Tình trạng bỏ học của trẻ em huyện Hòa Vang những năm qua

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 62 - 72)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.3. Tình trạng bỏ học của trẻ em huyện Hòa Vang những năm qua

nước cấp cơ cấu chi theo tỷ lệ 80% chi con người và 20% chi hoạt động. Tuy nhiên, trong thực tế kinh phí chi hoạt động của các đơn vị thấp hơn tỷ lệ quy định. Nguyên do, đối với các trường của bậc tiểu học việc giao chỉ tiêu biên chế khoán so với thực tế chưa đảm bảo dẫn đến các trường phải trả tiền tăng thay, tăng giờ rất nhiều. Ngoài ra, Phòng Giáo dục và đào tạo cũng đã bố trí một khoản kinh phí tối thiểu từ chi khác của 3 bậc học để tại Phòng Giáo dục và đào tạo để đáp ứng đủ các hoạt động chỉ đạo dạy học cũng như mua sắm, xây dựng cho các đơn vị phục vụ cho công tác dạy và học của toàn ngành.

3.1.3. Tình trạng bỏ học của trẻ em huyện Hòa Vang những năm qua qua

Là một nước có truyền thống dành ưu tiên cao cho giáo dục, Đảng và Chính phủ trong Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã xác định “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển”. Hàng năm, Chính phủ Việt Nam đã dành 20% ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục. Đặc biệt, đối với trẻ em, quyền được học tập được khẳng định trong Hiến

53

pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong việc sớm phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, trong Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học và Việt Nam đã dành những nỗ lực và nguồn lực đáng kể để thực hiện quyền này.

Hoà Vang là huyện ngoại thành duy nhất nằm trên phần đất liền của Đà Nẵng, nằm cách xa trung tâm thành phố, là vùng nông thôn duy nhất tại TP. Đà Nẵng. Huyện Hòa Vang có tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao so với mặt bằng chung của thành phố, và số lượng trẻ em bỏ học ở nơi đây còn nhiều. Theo bảng số liệu của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện thống kê thì số lượng học sinh bỏ học biến động qua các năm từ năm 2009-2015. Năm học 2009-2010 có 54 trẻ, qua năm học sau đã tăng lên 78 trẻ (2010-2011), và giảm xuống còn 54 trẻ (năm học 2012-2013), đến năm 2014-2015 lại tăng lên, có 69 trẻ em nghỉ học.

Biểu đồ 3.1. Tình trạng bỏ học của học sinh từ năm học 2009-2015

54

Tuy phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước nói chung và huyện Hòa Vang nói riêng, đã đạt được vào năm 2000 và có những cải thiện đáng kể trong việc đi học nói chung của trẻ em trong thập kỉ qua, tỉ lệ bỏ học của học sinh trung học vẫn là một thách thức lớn của mục tiêu phổ cập trung học cơ sở tại thời điểm năm 2010.

55

Bảng 3.3. Tổng hợp tình hình học sinh bỏ học qua các năm học từ 2009 – 2015

ĐVT: người

Trong đó Chia ra

Đã vận động ra lớp TCCN..), HN, ÔDCS CSGDK (GDTX, (KTVBỏĐ h, Gọc hĐẳBHT) n

Trong đó Trong đó Trong đó

TT Năm học Tsổống THCS THPT Tổng số THCS THPT Tổng số THCS THPT Tổng số THCS THPT 01 2009-2010 54 21 33 11 5 6 10 0 10 33 16 17 02 2010-2011 78 50 28 29 22 7 6 0 6 43 28 1 03 2011-2012 60 24 36 0 0 0 40 13 27 20 11 9 04 2012-2013 54 28 26 4 3 1 36 19 17 14 6 8 05 2013-2014 61 28 33 8 8 0 44 15 29 9 5 4 06 2014-2015 69 36 33 5 5 0 55 5 6 9 6 3 Ghi chú:

- Số liệu trên đây không tính số học viên bổ túc văn hóa, học sinh bị bệnh nan y phải chữa trị lâu dài, học sinh chuyển đi nơi khác và học sinh khuyết tật

-CSGDK: Cơ sở giáo dục khác

-HN, ODCS: Học nghề, ổn định cuộc sống

-KTVD, GDBHT: Không thể vận động, gia đình bất hợp tác.

Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Hòa Vang

56

Tỉ lệ bỏ học cao nhất ở nhóm học sinh trung học cơ sở sau đó đến nhóm trung học phổ thông. Tỉ lệ bỏ học thấp nhất ở nhóm học sinh tiểu học chứng minh mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đã đạt được trong cả nước từ năm 2000.

Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ trẻ em bỏ học từ năm học 2009 -2015

Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Hòa Vang

Học sinh khi bỏ học đã được nhà trường quan tâm, giáo viên đã liên lạc với gia đình, hay địa phương nơi các em cư trú để giúp đỡ và ngăn chặn học sinh có nguy cơ bỏ học. Trong các năm học vừa qua thì năm 2009-2010 đã vận động được 11/54 em, cao nhất là năm 2010-2011 là 29/78 em. Càng về năm 2015, thì số trẻ em được vận động đi học trở lại càng ít, có năm học 2011-2012, không vận động được em nào, năm 2014-2015 được 5 em. Thực tế, việc nắm rõ số lượng, đối tượng có ý định nghỉ học vào mỗi thời điểm rất khó khăn. Tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác ngăn chặn học sinh bỏ học đều kiêm nhiệm nhiều công việc. Trong khi đó, công việc chống bỏ học lại yêu cầu cao, thực hiện nhiều công việc thường xuyên, chi tiết, cẩn thận và mất nhiều thời gian.

57

Số học sinh bỏ học, có nguy cơ bỏ học, tái bỏ học, hoặc chuyển sang học ở các cơ sở giáo dục thường xuyên, học nghề, ổn định cuộc sống luôn dao động từ năm 2009-2015, thấp nhất là năm học 2010-2011 chỉ có 06 học sinh đã chuyển sang các CSGD khác học bổ túc hoặc học nghề, cao nhất là năm 2014-2015 là 55 em.

Biểu đồ 3.3. Số lượng trẻ tham gia vào các cơ sở giáo dục khác, học nghề, ổn định cuộc sống từ năm 2009-2015

Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Hòa Vang

Số còn lại thì các em bỏ học hẳn. Nguyên nhân một phần là do sự bất hợp tác từ phía gia đình, thái độ của cha mẹ học sinh không quan tâm và học sinh chán học, sợ đến trường, phần khác là do mặt trái của nền kinh tế thị trường, những ảnh hưởng tiêu cực của những văn hóa phẩm không lành mạnh, của lối sống thực dụng coi thường các chuẩn mực đạo lý, nhân văn, các tệ nạn xã hội, ma túy đang có nguy cơ xâm nhập học đường.

3.2. PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN BỎ HỌC CỦA TRẺ EM TẠI HUYỆN HÒA VANG

58

ngày càng tăng, ngoài các số liệu, thông tin của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hòa Vang cung cấp, em đã xây dựng các bảng điều tra, thăm dò ý kiến của chính những trẻ em bỏ học, cha mẹ học sinh nghỉ học và của các giáo viên, cán bộ quản lý trường học trên địa bàn huyện Hòa Vang nhằm đánh giá một cách khách quan hơn.

Theo cuộc điều tra từ góc nhìn của trẻ em, cao nhất trong nhóm nguyên nhân trẻ bỏ học, 17%, do hoàn cảnh khó khăn, các em phải giúp cha mẹ làm việc nhà, có nhiều gia đình làm nông, các em buổi đi học, buổi phải ra đồng, nhiều em khác phải làm những công việc tay chân. Về nhà rất mệt mỏi, các em không có thời gian học bài và dần vì mưu sinh, cơm áo gạo tiền, các em phải nghỉ học. Tiếp theo, 16%, đứng thứ nhì trong nhóm nguyên nhân khiến các em bỏ học là khoảng cách từ nhà đến trường xa, với lứa tuổi còn nhiều tâm sinh lý không ổn định, việc lười học, và nhiều cám dỗ, nguy hiểm trên quãng đường đến trường, hay việc đi học giữa trời nắng nóng, mưa bão là nguyên nhân sâu xa khiến các em bỏ học. Đồng thời chính các em không hứng thú, chán với việc học tập, bản thân không nỗ lực trong việc học tập (12%), có đến 11% trẻ em bỏ học suy nghĩ nguyên nhân khiến các em bỏ học là do chi phí đắt đỏ. Và số trẻ em có năng lực yếu, học không vô tiếp thu chậm chiếm 9%. Có 8% học sinh đồng ý chương trình học quá nặng, khiến các em không thể tiếp thu bài kịp, về lâu dài, các em không hiểu được những gì các em đang học, dẫn đến việc mất căn bản, và bỏ học. Ngoài ra, 6% học sinh đồng ý việc gia đình thường xảy ra những bất hòa, không hạnh phúc cũng ảnh hưởng tới việc học tập của các em. 5% là do các em có sức khỏe kém, bệnh tật, nghỉ học thường xuyên, dẫn đến các em bỏ học.

