Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 43 - 48)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang 2011-2015

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng giá trị sản xuất ( Giá gốc 2010) Tỷ đồng 4.141,2 4.580,5 4.968,8 5.480,8 6.064,9 - Nông- lâm- thuỷ sản " 746,4 785,6 824,0 873,5 926,7 - Công nghiệp- Xây dựng " 1.901,8 2.105,5 2.236,4 2.459,7 2.724,4 Trong đó: Công nghiệp- TTCN " 1.202,2 1.346,9 1.395,8 1.532,5 1.690,3 - Dịch vụ " 1.493,1 1.689,4 1.908,4 2.147,1 2.413,8 Tổng giá trị sản xuất ( Giá thực tế) " 4.913,5 5.677,6 6.548,7 7.421,0 8.343,1 - Nông- lâm- thuỷ sản " 907,6 1.018,9 1.116,2 1.196,7 1.278,8 - Công nghiệp- Xây dựng " 2.204,1 2.475,4 2.839,7 3.246,8 3.678,0

34 - Dịch vụ " 1.801,9 2.183,3 2.592,8 2.977,5 3.386,3 Tổng giá trị gia tăng (GRDP- Giá thực tế) " 2.143,9 2.497,8 2.902,9 3.284,7 3.688,2 - Nông- lâm- thuỷ sản " 472,7 532,2 583,9 625,9 668,9 - Công nghiệp- Xây dựng " 654,6 738,7 868,2 992,7 1.124,5 - Dịch vụ " 1.016,6 1.226,9 1.450,8 1.666,1 1.894,8 Cơ cấu kinh

tế (Giá thực tế) % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Nông- lâm- thuỷ sản % 21,70 21,3 20,1 19,1 18,1 - Công nghiệp- Xây dựng % 30,70 29,6 29,9 30,2 30,5 - Dịch vụ % 47,60 49,1 50,0 50,7 51,4

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)

Kinh tế - xã hội của huyện Hòa Vang trong những năm qua phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ở mức 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Dịch vụ (tỷ lệ 51,4%) - Công nghiệp (tỷ lệ 30,5%) - Nông nghiệp (tỷ lệ 18,1%). Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động dịch vụ và công nghiệp, Cơ cấu lao động: Nông nghiệp 25,84%, Công nghiệp 33,61%, Dịch vụ 40,55%. Giá trị công nghiệp xây dựng tăng bình quân 9,4%/năm. Dịch vụ phát triển khá về quy mô, đa dang về loại hình, tốc độ tăng trưởng 12,8%/năm, các điểm du lịch lớn trên địa bàn huyện đưa vào khai thác hiệu quả Nổi tiếng như: Khu du lịch Bà Nà Hills, Khu du lịch nước nóng Phước Nhơn, Khu du lịch Hòa Phú Thành,

35

Du lịch Ngầm Đôi, Suối Hoa. Hạ tầng Thương mại cơ bản đáp ứng nhu cầu giao thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 16,6%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 27,24 triệu đồng/người/năm (năm 2015).

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 5,6%/năm, năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt khá, từng bước phát triển theo hướng hàng hóa phục vụ đô thị, ứng dụng công nghệ cao, toàn huyện có hơn 50 mô hình sản xuất đem lại thu nhập cao cho người dân Như: mô hình trồng hoa Hòa Phước, Hòa Tiến, Hòa Ninh, Hòa Liên; mô hình trồng nấm Hòa Phong, Hòa Sơn, Hòa Liên, Hòa Ninh; mô hình trồng thanh long ruột đỏ Hoà Phú, Hoà Sơn; mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Nhơn; mô hình sản xuất lúa giống Hòa Tiến, mô hình cánh đồng mẫu lớn Hòa Tiến, Hòa Khương, Hòa Phong; mô hình nuôi trồng thuỷ sản Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Phú, Hoà Liên, mô hình trồng cỏ nuôi bò Hoà Phú, Hoà Bắc, mô hình thanh long ruột đỏ Hòa Phú, Hòa Sơn…, chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng tập trung, quy mô lớn. Kinh tế rừng trở thành nguồn thu nhập chính đối với các xã miền núi, hằng năm trồng mới 1.400ha, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng đạt 64%.

b. Hoạt động đầu tư phát triển

Kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang có bước tăng trưởng khá, Sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của huyện, việc quan tâm đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững được chú trọng, chất lượng nông sản tăng lên, khả năng cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn, quy mô sản xuất ngày càng tập trung, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp hiệu quả, trong đó có sự đóng góp của ngành nuôi trồng thủy sản chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Huyện Hòa Vang có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản duy trì là 400 ha, trong đó diện tích ao tự nhiên là 173 ha, nuôi trong dân là 227 ha. Trong những năm gần đây, nhờ chính sách khuyến khích phát triển nuôi rồng thủy sản theo

36

Quyết định 33 của thành phố đã hỗ trợ cho nông dân đầu tư mới gần 30 ha và cải tạo nâng cấp 31 ha. Diện tích nuôi trồng mới được quy hoạch và đầu tư bài bản hơn, nhất là hệ thống cấp nước, thoát nước cho ao nuôi. Do đó nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện phát triển ổn định về diện tích, tăng dần về năng suất và sản lượng. Một số hộ bước đầu áp dụng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh trên nhiều đối tượng, và kết hợp yếu tố khoa học kỹ thuật, chú ý phòng bệnh cho cá, vệ sinh ao nuôi thường xuyên như tiến hành phơi ải, rắc vôi khử trùng sau mỗi vụ thu hoạch... đã cho năng suất và đem giá trị kinh tế.

