Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 37 - 43)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Huyện Hoà Vang nằm từ 15°56' Bắc đến 16°13' Bắc và từ 107°49' Đông đến 108°13' Đông. Hòa Vang là một huyện ngoại thành, bao bọc phía Tây của Thành phố Đà Nẵng.

· Phía Bắc giáp huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên - Huế

· Phía Đông giáp các quận của TP Đà Nẵng (trừ quận Sơn Trà, bao gồm

các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ).

· Phía Tây giáp huyện Nam Đông – tỉnh Thừa Thiên – Huế và huyện

Đông Giang – tỉnh Quảng Nam.

· Phía Nam giáp huyện Đại Lộc và thị xã Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam.

Toàn huyện có diện tích đất tự nhiên là 736.91 km². Trong đó, đất nông nghiệp là 599.73 km², chiếm 81,38%. Dân số là 120,698 người, mật độ trung bình 164 người/km² (số liệu thống kê tháng 12/2011). Gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó, Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Tiến là 3 xã đồng bằng, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Sơn, Hòa Liên là các xã trung du và 3 xã miền núi là Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa Bắc.

Huyện Hòa Vang là huyện nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng, diện tích đất tự nhiên là 73.488 ha (chiếm 74,8% diện tích của thành phố Đà Nẵng), Trong đó Đất nông nghiệp 65.316 ha, đất phi nông nghiệp 7.271 ha và đất chưa sử dụng 901,7 ha. Toàn huyện có 11 xã với 119 thôn, trong đó có 3

28

xã đồng bằng, 4 xã trung du, 4 xã miền núi [Số liệu năm 2014].

b. Địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng

+ Về địa hình, Hoà Vang có địa hình rộng trên cả ba vùng miền núi, trung du và đồng bằng, đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế và xã hội của huyện, có nhiều tiềm năng và thế mạnh cho sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho huyện phải vượt qua. - Vùng núi và núi cao phân bổ hầu hết ở các xã phía Tây Bắc, trong đó có 4 xã miền núi là Hoà Bắc, Hoà Ninh, Hoà Phú và Hoà Liên với diện tích 56.476,8 ha, bằng 79,84% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, đa số đồi núi có độ cao từ 400m đến 500 m, cao nhất là đỉnh núi Bà Nà (1487m). Đất đai có nguồn gốc chủ yếu đá biến chất, đất đỏ vàng… ở đây tập trung nhiều rừng đầu nguồn, có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của huyện và thành phố. - Vùng trung du phân bổ tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng với diện tích 11.171 ha chiếm 15,79%, hầu hết là đồi núi thấp xen kẽ với những cánh đồng nhỏ hẹp, bao gồm các xã Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Nhơn và Hoà Sơn. ở đây phần lớn đất bị xói mòn, bên cạnh đó có một số diện tích được bồi đắp bởi lớp phù sa mới và phù sa ven suối bồi tụ hằng năm. - Vùng đồng bằng hẹp, tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 2 đến dưới 10m, đất chủ yếu được bồi đắp bởi phù sa ven sông mang lại hằng năm do lũ lụt ngập lớn, gồm các xã Hoà Phước, Hoà Châu và Hoà Tiến, có 25 tổng diện tích tự nhiên 3087.2 ha, chiếm tỷ lệ 4,36%, nhưng dân số lại tập trung chiếm 33 % của toàn Huyện.

+ Về khí hậu: Hoà Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, có một mùa mưa và một mùa khô, thỉnh thoảng có đợt rét mùa đông nhưng không rét đậm và kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,6 0C, độ ẩm tương đối trung bình là 82%, lượng mưa trung bình 1870mm. Hướng gió thịnh hành xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 2 là gió mùa Đông Bắc, hướng gió

