TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 97)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.2. TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC

4.2.1. Mục tiêu

- Đến năm 2020 Huyện sẽ huy động 50% trẻ nhà trẻ; 98% trở lên trẻ mẫu giáo ra lớp. Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy học. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng thực chất, chú trọng giáo dục đạo đức, lao động và nghề nghiệp cho học sinh các cấp. Chú ý đến quá trình nâng cao chất lượng giáo dục của miền núi và học sinh

88

- Củng cố và phát triển hệ thống cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh. Giai đoạn đến năm 2020 đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, phòng bộ môn) cho các trường mầm non, THCS và nâng cấp các phòng học xuống cấp.

- 100% Cán bộ quản lý tốt nghiệp đại học sư phạm, trong đó có 15 người có trình độ thạc sỹ, 100% được đào tạo cử nhân quản lý giáo dục và trung cấp chính trị.

- 70% giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng và đại học; 70% giáo viên tiểu học trở lên có trình độ đại học, 80% giáo viên THCS có trình độ đại học. Chọn và đào tạo từ 10 đến 15 thạc sỹ là nhà giáo các cấp.

4.2.2. Giải pháp cụ thể

a. Kiện toàn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

- Tiếp tục miễn giảm học phí 100% cho học sinh nghèo, hỗ trợ các dụng cụ học tập, xe đạp, quần áo… cho các em có hoàn cảnh khó khăn, để vấn đề chi phí không còn là nan giải cho cha mẹ các em, tạo động lực thúc đẩy các em đến trường.

- Thầy cô giáo phải phối hợp với cha mẹ học sinh và phải có trách nhiệm trau dồi những kinh nghiệm chăm sóc trẻ em, quan tâm các em thường xuyên kịp thời, nắm bắt tâm sinh lý tuổi mới lớn, tạo nền tảng kiến thức, chỗ dựa tinh thần cho các em khi bước vào xã hội, tránh bị bạn bè lôi kéo, sa ngã vào những cạm bẫy, tệ nạn xã hội.

- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở Phòng giáo dục và các trường học, triển khai công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài ở các nhà trường, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

89

chính, trong quản lý tài sản. Đề cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý trường học nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị. Xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm quy chế dân chủ, mất đoàn kết nội bộ; quản lý thu chi tài chính sai nguyên tắc…

- Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cán bộ công chức, học sinh, không để xảy ra các hiện tượng vi phạm trong chấp hành pháp luật, chủ trương của đội ngũ cán bộ công chức.

- Có kế hoạch sắp xếp bố trí đủ giáo viên, sắp xếp hợp lý đội ngũ hiện có tạo động lực cho người dạy. Trên cơ sở định mức lao động, chế độ làm việc của giáo viên, có chính sách khuyến khích giáo viên dạy giỏi. Tiếp tục thực hiện đầy đủ các chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên các xã miền núi.

- Các trường xây dựng kế hoạch và dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém cho từng khối, mỗi khối có 1 lớp phụ đạo học sinh học yếu, kém và có danh sách cụ thể từng học sinh.

- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong nhà trường theo dõi tình hình học tập của từng em.

- Mỗi lớp đều xây dựng đôi bạn cùng tiến và nhóm bạn cùng học trong đó học sinh khá, giỏi sẽ luôn giúp đỡ học sinh yếu, kém bằng cách hướng dẫn nhiều lần đối với một dạng bài tập để giúp bạn thuộc phương pháp giải.

- Tiếp tục được sự hỗ trợ Chương trình học bổng Spell của Tổ chức Đông – Tây Hội ngộ đã hỗ trợ kinh phí cho giáo viên giảng dạy các lớp HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ để thiết kế giáo án, giáo án phải được soạn mới phù hợp với hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ.

- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn, phù hợp với đặc

90

của trường, các trường miền núi có học sinh dân tộc Kơ Tu như THCS Nguyễn tri Phương, THCS Ông Ích Đường cần chú trọng rèn thêm cho các em kĩ năng sử dụng tiếng Việt.

- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức.

- Định hướng cho các em ngay từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường nhận thức đúng đắn về việc đến trường, ý nghĩa của việc học tập mang lại lợi ích cho bản thân như thế nào như tổ chức những buổi nói chuyện thân mật cuối tuần, dã ngoại khám phá những điều mới mẻ, bổ ích…giúp các em nhận ra đất nước ta ngày càng phát triển, khoa học công nghệ tiên tiến, các em cần phải ý thức được sự phát triển, cần cập nhật kiến thức, thông tin và rèn luyện mỗi ngày.

b. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học

- Đầu tư xây dựng trường mầm non Hòa Liên 2 và Mầm non Hoa Mai để hoàn thành 100% trường học trên địa bàn huyện Hòa Vang đạt chuẩn Nông thôn mới. Xây dựng phòng học theo nhu cầu 2 buổi/ ngày đối với 4 trường tiểu học của huyện Hòa Vang.

