HS khác vi phạm theo mình... Ở nhà thì bỏ bê việc học, chẳng lúc nào thấy học bài cũ, giải bài tập. Vùi đầu vào những trò tiêu khiển trên các mạng xã hội, thích rủ rê, đàn đúm với bạn bè. Thường viện nhiều lý do không chính đáng để được phụ huynh xin phép nghỉ học.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ không còn hứng thú đi học như: áp lực học tập quá nhiều, sức ép từ gia đình, học ganh đua cùng các bạn... Trong đó, có những nguyên nhân với người lớn tưởng đơn giản, nhưng với trẻ lại có thể khiến các em chán không muốn đi học.

b. Trẻ có sức khỏe kém, bệnh tật

Nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới WHO cho thấy chiến lược chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở các nước phát triển và đang phát triển có sự khác nhau. Các nước có nền y học phát triển tập trung nhiều vào chăm sóc sức khỏe ban đầu – chăm sóc sức khỏe chủ động, trong khi ở Việt Nam và các

18

nước đang phát triển thì lại khác, chăm sóc y tế là chủ yếu tập trung ở nhóm trẻ đã có vấn đề về sức khỏe. Ở nước ta ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng uống vitamin A thì việc thực hiện chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo hướng chủ động và định kì là chưa được gia đình và xã hội quan tâm. Các bà mẹ thường có thói quen tự mua thuốc chữa bệnh cho con, và chỉ đưa trẻ tới khám bác sỹ khi bệnh đã quá nặng. Kết quả là ở các nước đang phát triển thì con người có khả năng chống chế lại bệnh tật, còn lại các nước đang phát triển thì tỷ vọng tử vong, tật nguyền cao.

Ngày nay tình hình bệnh tật ở trẻ càng phức tạp đòi hỏi cha mẹ phải chủ động phòng tránh cho con. Trước đây, trẻ em chủ yếu mắc các bệnh nhiễm khuẩn và thiếu dinh dưỡng thì hiện nay các bệnh nhiễm khuẩn có xu hướng giảm đi, các bệnh rối loạn chuyển hóa, trầm cảm, ung thư, bệnh dị ứng và các dị tật bẩm sinh lại có chiều hướng gia tăng, nhất là tình trạng béo phì.

Ngày nay chúng ta được làm quen với kiểm tra sức khỏe tổng quát dành cho người lớn nhưng vẫn còn thờ ơ với trẻ nhỏ. Thực chất trong quá trình phát triển của trẻ, một vài sự rối loạn phát triển và bệnh tật sẽ xuất hiện ở những lứa tuổi nhất định nên rất cần khám theo thời định. Ngay cả trong trường hợp mà lần khám trước cho kết quả khám bình thường, thì cha mẹ cũng không nên bỏ qua các lần khám sau. Nhiều trẻ phải nghỉ học để điều trị bệnh, việc học trở nên dang dở dù có nhiều em rất ham học.

Nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt (khuyết tật thể chất hoặc tâm thần, nhiễm HIV, có người thân nhiễm HIV hoặc vi phạm pháp luật, mồ côi, bị bỏ rơi,….) ngoài ít cơ hội tiếp cận với giáo dục hơn trẻ bình thường, thì đôi khi vì mặc cảm với khuyết tật hoặc bệnh tật của mình, hoặc vì tình trạng bệnh tật hoặc yếu tố khuyết tật mà không đủ điều kiện và năng lực tiếp tục theo học (BLĐTBXH/UNICEF 2009).

19

c. Trẻ ham chơi, không xác định được học để làm gì

Ở trường thì thờ ơ với việc học, thường ngủ gục trong lớp. Bài học không buồn chép, bài tập không chịu làm, không quan tâm gì về điểm số, điểm kém. Vô cảm với những khiển trách, hình phạt của giáo viên. Thường trốn học, cúp tiết, nghỉ học không lý do. Là đầu mối gây ra những rắc rối trong lớp, lôi kéo những HS khác vi phạm theo mình... Ở nhà thì bỏ bê việc học, chẳng lúc nào thấy học bài cũ, giải bài tập. Vùi đầu vào những trò tiêu khiển trên các mạng xã hội, thích rủ rê, đàn đúm với bạn bè. Thường viện nhiều lý do không chính đáng để được phụ huynh xin phép nghỉ học. Với những HS này, việc học là không quan trọng gì. Họ không xác định phải học vì cái gì. Lớp học đối với họ là một địa ngục, ngoài lý do đến lớp để được gặp bạn bè cho đỡ nhớ, đỡ buồn. Các em chưa có ý thức phòng ngừa hoặc còn tò mò, muốn thử nghiệm, muốn thể hiện mình; chưa có các kỹ năng sống cần thiết để tự bảo vệ mình nên dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.

d. Trẻ mặc cảm, tự ti, xấu hổ về năng lực hay gia đình nên nghỉ học nhiều, không theo kịp bài

Vì học yếu nên nản học, càng nản học thì lực học càng sa sút và càng sa sút thì càng chán học hơn. Có rất nhiều trẻ vì học hành sa sút khiến cha mẹ hay cãi nhau, đều có tâm trạng chán học, không muốn đến trường, thậm chí là sợ. Các em tự ti về năng lực hạn chế của mình với bạn bè nên thường xuyên nghỉ học, không theo kịp bài dẫn đến bỏ học. Có những trẻ hoàn toàn không hề dốt, nhận thức tốt nhưng tự dưng có thể chán học chỉ vì cô giáo nói một câu nào đó vô tình chạm đến lòng tự ái, khiến các em mặc cảm.

Trong văn hóa Việt Nam, cảm giác xấu hổ, hay “mất mặt” là một điều rất khó khăn đối với học sinh (Harpham và CS) ở lứa tuổi THCS và THPT. Học sinh thường cảm thấy xấu hổ (với bạn bè, thầy cô) khi cha mẹ không đi họp phụ huynh hoặc không tham gia các ngày hội trường (ActionAid

20

International, 2004), đóng học phí muộn và bị thầy cô giáo nhắc nhở quá nhiều lần (Harpham và CS, 2003) và nếu sự việc tái diễn nhiều lần, học sinh sẽ có xu hướng bỏ học.

“Học sinh nữ thường không thích đến trường nếu ăn mặc xấu xí. Không có quần áo đẹp làm chúng cảm thấy xấu hổ và không muốn đến trường” (UNICEF, 2008).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)