Từ nhiều năm nay lãnh đạo TP Đà Nẵng thực sự muốn có sự đổi thay, đánh thức tiềm năng ở vùng đất cách mạng Hòa Vang. Tuy nhiên TP Đà Nẵng còn phải tập trung nguồn lực cần đầu tư phát triển trước tiên là công nghiệp, du lịch, dịch vụ mới tạo ra nguồn thu lớn; sau đó, mới có thể tính đến chuyện phát triển vùng nông thôn. Chính vì vậy, xây dựng nông thôn mới được tiến hành cũng đúng lúc nguồn lực thành phố đã có sự tích lũy cần thiết nên có thể ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư như: Ngân sách thành phố hỗ trợ 80%, ngân sách huyện hỗ trợ 20% để đầu tư xây dựng đường thôn xóm, kiệt, hẻm và giao thông trục chính nội đồng; ngân sách thành phố hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/công trình/thôn để xây dựng mới nhà văn hóa; ngân sách thành phố hỗ trợ 50% chi phí mua con giống lần đầu... Qua 5 năm (2011-2015), thành phố đã huy động 2.411 tỷ đồng để đầu tư xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, thành phố cũng tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ thực hiện xây dựng nông thôn mới; ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các đối tượng thu hút nguồn nhân lực để bố trí công tác tại các xã thuộc huyện Hòa Vang...

Riêng trong 2 năm (2014-2015), thực hiện chủ trương của Bộ tư lệnh Quân khu 5 về chọn mô hình điểm tham gia xây dựng nông thôn mới, Bộ CHQS TP Đà Nẵng đã đăng ký với UBND huyện Hòa Vang chọn xã miền

37

núi Hòa Bắc hoàn thành thêm 3 tiêu chí nông thôn mới: Tiêu chí giao thông, tiêu chí nhà ở, tiêu chí hộ nghèo và giúp địa phương tiếp tục giữ vững 2 tiêu chí: Tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị; tiêu chí an ninh, trật tự xã hội.

Một trong những ngành để phát triển kinh tế của huyện Hòa Vang theo hướng bền vững là phát triển du lịch. Tranh thủ nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới của Trung ương, của thành phố, huyện Hòa Vang cũng đã từng bước đầu tư phát triển du lịch. Hiện nay, đã có một số công ty khai thác các địa điểm có tiềm năng về du lịch sinh thái trên địa bàn huyện và đi vào kinh doanh hiệu quả như: Khu du lịch sinh thái Ngầm Đôi, Suối Hoa, Hòa Phú Thành, Suối khoáng Phước Nhơn, Bà Nà Hills... Mới đây, Công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài đã đi vào phục vụ khách du lịch.

c. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Hạ tầng kỹ thuật, nhất là giao thông thuận lợi, bao gồm 3 tuyến Quốc lộ 1A, 14B, 14G; các tuyến đường Tỉnh lộ 601, 602, 605 và hệ thống đường liên huyện, đường liên xã đã và đang được đầu tư đồng bộ…, nhiều dự án, công trình quan trọng sẽ triển khai và đưa vào hoạt động như đường Nguyễn Tất Thành nối dài, đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan, đường Hòa Nhơn đi Hòa Sơn, các dự án lớn như nhà máy nước Hòa Liên, các khu đô thị mới. Cùng với quá trình đô thị hóa theo xu hướng phát triển chung của thành phố, Huyện đã tập trung thực hiện công tác quy hoạch, giải tỏa đền bù, tái định cư gần 200 dự án trên địa bàn, với hơn 15.000 ha đất thu hồi, gần 8.000 hộ giải tỏa và bố trí tái định cư, nhiều dự án trọng điểm về hạ tầng tạo điểm nhấn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của huyện như: đường Nam Hải Vân - Túy Loan, QL14B, ĐT602, ĐT605, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Hoàng Văn Thái nối dài, đường Vành đai phía Nam, Khu đô thị Quan Nam - Thủy Tú, Khu công nghiệp công nghệ cao 1.010ha, khu công nghệ thông tin 300ha, đường ADB5 Hòa Tiến-Hòa Phong; Bắc Thủy Tú

38

– Phò Nam, Trung tâm hành chính huyện, Chợ Túy Loan, chợ Miếu Bông, Bệnh viện đa khoa Hòa Vang, Trung tâm văn hóa thể thao huyện, Công viên nghĩa trang liệt sỹ Hòa Phong, trường THCS Nguyễn Văn Linh… vừa tạo không gian kết nối, vừa tạo động lực để huyện phát triển.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 43 - 48)