Các nhân tố từ nhà trường

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 30 - 34)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Các nhân tố từ nhà trường

a. Chi phí cho giáo dục đắt đỏ

Do khó khăn về kinh tế, cha mẹ không đủ điều kiện chi trả học phí và các khoản chi phí liên quan đến học tập. Số liệu do Bộ GD&ĐT khảo sát trong 6 năm trở lại đây (2000- 2006) về đầu tư và cơ cấu tài chính cho giáo dục Việt Nam cho thấy cộng tất cả học phí và 5 khoản chi ngoài học phí (đóng góp cho trường lớp, mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập, học thêm, quần áo đồng phục) thành chi phí học tập thì chi phí học tập gấp 2.2 - 2.7 lần học phí. Theo điều tra SAVY 2008, bỏ học vì không có tiền đóng học phí là nguyên nhân cao thứ 2 (chiếm 18%), sau nguyên nhân “phải làm việc cho gia đình” (chiếm 19%). Tại các tỉnh Sóc Trăng, Bình Thuận và Khánh Hòa, hoàn cảnh gia đình khó khăn là nguyên nhân của 35% số học sinh THCS bỏ học. Khoảng gần một nửa học sinh bỏ học và 60% số học sinh chưa bao giờ đến trường nói các em không thể trả học phí và việc nhà quá nhiều (VASC, 1999). Thêm nữa, chi phí cho giáo dục trung học cao hơn đáng kể so với chi phí cho giáo dục tiểu học, và là gánh nặng không kham nổi đối với phần lớn cha mẹ của trẻ em nghèo (UNDP, 1998).

Có một thực tế chung là không một quốc gia nào trên thế giới có khả năng cung cấp cho toàn dân một nền GD miễn phí. Thực tế này đòi hỏi phải có chính sách huy động mọi nguồn lực từ trong dân cư trước hết là từ những gia đình có nhu cầu cho con em đi học. Dựa trên các số liệu của Bộ GD-ĐT

21

và Tổng cục Thống kê, thì phần chi của người dân cho giáo dục chiếm hơn 40% trong tổng chi phí xã hội cho giáo dục, còn phần chi của ngân sách nhà nước chiếm khoảng 59%. Theo dự thảo Nghị định Quy định cơ chế thu và sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2011-2012 trở đi, học phí sẽ được điều chỉnh tăng theo tỷ lệ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân hàng năm do cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ thông báo. Vậy với mức học phí như vậy thì chi phí cho học sinh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ thay đổi ra sao, và chuyện chi phí cho việc học trước đây là một gánh nặng đối với các phụ huynh nói chung và đối với các gia đình nghèo thì hiện nay sẽ ra sao, gánh nặng này tăng lên hay giảm đi. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có các hình thức hỗ trợ cho học phí và các quy định về khung học phí từ năm 2010 nhưng học phí như vậy thì tổng chi phí của học sinh ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ là bao nhiêu và Chi phí như vậy có làm giảm cơ hội tham gia học tập của các nhóm đối tượng khó khăn hay không. Thực tế cho thấy vấn đề về chi phí và khả năng có thể trang trải được chi phí của một học sinh là một vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng. Đó là vì khả năng trang trải được các chi phí của các nhóm học sinh là khác nhau nên chính sách về học phí cũng như các chi phí khác tác động rất lớn đến người dân và toàn xã hội.

Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh việc lựa chọn một trường học phù hợp với năng lực và sở thích thì vấn đề học phí và chi phí sinh hoạt cũng là một vấn đề đáng quan tâm đối với quý bậc phụ huynh và các em học sinh. Thực tế cho thấy, có nhiều học sinh trúng tuyển vào các trường rồi mới ngỡ ra rằng điều kiện kinh tế của gia đình không đủ để theo học.

b. Giáo viên chưa quan tâm đến hoàn cảnh của trẻ

Nghề giáo là một trong số những nghề cao quý trong xã hội. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có quan điểm giống nhau về nghề dạy học. Hiểu về

22

nghề giáo để có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn là một yêu cầu không chỉ với những người trong ngành mà còn với toàn xã hội. Đặc biệt với những người đang và sẽ có ý định lựa chọn con đường làm “kỹ sư tâm hồn” cho thế hệ trẻ thì công việc này càng trở nên quan trọng.

