Nguyên nhân từ các yếu tố tự nhiên, xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 86)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Nguyên nhân từ các yếu tố tự nhiên, xã hội

a. Khoảng cách từ nhà đến trường xa

Biểu đồ 3.17. Khoảng cách từ nhà đến trường

Nguồn: Tác giả điều tra

Đa phần các em phải đến trường tầm 3-7km, có em gần nhà nhất là 1km, xa nhất là 22km Trên địa bàn huyện Hòa Vang, trung bình một xã chỉ có một

77

trường THCS, toàn huyện chỉ có 3 trường cấp 3 là THTP Ông Ích Khiêm ở Hòa Phong, THPT Phạm Phú Thứ ở Hòa Sơn, THPT Phan Thành Tài ở Hòa Châu. Đối với các em ở xã Hòa Bắc, một xã miền núi của huyện, đặc biệt thôn Giàn Bí, Tà Lang, muốn đi học cấp 2 đến trường THCS gần nhất thì phải đi ít nhất 10km, còn học cấp 3 tại trường THPT Phạm Phú Thứ thì đến 22 km. Học sinh phải trải qua quãng đường xa, việc lười đến trường của các em càng cao, nhất là vào những ngày nắng nóng hay mưa lũ, và đối mặt với nhiều nguy hiểm, cám dỗ trên đường đến trường và tại khu vực trường học, làm gia tăng con số bỏ học.

c. Quan điểm đầu tư cho giáo dục chưa đúng mức

Các công trình đã triển khai xây dựng trong năm 2015, phục vụ dạy học 2 buổi/ngày tại các trường học theo Nghị quyết của UBND thành phố Đà Nẵng. Có 8 công trình đưa vào sử dụng là trường TH Hòa Nhơn 1, TH Hòa Tiến 2, TH Hòa Liên, TH Lâm Quang Thự, TH Hòa Bắc, TH Hòa Tiến 1, MN Hòa Phú, MN Hòa Bắc đã được nâng cấp hoặc xây mới phòng học với tổng chi ngân sách là 20.4 tỷ đồng.

Bảng 3.4. Các công trình đã triển khai xây dựng trong năm 2015

TT TÊN CÔNG TRÌNH QUY MÔ ĐẦU TƯ NGÂN SÁCH

01 Trường TH Hòa Nhơn 1 Nâng tầng 03 phòng học 1,2 tỷ đồng 02 Trường TH Hòa Tiến 2 Xây mới 04 phòng học 2,1 tỷ đồng 03 Trường TH Hòa Liên Xây mới 04 phòng học 1,5 tỷ đồng 04 Trường TH Lâm Quang Thự Xây mới 04 phòng học 5 tỷ đồng 05 Trường tiểu học Hòa Bắc Xây lại 06 phòng học 5.1 tỷ đồng 06 Trường TH Hòa Tiến 1 xây mới khu hiệu bộ 3 tỷ đồng 07 Trường MN Hòa Phú Xây mới 02 tỷ đồng 1.3 tỷ đồng 08 Trường MN Hòa Bắc Xây mới 02 tỷ đồng 1,2 tỷ đồng

78

Đã tiến hành mở rộng diện tích đạt chuẩn các trường THCS Đỗ Thúc Tịnh (3000m²), THCS Phạm Văn Đồng (4000m²), TH Hòa Sơn (gần 2000m²), TH Lâm Quang Thự (gần 1000m²), TH Hòa Khương 1 (hơn 4000m²), MN Hòa Liên 2 (3000m²), MN Hòa Ninh (hơn 3000m²).

Đã tiến hành triển khai xây dựng và hoàn thành các công trình trường học: TH Hòa Bắc- khu vực Nam Mỹ (6 phòng học) gần 5,1 tỷ đồng, trường TH Hòa Tiến 1 xây mới khu hiệu bộ gần 3 tỷ đồng, Mầm non Hòa Phú- khu vực Hòa Thọ (1,3 tỷ đồng), san lấp mặt bằng trường MN Hòa Phong – khu vực Dương Lâm 1 gần 1 tỷ đồng, trường MN Hòa Bắc- khu vực Giàn Bí, 2 phòng học hơn 1,2 tỷ đồng.