- Đầu tư cho việc dạy và học, tổ chức hoạt động thể dục thể thao, ngoài giờ lên lớp như mua sách đồ dung dạy học, đồ dùng đồ chơi …

- Đầu tư các lớp bổ túc, dạy nghề để các em có những hướng đi mới, tốt đẹp hơn trên hành trình bước vào đời.

- Ưu tiên đầu tư cho các nhu cầu bức thiết như xây dựng nhà vệ sinh, phòng học, nhà ăn, tường rào, mua sắm bàn ghế, trang thiết bị công nghệ thông tin.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách để đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư cho giáo dục, đặc

91

giáo dục ngoài công lập. Lựa chọn các dự án và khuyến khích đầu tư theo các hình thức BOT, PPP... nhằm thu hút vốn ngoài ngân sách nhà nước. Có chính sách hỗ trợ để có mặt bằng xây dựng trường.

- Khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao ở khu vực đô thị và các vùng có điều kiện kinh tế phát triển.

- Phấn đấu đến 2020, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông đủ các phòng chức năng, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng học tin học, thư viện... và các khu chức năng khác phục vụ các hoạt động giáo dục.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành, hoạt động giảng dạy ở Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường. Phát huy hiệu quả kế hoạch phối hợp với trường ĐHSP Đà Nẵng trong việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên về công nghệ thông tin, nhằm đổi mới phương pháp dạy và học, chia sẻ dữ liệu dùng chung nhằm tối ưu hoá nguồn lực đầu tư.

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm thiết bị cho các phòng thực hành với mục tiêu nâng cao kĩ năng thực hành cho học sinh, đầu tư chất lượng và đồng bộ. Tăng cường đầu tư xây dựng các phần mềm nghe, nhìn, thí nghiệm kĩ thuật số, xây dựng bài giảng điện tử trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. Từng bước đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cấp trường, địa phương và cấp toàn ngành. Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung.

4.3. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO NGƯỜI DÂN VÀ TRẺ EM

Để thực hiện thành công các giải pháp trên, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho cán bộ, công chức của toàn bộ hệ thông chính trị các cấp, các tầng lớp nhân dân, các nhà trường, các doanh nghiệp, tổ chức hiểu rõ

92

lực thành lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

- Xây dựng và đào tạo đội ngũ tình nguyện viên, cộng tác viên cộng đồng về số lượng, nâng cao chất lượng thông qua tập huấn, đào tạo để tuyên truyền rộng rãi và động viên, khích lệ mọi đối tượng trong cộng đồng, tạo điều kiện cho trẻ em tham gia vào các hoạt động có ích trong xã hội, đặc biệt là trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

- Quyền tham gia của trẻ em cần được coi là một hợp phần của tiến trình thực hiện dân chủ, nâng cao dân trí của Đảng và Nhà nước. Thực -hành quyền tham gia của trẻ em trong đời sống chính trị, xã hội và gia đình sẽ đáp ứng được các mục tiêu và mang lại nhiều lợi ích như:

Ngoài ra, các mối quan hệ bình đẳng, thân thiện, tin cậy giữa trẻ em với cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình được từng bước hình thành mà vẫn không phá vỡ quan hệ truyền thống trong gia đình Việt Nam.

- Các giá trị truyền thống về ngôi thứ, tôn ti, quyền uy trong gia đình được bổ sung và hài hòa với các giá trị mới về bình đẳng, trách nhiệm. Môi trường giáo dục và chăm sóc trẻ em trong gia đình từng bước thích ứng và hòa nhập với các giá trị toàn cầu, đặc biệt là giá trị quyền con người.

- Nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng của trẻ em vào trường đồng thời thu hút trẻ đến trường mầm non, nhà trường nên cung cấp các bữa ăn nhẹ hàng ngày cho trẻ mầm non ở các vùng nghèo nhất. Bên cạnh cung cấp bữa ăn, nhà trường cũng có các hoạt động nhắm đến cha mẹ học sinh nhằm nâng cao kiến thức của họ về thực phẩm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, bao gồm cả trình diễn nấu ăn. Việc này có sự phối hợp của các giáo viên, các tập huấn viên từ trung tâm y tế huyện và các nhân viên y tế từ các trạm y tế xã.

- Phối hợp với nhà trường, các thầy cô giáo, hội phụ huynh viết các tin bài liên quan đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học, phong trào “Xây

93

Định kỳ phát triển hệ thống loa của nhà trường và phường/xã để tạo môi trường dư luận đồng thuận ủng hộ.