29

chính từ tháng 5 đến tháng 7 là gió mùa Đông Nam và Tây Nam. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trồng rừng. Tuy nhiên, do địa hình dốc, lượng mưa thường tập trung vào tháng 10 và 11 nên lũ lụt thường xuất hiện trong thời gian này hàng năm, gây ngập úng các vùng thấp. Lũ quét lịch sử chưa từng thấy đã xuất hiện năm 1999 tại các điểm Hoà Phú, Hoà Ninh, Hoà Phong, Hoà Bắc và Hoà Liên ngay trong thời gian mưa lớn, lũ lên rất nhanh nhưng rút lại rất chậm, mực nước trên báo động cấp 3 duy trì trong nhiều ngày. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn chịu ảnh hưởng của bão, bình quân hàng năm từ 1 đến 2 cơn bão, đặc biệt cơn bão số 6 năm 2006 vừa qua là cơn bão lịch sử từ trước đến nay mà nhân dân Hoà Vang chịu nhiều thất thoát, làm sập nhà và tốc mái hơn 90% nhà dân và các công trình, cơ quan, trường học. Tổng thiệt hại ước tính 702 tỷ đồng. Về kinh tế có gia đình và xã phải mất vài ba năm mới khôi phục lại được.

+ Về nguồn nước, Hoà Vang có 3 con sông chính là: Sông Cu Đê, Sông Yên (là nhánh của sông Thu Bồn), Sông Tuý Loan (nhánh của sông A.Vương), sông Bầu Sấu, Sông Vĩnh Điện, Sông Quá Giáng và nhiều ao hồ. Phần lớn nguồn nước và chất lượng nước các sông đáp ứng được nhu cầu kinh tế và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, vào tháng 5 và 6 của mùa khô các sông này bị nhiễm mặn do thuỷ triều có nơi đến 5% như tại vị trí km5 sông Cu Đê.

Về nước ngầm, qua khảo sát và điều tra của Đoàn địa chất 501 thuộc Liên Đoàn địa chất thuỷ văn Miền Nam, mạch nước ngầm ở Hoà Vang có trữ lượng lớn, mực nước ngầm cao. Trong tương lai có thể sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Trên địa bàn huyện, tại Đồng Nghệ (Hoà Khương) có nguồn nước khoáng nóng rất lớn, nhưng chưa được khai thác với qui mô công nghiệp.

30 c. Nguồn tài nguyên

+ Về tài nguyên đất: Huyện Hoà Vang với nhiều loại đất như đã thống kê trong bảng mà quan trọng nhất là nhóm đất phù sa thích hợp với thâm canh lúa trồng rau và hoa quả ở vùng đồng bằng, nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản và chăn nuôi đai gia súc và kết cấu đất vững chắc thuận lợi cho bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật và các khu công nghiệp. Trong tổng quĩ đất tự nhiên, đất sử dụng vào nông nghiệp chiếm 84,38%, đất phi nông nghiệp 8,89%, đất chưa sử dụng 6,73% có khả năng sử dụng vào nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn tương đối lớn cần khai thác trong thời gian đến. Đặc biệt, Hoà Vang là địa bàn diện tích đất rừng lớn, có khả năng phát triển kinh tế trang trại và mô hình VACR.

+ Nguồn tài nguyên rừng phong phú, diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 58.900 ha, trong đó đất rừng sản xuất gần 16.000 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 64%, ngoài vai trò phòng hộ, hệ sinh quyển và là "lá phổi xanh" cho Huyện và Thành phố Đà Nẵng - Đây cũng là lợi thế trong việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ du lịch.

Hòa Vang là một huyện nông nghiệp, hàng năm cung cấp các mặt hàng nông sản cho thành phố. Hòa Vang còn tập trung các dãy rừng phòng hộ cho thành phố Đà Nẵng. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà. Đây là khu rừng có giá trị lớn về đa dạng sinh học, nối liền với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), rừng đặc dụng Nam Hải Vân và dãy rừng tự nhiên phía bắc và tây bắc tỉnh Quảng Nam, tạo nên một dãy rừng xanh độc nhất Việt Nam liên tục trải dài từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào. Rừng tự nhiên Bà Nà - Núi Chúa có kết cấu thành loài đặc trưng cho sự giao lưu giữa hai luồng thực vật phía bắc và

31

phía nam, đồng thời cũng đặc trưng cho khu đệm giao lưu giữa hai hệ động vật Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn, đất chưa có rừng 1.858 ha.