Trong năm qua, phòng Giáo dục và đào tạo huyện Hòa Vang đã đầu tư cải tạo, sửa chữa trường học tổng cộng 32 hạng mục công trình với tổng kinh phí gần 5 tỷ. Mặc dù, Phòng Giáo dục cũng như các đơn vị trường học đã tích cực đầu tư cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học, nhưng do kinh phí còn hạn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư về thiết bị dạy học hiện đại và nhu cầu phát triển nhanh của giáo dục. Các trường mầm non trong xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm chưa bám sát các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất về những quy định tối thiểu trong định mức lớp, học sinh nên khi thực hiện không chủ động, và vượt quy định.

Ngân sách sự nghiệp được giao chỉ đảm bảo 20% chi hoạt động khác trên tổng chi ngân sách theo mức lương tối thiểu 830.000VNĐ, ngoài ra phải thực hiện tiết kiệm 10% chi khác. Vì vậy, thực tế, tỉ lệ chi khác phục vụ dạy và học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện chỉ chiếm 16% tổng chi ngân sách.

Hầu hết, 100% những gia đình học sinh nghèo, và khó khăn ở huyện Hòa Vang đều được hỗ trợ học phí. Có nhiều học sinh lại được hỗ trợ dụng cụ học tập, sách vở, những em ở xa trường thì được tặng xe đạp đến trường.

79

Nhưng có nhiều em ỷ lại vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhà trường, đã không nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và học tập.

3.2.5. Ý kiến của các bên về giải pháp giảm tình trạng bỏ học của trẻ em

Ở cả ba góc nhìn, đều lựa chọn giải pháp đầu tiên là miễn giảm học phí cho học sinh nghèo với tỉ lệ 16,6% (giáo viên), 25,27% (cha mẹ), 28,16% (trẻ em). Đúng vậy, khi vấn đề về học phí không còn là nỗi trăn trở của cha mẹ hay những đứa trẻ đến trường có thể dễ dàng thực hiện ước mơ của mình. Tiếp đến, 25.27% cha mẹ cho rằng việc thầy cô quan tâm, hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, chia sẻ với các em nhiều hơn là điều rất quan trọng. Khi mà hằng ngày cha mẹ đều phải đi làm, mặc nhiên, những gia đình khó khăn, nghèo có thời gian chăm sóc cho các em ít hơn so với những gia đình khá giả khác thì việc học của con cái đặt lên trọng trách của thầy cô giáo càng cao, 10,61% trẻ em cũng đồng ý với điều đó, còn giáo viên đạt tới 13,4%. Mặt khác, với những tâm sinh lý của tuổi mới lớn, các em đang bỡ ngỡ tiếp xúc với môi trường xã hội, gia đình chính là cái nôi, nuôi dạy, chỉ bảo, là nền tảng giúp các em trưởng thành tốt. Có 15,1%, cao thứ nhì ở nhóm biện pháp từ góc độ của trẻ, và ngay ở góc độ của giáo viên đạt 16.4%, cao thứ hai trong nhóm, cũng đồng ý các em cần gia đình quan tâm, yêu thương, chăm lo cho các em nhiều hơn. Tiếp theo, 15,69% các thầy cô giáo nghĩ rằng việc định hướng cho học sinh có nhận thức đúng đắn về việc học tập, ý nghĩa của việc học mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình, và xã hội. Thật vậy, khi mà đất nước ta ngày càng phát triển, khoa học công nghệ tiên tiến, các em cần phải ý thức được sự phát triển, cần cập nhật kiến thức, thông tin và rèn luyện mỗi ngày. Chương trình học quả thật vẫn còn nặng nề, áp lực với học sinh, nội dung học vẫn còn thiên về lý thuyết so với thực tiễn, các em còn chưa biết được mình học nội dung đó để mà làm gì. Cần phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo

80

chiếm 11,83%, cao thứ 3 trong nhóm đánh giá của trẻ em, trong nhóm cha mẹ chiếm 9,15%, còn trong nhóm giáo viên chiếm 9,48%. Đồng thời, cần phải tăng cường mở lớp văn hóa bổ túc, dạy nghề cho các em, để các em có những hướng đi mới, tốt đẹp hơn trên hành trình bước vào đời, 10,6% học sinh đồng ý với điều đó, các em khi không theo kịp các chương trình học chính quy ở trường, để tránh sa ngã bước vào những con đường tệ nạn xã hội do bạn bè rủ rê thì có thể chọn cách đi học nghề, cũng được đào tạo bài bản, đáp ứng cho nhu cầu kinh tế - xã hội. 12,75% giáo viên tin là việc xây dựng phương pháp học và rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh khoa học hơn sẽ góp phần làm giảm tỉ lệ bỏ học của các em, 8.81% trong nhóm cha mẹ và 9,4% trong nhóm trẻ em cũng đồng quan điểm với ý kiến đó.

Bảng 3.5. Đánh giá các giải pháp để giảm tình trạng bỏ học của trẻ em từ các góc nhìn ĐVT: % Các giải pháp để giảm tình trạng bỏ học của trẻ em Miễn học phí cho học sinh nghèo Đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo Cần phải tăng cường mở các lớp bổ túc văn hóa, dạy nghề. Xây dựng phương pháp học và rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh. Gia đình cần quan tâm, chăm lo con cái nhiều hơn. Thầy cô quan tâm, hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, chia sẻ với học sinh nhiều hơn. Định hướng cho các em có nhận thức đúng đắn về học tập, ý nghĩa của việc học tập mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình,

và xã hội. Góc nhìn của Giáo viên 16.6 6.86 9.48 8.82 12.75 16.4 13.4 15.69

Góc nhìn của Cha mẹ 25.27 9.5 9.15 7.7 8.81 7.3 25.27 7 Góc nhìn của trẻ em 28.16 7.8 11.83 10.6 9.4 15.1 10.61 6.5

Nguồn: Tác giả điều tra

82

CHƯƠNG 4

HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.1. ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHẬP CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện hòa Vang

a. Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 11,5-12% năm.

- GDP ngành công nghiệp, xây dựng tăng trung bình 15-15,5%/năm, Thương mại - Dịch vụ tăng 13-14%, GDP nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 5,0-5,2%/năm.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển đổi mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 45%; dịch vụ đạt khoảng 38%; nông - lâm- ngư nghiệp đạt khoảng 17%

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 19-20%/ năm

- GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng, năm 2015 đạt 19,0-20,0 triệu đồng (1145 USD), năm 2020 đạt 37-38 triệu đồng (2186 USD) ( giá hiện hành)

b. Về xã hội

- Tổ chức tốt công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 7-8% vào năm 2020.

- Tạo công ăn việc làm cho số lao động bổ sung hàng năm, phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 2-3%.

c. Về Giáo dục – đào tạo

83

lớp. Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy học. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng thực chất, chú trọng giáo dục đạo đức, lao động và nghề nghiệp cho học sinh các cấp. Chú ý đến quá trình nâng cao chất lượng giáo dục của miền núi và học sinh dân tộc.

- Củng cố và phát triển hệ thống cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh. Giai đoạn đến năm 2015 đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, phòng bộ môn) cho các trường mầm non, THCS và nâng cấp các phòng học xuống cấp.

- 100% Cán bộ quản lý tốt nghiệp đại học sư phạm, trong đó có 15 người có trình độ thạc sỹ, 100% được đào tạo cử nhân quản lý giáo dục và trung cấp chính trị.