59

Biểu đồ 3.4. Đánh giá nguyên nhân bỏ học của trẻ em từ góc nhìn của trẻ

Nguồn: Tác giả điều tra

4% trẻ khác lại cho rằng trường lớp còn thiếu cơ sở vật chất, tổ chức và quản lý trường còn kém dẫn đến tình trạng các em chán trường lớp và nghỉ học. 4% học sinh có suy nghĩ giáo viên dạy học không nhiệt tình, hấp dẫn. Trong khi đó, số học sinh cho rằng giáo viên chủ nhiệm và thầy cô giáo bộ môn chưa thật sự quan tâm đến các em chiếm 3% và 3% học sinh nghĩ giáo viên có chèn ép, gây khó khăn tiêu cực tới các em. Có những em vì là những

60

học sinh cá biệt hay gia cảnh khó khăn nên bị bạn bè xa lánh, số lượng ấy cũng chiếm 2% học sinh khiến các em nghỉ

Còn từ góc nhìn của các giáo viên, cán bộ quản lý các trường trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, các thầy cô lại cho rằng nguyên nhân chính trẻ bỏ học là từ bản thân trẻ, các em không hứng thú hoặc chán nản với việc học tập hay các em không nỗ lực, cố gắng học hành chiếm tỉ lệ cao nhất là 15%. Tiếp đến là khả năng tiếp thu kiến thức của các em yếu, tiếp thu bài chậm 13%. Cao thứ ba chiếm 11% là do hoàn cảnh gia đình các em khó khăn, các em phải đi làm thêm phụ giúp gia đình. 10% thầy cô nghĩ, chính chương trình học quá nặng, đã làm các em không theo kịp, lâu dần khiến các em chán nản, dẫn đến việc nghỉ học. 9% ý kiến lại đồng ý việc quan hệ bạn bè trong giai đoạn lứa tuổi của các em là cũng một trong yếu tố quan trọng, khi bạn bè xa lánh, các em mất dần đi những người bạn chơi đùa, chia sẻ, quan tâm. Ngoài ra, đồng với tỉ lệ ấy là sức khỏe kém cũng là một trong những nguyên nhân bỏ học của trẻ. Đồng thời, gia đình cũng là tác nhân ảnh hưởng đến việc học hành, tương lai của các em chiếm 7%. Giáo viên cảm thấy khoảng cách từ nhà đến trường xa cũng là một trong những nguyên nhân đó chiếm 6%. Tiếp đến nguyên nhân giáo viên giảng dạy không hấp dẫn và chi phí giáo dục đắt đỏ đều chiếm 5%. Có 4% giáo viên nghĩ rằng việc cơ sở vật chất còn thiếu thốn, và quản lý tổ chức yếu kém của nhà trường cũng là một trong những nguyên nhân. 2% còn lại cho rằng nguyên nhân tiêu cực từ việc giáo viên chèn ép, gây khó khăn đến các em đã khiến các em nghỉ học.

61

Biểu đồ 3.5. Đánh giá nguyên nhân bỏ học của trẻ em từ góc nhìn của giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường

Nguồn: Tác giả điều tra

Khi mà từ góc nhìn của trẻ em cho rằng nguyên nhân chính dẫn tới việc các em nghỉ học là do hoàn cảnh gia đình còn khó khăn thì từ góc nhìn của giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường lại cho rằng chính bản thân các em không nỗ lực trong việc học tập là nguyên nhân chính.

62

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 62 - 72)