+ Về khoáng sản, hiện tại chỉ mới phát hiện một số tài nguyên khoáng sản sau: đá ốp lát, đá Graníc ở Hoà Nhơn, Hoà Ninh và Hoà Sơn, mỏ cát, sạn xây dựng ở dọc sông Tuý Loan, Quá Giáng trữ lượng hàng năm từ 300.000 m3 đến 500.000m3 , Một ít quặng Volfram ở Hoà Ninh, thiếc ở Đồng Nghệ Hoà Khương, cát thuỷ tinh ở Hoà Liên, đá Felspat ở Hoà Khương, và Hoà Ninh với trữ lượng hàng triệu khối. Hầu hết các xã đồng bằng và trung du đều có đất sét, đất côlanh trữ lượng lớn làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói, đồ gốm.

+Tài nguyên du lịch: Hoà Vang có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho các loại hình phát triển du lịch đa dạng: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng khu vực Bà Nà- Núi Chúa, Đồng Nghệ, Đá Nhảy, Ngầm Đôi, du lịch đường sông (dọc sông Cu Đê), du lịch đồng quê, vườn đồi (thuận lợi cho du khách từ nội thành Đà Nẵng đi nghĩ vào cuối tuần). Các di tích văn hoá cổ như Đình Bồ Bản, Tuý Loan, Dương Lâm - Hoà Phong, Quá Giáng - Hoà Phước, làng cổ Phong Nam - Hoà Châu. Nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt như giao thông, điện, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí được đầu tư đảm bảo, sẽ thu hút một lượng khách không nhỏ tạo ra thu nhập lớn cho huyện.

v Thuận lợi:

- Với vị trí nằm bao bọc về phía Tây của Thành phố, Huyện có ưu thế ở cả ba loại địa hình là miền núi, trung du, đồng bằng, Quỹ đất tự nhiên rất lớn 73.488 ha, chiếm 74,8% diện tích thành phố, trong đó đất Nông, Lâm nghiệp 65.316 ha, đất phi nông nghiệp 7.271 ha và đất chưa sử dụng 901,7 ha - Đây là tiềm năng và lợi thế rất lớn để huyện phát triển trong bối cảnh gắn với quy hoạch phát triển chung của thành phố Đà Nẵng.

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 4.690 ha, mỗi năm có khả năng cung cấp ra thị trường gần 20.000 tấn rau, 1.200 tấn thủy sản, gần 1 triệu con

32

gia cầm các loại …cũng là lợi thế của huyện trong việc cung cấp nguồn thực phẩm cho vùng nội thị thành phố Đà Nẵng

- Huyện có các điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở khu vực Bà Nà - Núi Chúa, Đồng Nghệ, Ngầm Đôi, du lịch trên sông nước ở Trường Định (Hòa Liên), du lịch đồng quê, vườn đồi. Nhiều hồ, đầm tự nhiên ở An Ngãi Tây (Hòa Sơn), hồ Hóc Khế có thể cải tạo thành các công viên du lịch mặt nước. Ngoài ra, với nguồn Tài nguyên khoáng sản hiện có trên địa bàn huyện thuận lợi cho đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng…

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và thu hút nhiều dự án chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển vùng, là cơ hội để giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Đặc biệt, là phát triển du lịch. Các em có một tương lai được đảm bảo tốt hơn, cơ hội đến trường của các em rộng mở hơn, và học sinh, sinh viên ra trường đảm bảo được nhiểu cơ hội việc làm tốt hơn.

v Khó khăn

Một trong những nguyên nhân tác động đến tình trạng bỏ học chính là sự tác động của điều kiện tự nhiên. Huyện Hòa Vang là huyện ngoại thành duy nhất ở phía tây của thành phố Đà Nẵng, tuy đã được xây dựng đường giao thông, nối liền vùng núi với đồng bằng, nhưng, với địa hình núi hiểm trở, nhất là những ngày mưa gió, bão lũ, nước trên nguồn tràn về làm các phương tiện tham gia giao thông, các em đi học rất nguy hiểm, nhất là các em ở 4 xã miền núi.

33

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 37 - 43)