- 70% giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng và đại học; 70% giáo viên tiểu học trở lên có trình độ đại học, 80% giáo viên THCS có trình độ đại học. Chọn và đào tạo từ 10 đến 15 thạc sỹ là nhà giáo các cấp.

d. Về môi trường

- Phát triển hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường bền vững. Các loại chất thải (nước thải, chất thải rắn) tại các khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp, nơi khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; khu đô thị, nơi nuôi trồng thủy sản được xử lý triệt để theo công nghệ tiên tiến.

- Tiếp tục duy trì và bảo vệ tốt rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (đặc biệt là khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã, khu vực Bà Nà - Núi Chúa); nâng cao hiệu quả rừng sản xuất.

4.1.2. Giải pháp cụ thể

Khi cuộc sống mưu sinh, cơm áo gạo tiền là vấn đề thường ngày của mỗi gia đình khó khăn trong việc lựa chọn cho con đi học hay để trẻ đi làm thêm phụ giúp gia đình những công việc nhà hay làm đồng áng, lao động phổ

84

cấp chính quyền. Sau đây là những biện pháp tất yếu cần làm tại huyện Hòa Vang để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập, mức sống cho người dân trên địa bàn huyện.

a. Huy động vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội

Dự báo tổng nhu cầu vốn đầu tư huyện Hòa Vang thời kỳ 2011-2020 là 17.700 tỷ đồng. Đầu tư vào các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 45%, dịch vụ khoảng 45% và nông nghiệp khoảng 10% cho giai đoạn 2011-2020.

Vì vậy, việc huy động vốn đầu tư nước ngoài vào huyện có vai trò hết sức quan trọng. Đó vừa là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư, vừa là một cách để chuyển giao công nghệ, cũng là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế…

Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư và kêu gọi đầu tư ưu tiên phát triển một số điểm du lịch mới trên địa bàn huyện, phát triển mạnh du lịch, nhất là du lịch sinh thái, kết hợp với tìm hiểu lịch sử, truyền thống văn hóa.

Để thu hút được vốn đầu tư cần:

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các cụm thương mại-dịch vụ.

- Tiếp tục xây dựng chương trình nông thôn mới gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hoàn chỉnh. Ngoài quy hoạch kết cấu hạ tầng trên các lĩnh vực nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, huyện Hòa Vang phải đặc biệt chú trọng xây dựng các tuyến đường giao thông huyết mạch và giao thông kiệt hẻm.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch nhằm thu hút sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp. Quy hoạch khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống: làng chiếu Cẩm Nê, đan đát Yến Nê, nghề rượu cần ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cơ tu xã Hoà Phú, làng bánh tráng

85

hóa, phục vụ khách du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân.

b. Môi trường xã hội huyện lành mạnh, an ninh

-Phát triển sản xuất gắn liền với mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Một mặt nâng cao năng lực tiếp thị của các doanh nghiệp, mặt khác phải tạo sức cạnh tranh của các sản phẩm địa phương đối với các sản phẩm bên ngoài.

Tổ chức các hình thức tiếp xúc thị trường như triển lãm, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo...đồng thời tổ chức điều tra thông tin thị trường nhằm có chiến lược sản xuất trong tương lai.

- Đi liền đó là tích cực chăm lo công tác an sinh xã hội, thu ngân sách ngày càng hiệu quả và bền vững. Bảo đảm công tác quốc phòng-an ninh, nhất là hạn chế tội phạm phát sinh vùng nông thôn. Tập trung công tác xây dựng Đảng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với những lĩnh vực dễ phát sinh sai phạm.

c. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ

- Có các biện pháp gắn phát triển khoa học, công nghệ với sản xuất; ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và các lĩnh vực khác như: quản lý, điều hành. Không nhập các thiết bị có công nghệ lạc hậu cũng như thiết bị gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

-Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, có hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

- Thường xuyên tổ chức các chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn miền núi nhằm góp phần mang lại diện mạo mới cho những vùng nông thôn nghèo, cải thiện kinh tế nông hộ tại huyện Hòa Vang. Qua đó nâng cao năng suất, chất lượng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)