- Xác định vấn đề ưu tiên cần tìm kiếm sự hỗ trợ là gì (hoạt động gây quỹ, đóng góp ngày công lao động, đưa nội dung thực hiện hỗ trợ trẻ em học tập tích cực vào hương ước làng xã; lồng ghép với công tác thi đua khen thưởng...) để xây dựng kế hoạch tìm kiếm sự hỗ trợ được cụ thể, phù hợp với đối tượng, theo thời gian tháng/quý/năm.

- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (HPNVN) với vai trò là một tổ chức chính trị xã hội chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ và trẻ em, trong những năm qua đã có nhiều hoạt động để góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.

- Vận động xã hội tổ chức các sự kiện về quyền của trẻ em hoặc có sự tham gia của trẻ như: Diễn đàn, các cuộc liên hoan văn hóa - nghệ thuật của trẻ, các cuộc gặp mặt về công tác xã hội của trẻ em… Xây dựng các nhóm nòng cốt, thực hiện các hoạt động trọng tâm của phong trào và truyền thông nêu gương như những sáng kiến, hình mẫu.

- Mời cha mẹ học sinh và người dân địa phương tham gia giáo dục trẻ em về truyền thống của họ như làm nghề thủ công và âm nhạc truyền thống với mục đích giúp các em hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình.

- Vận dụng tốt các kỹ năng thuyết phục, thương thuyết, trình bày vấn đề và chuyển tải thông điệp “Dạy và học tích cực” cùng với các kỹ năng truyền thông khác để triển khai vận động tìm kiếm sự hỗ trợ giúp trẻ em học tập tích cực.

- Khuyến khích sự tham gia của cha mẹ học sinh trong các hoạt động quanh trường, như mời họ tham gia vào giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân và sức khỏe. Tại các trường mầm non cha mẹ học sinh còn đến giúp nấu ăn và

94

hoạt động trong và ngoài nhà trường. Họ them gia nhiều hơn vào các hoạt động của nhà trường, giúp tạo ra môi trường học tập tốt hơn cho trẻ.

- Hỗ trợ phát triển vườn rau nhỏ cho các trường. Vườn rau này do các giáo viên và học sinh chăm sóc hàng ngày. Việc này nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho học sinh và giáo viên các trường nội trú. Nhằm tiết kiệm nước sạch, nhà trường xây dựng một hệ thống trữ nước thải từ nhà tắm và nhà bếp để tưới rau trong vườn trường.Việc bổ sung rau cho các bữa ăn không chỉ nâng cao chất lượng dinh dưỡng bữa ăn của học sinh nội trú mà còn nâng cao nhận thức của học sinh về dinh dưỡng, vệ sinh và an toàn thực phẩm. Hoạt động này đồng thời giúp học sinh biết cách trồng rau, đây cũng là một cách khác giúp học sinh và phụ huynh thấy được giá trị khi đến trường. - HPNVN đã ký kết với Bộ GD&ĐT, Hội Khuyến học Việt Nam và một số cơ quan đoàn thể, với hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như UNICEF, thực hiện các chương trình về giáo dục gồm: giáo dục sống khỏe mạnh và kĩ năng sống nhằm củng cố và mở rộng các cơ hội học tập cho trẻ em, mô hình liên kết tín dụng cho đối tượng, là phụ nữ nghèo có con bỏ học và có nguy cơ bỏ học, xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

95

KẾT LUẬN

Hiện nay, Hoà Vang là huyện ngoại thành duy nhất nằm trên phần đất liền của thành phố Đà Nẵng, là nơi vẫn còn nhiều học sinh bỏ học trong những năm qua. Hệ lụy của việc các em bỏ học là Gia tăng dân số, giảm chất lượng nguồn nhân lực, cần nhiều đầu tư do phải đào tạo lại. Tăng tệ nạn xã hội do thiếu hiểu biết pháp luật; có nhiều thời gian nhàn rỗi, dẫn đến một lượng lớn thanh thiếu niên không có tri thức, không có nghề nghiệp ổn định, không có thu nhập tương đối, và cuộc sống càng nghèo khó. Chất lượng chăm sóc con cái thấp do thiếu hiểu biết và thiếu kĩ năng làm cha mẹ. Giảm hiệu suất giáo dục, làm hạn chế việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí của giáo dục. Cản trở thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục của địa phương và cả nước. Mất cân đối trong phát triển hệ thống giáo dục và quy mô giáo dục. Góp phần làm tăng tình trạng lao động trẻ em và là nguyên nhân gây ra lao động trẻ em.

Có nhiều yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của trẻ em huyện Hòa Vang . Những nguyên nhân chính xuất phát từ bốn nhóm nhân tố gia đình, trẻ em, xã hội và nhà trường.

Từ nhóm nhân tố gia đình, nguyên nhân chính là đói nghèo, kinh tế khó khăn, mức sống thấp có ảnh hưởng quyết định đến việc đi học của trẻ. Kết

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)