Nghề giáo là một nghề rất vất vả và cần rất nhiều hy sinh trong lặng lẽ. Nghề giáo chỉ nhàn hạ với những người thầy không có trách nhiệm với nghề. Ngoài giờ dạy chính khóa, giáo viên về nhà còn phải soạn giáo án, chấm bài, ghi sổ sách, những công việc tốn thời gian nhất. Nghề giáo viên là một nghề cao quý, nhưng nghề cao quý không có nghĩa là nghề có thu nhập cao. Đồng lương không cao khiến nhiều giáo viên không thiết tha với công việc. Vì vậy, trẻ em đang trong giai đoạn trưởng thành, nhưng chưa thật sự nhận được quan tâm đúng lúc của gia đình và giáo viên chủ nhiệm. Vì những tác động tiêu cực từ xã hội, gia đình, với cái nhìn thiển cẩn của trẻ, cũng khiến các em bỏ bê việc học.

c. Chương trình học nhiều, thời gian tiếp thu bài trên trường lại ngắn, trẻ không tiếp thu kịp

Chương trình giáo dục không thiết thực, nặng tính hàn lâm, ít phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ (Giáo dục và Phát triển, 2002; Kabeer 2005; VietnamNet Bridge 2009), đơn điệu nghèo nàn và ít các hoạt động ngoại khóa (UNICEF, 2008) là một trong những nguyên nhân muốn bỏ học. Cải cách chương trình giáo dục tuy đã được thực hiện khá nhiều lần, nhưng đa phần chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Có một nghịch lý: Một mặt, cả giáo viên và học sinh đều than là chương trình giáo dục của ta quá nặng nề, thậm chí ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của trẻ. Song mặt khác, những gì thu nhận được trong trường học lại không đủ để trang bị cho các em vốn kiến thức, vốn nhận thức để vào đời.

23

Các em phải học quá nhiều môn, trong đó có nhiều môn nặng về lý thuyết như lịch sử, địa lý, văn học, giáo dục công dân. Do chương trình giảng dạy nặng về kiến thức, thời gian giang dạy trên lớp ngắn làm cho số học sinh yếu, kém không theo kịp nội dung giảng dạy trên lớp .

Môi trường học vẫn bị trói buộc trong bốn bức tường của lớp học, khiến cả giáo viên lẫn học sinh trở thành những người xử lý kiến thức thụ động. Các chương trình học ngoại khoá, tìm hiểu thực tế v.v... ít hoặc không được đưa vào giảng dạy. Phương pháp đó làm học sinh ù lì, thui chột dần khả năng sáng tạo.

Việc thiếu hụt các chương trình ngoại khoá nhằm tăng cường các kỹ năng sống khiến các em bị hổng về mặt này, gây nhiều hậu quả khó lường. Đơn cử, việc không chú trọng phổ cập các kiến thức về tình dục lành mạnh khiến các em tự tìm tòi thông tin qua các kênh không chính thống, gây hậu quả tiêu cực. Hệ quả là học sinh xao lãng việc học và bỏ học.

d. Trường còn thiếu cơ sở vật chất, tổ chức, quản lý trường lớp kém

Khoảng 80% giáo viên hiện nay đáp ứng được với đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi rất lớn sự tương thích về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Thực tế cho thấy ở những cơ sở có điều kiện nay đủ về vật chất, trang thiết bị, cùng với sự đồng bộ về đội ngũ, chất lượng dạy - học rất cao kể từ khi thực hiện phương pháp mới, chương trình mới. Còn ngược lại, không ít nơi đã gặp hệ quả chẳng mấy đẹp.

Sự chưa đồng đều về cơ sở vật chất trường lớp là một thực tế có tính lịch sử khách quan.

Kèm theo đó, là tổ chức quản lý trường lớp yếu kém, khiến các học sinh vì sự bốc đồng của tuổi trẻ mà dẫn đến hiềm khích, đánh nhau trong trường học, hay rủ rê, sa ngã vào các tệ nạn. Các yếu tố trên là một trong những nguyên nhân khiến các em dẫn đến nghỉ học.

24

e. Hiện tượng tiêu cực: giáo viên “đè”

Có những nguyên nhân là do một số giáo viên còn ít hiểu về tâm lý học sinh cho nên chưa tạo được môi trường thân thiện trong giao tiếp ứng xử, ví dụ, giáo viên nghiêm khắc có thể mắng một hai câu, nhưng, với một số trẻ đang ở tuổi trưởng thành, điều đó có thể trở thành một cú sốc tâm lý thực sự, các em cảm thấy cách cư xử của giáo viên như thế là quá đáng, khiến các em tức tối và không muốn đi học. Ngoài ra, là do công tác chủ nhiệm của một số giáo viên còn yếu, chưa nhiệt tình. Giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh cuộc sống các học sinh của mình. Bên cạnh đó, có một số giáo viên vì các lý do cá nhân hay do chương trình học trên trường nặng, các em không theo bài kịp đã tổ chức các lớp học dạy thêm, học thêm, nhưng, do nhiều em vì điều kiện khó khăn, hay nhác học đã không tham gia, đã xảy đến hiện tượng thiên vị điểm số, xảy ra các trường hợp ganh đua nhau trong học tập không lành mạnh, nhiều em ghét nhau, hay bức xúc. Là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự chán học của trẻ em.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 30 - 34)