Nguyên nhân từ phía gia đình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 74 - 81)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Nguyên nhân từ phía gia đình

Đói nghèo là nhân tố được nhắc đến nhiều nhất gây ra tình trạng bỏ học ở trẻ em lứa tuổi 11-18. Do khó khăn về kinh tế, cha mẹ không đủ điều kiện chi trả học phí và các khoản chi phí liên quan đến học tập. Mức tổng thu nhập bình quân của các gia đình theo số liệu điều tra như sau:

65

Biểu đồ 3.8. Tổng thu nhập bình quân/ tháng/ gia đình

Nguồn: Tác giả điều tra

Có những gia đình nghèo, mức thu nhập của hộ chỉ dao động từ 500.000- 1.000.000 VNĐ/ tháng, những gia đình có tình trạng khó khăn thì từ 2.000.000-3.500.000 VNĐ/ tháng. Hầu hết, tập trung vào những gia đình làm nông, vì thời tiết khô hạn, mưa lũ hay do thương lái ép giá mà không thể gặt hái, thu mua đúng mùa vụ. Hoặc những gia đình lao động phổ thong như bốc vác, chở hàng, thợ nề… công việc bấp bênh, mai đây, mai đó, không đảm bảo thu nhập cho gia đình. Chi phí cho giáo dục trung học cao hơn đáng kể so với chi phí cho giáo dục tiểu học, và là gánh nặng không kham nổi đối với phần lớn cha mẹ của trẻ em nghèo và những gia đình khó khăn. Kèm theo đó, các khoản chi phí phát sinh do đi học như học phí, chi phí ăn uống, quần áo, sách vở, đóng góp cho nhà trường…cũng là một gánh nặng lớn cho gia đình nên các em dễ bỏ học cấp phổ thông khi có một nguyên nhân khác cùng xuất hiện là

66

chậm nộp tiền học. Theo điều tra, dựa vào biểu đồ 4, từ góc nhìn của trẻ em, thì bỏ học vì không có tiền đóng học phí là nguyên nhân cao thứ 4, chiếm 11%.

Nhận thức chưa đầy đủ của cha mẹ về giá trị của giáo dục cũng được xem như là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ bỏ học của trẻ em. Chỉ có 40% cha mẹ xem việc cho con đến trường là quan trọng và rất quan trọng. 28% cha mẹ các trẻ em nghỉ học đều nghĩ việc học bình thường, 13% thì nghĩ là không quan trọng, 19% còn lại thì cho là ít quan trọng.

Biểu đồ 3.9. Quan điểm của cha mẹ về giáo dục trẻ em

Nguồn: Tác giả điều tra

Tình trạng đi học của trẻ em được xem xét trong mối quan hệ với gia đình cá nhân và cộng đồng ở khía cạnh nhân khẩu xã hội. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các gia đình đều có 2-3 con. Các khoản chi phí học tập cho các em cũng là gánh nặng cho các bậc làm cha mẹ. Các em càng lớn, các khoản sinh hoạt phí càng cao. Mức học phí ở các trường THCS trên huyện Hòa Vang năm 2015 là 225.000 VNĐ/ năm học, các khoản phí đóng là 120.000 VNĐ/ năm. Các xã miền núi như Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa Bắc mức học phí THCS là 54.000 VNĐ/năm, các khoản phí khác 120.000 VNĐ/ năm (không

67

tính BHYT, BH thân thể). Trong khi đi học, còn phát sinh các khoản như quần áo, dụng cụ học tập, ăn uống…Với các khoản phí đó, đối với nhiều gia đình lại là vấn đề khó khăn, khi trong nhà có nhiều đứa trẻ đến trường.

Biểu đồ 3.10. Số lượng con cái / hộ gia đình

Nguồn: Tác giả điều tra

Nhận thức chưa đầy đủ về giá trị của giáo dục đặc biệt ảnh hưởng tới nhóm đối tượng trẻ em gái. Quan điểm của phụ huynh và bản thân học sinh nữ về giá trị của giáo dục đối với con gái, kết hôn sớm, áp lực đến từ phía bạn bè, nhu cầu cần người lao động, phân biệt giới tính cũng là các lý do dẫn đến tình trạng bỏ học ở trẻ gái. Vẫn còn rất nhiều cha mẹ cho rằng việc đi học của con trai đi học quan trọng hơn con gái đến 69%. Có 29% cha mẹ đồng ý với việc đi học của con trai và con gái là như nhau. Chỉ có 2% cha mẹ nghĩ việc đi học của con gái quan trọng hơn con trai.

68

Biểu đồ 3.11. Quan điểm của cha mẹ về việc đi học của con trai và con gái

Nguồn: Tác giả điều tra

Nguyên nhân là do gia đình còn khó khăn về kinh tế, nên 42% cha mẹ đã lựa chọn cho con trai đi học trước, 35% cha mẹ khác lại nghĩ con gái học xong rồi đi lấy chồng, không đem lại lợi ích cho gia đình mình. Số còn lại có suy nghĩ con gái không nên học nhiều, chỉ cần lo công việc nhà nội trợ gia đình.

Biểu đồ 3.12. Nguyên nhân cha mẹ có quan điểm việc con trai đi học quan trọng hơn con gái

69

Trẻ sống trong bầu không khí gia đình kém hạnh phúc, cha mẹ bất hòa, ly hôn, có tình trạng bạo lực,… cũng gây ra sự căng thẳng tâm lý, dẫn đến chán nản và bỏ học. Có 22% trẻ sống trong môi trường cha mẹ hay bất hòa, khiến các em cảm thấy buồn chán, có nhiều nguyên nhân sâu xa để dẫn đến tình trạng gia đình không hạnh phúc nhưng hai lý do cơ bản là sự bất đồng quan điểm trong hôn nhân, và tài chính kinh tế gia đình…36% cha mẹ thường không quan tâm đến các em, giúp đỡ các em trong tâm sinh lý ở tuổi mới lớn, hoặc công việc học tập, cũng là nguyên nhân khiến các em nghỉ học.

Biểu đồ 3.13. Cảm nhận về gia đình của trẻ

Nguồn: Tác giả điều tra

Theo góc độ của giáo viên và các cán bộ quản lý nhà trường, trong những nguyên nhân bỏ học của trẻ em thì lý do gia đình không hạnh phúc chiếm 7%, còn từ góc nhìn của trẻ thì chiếm 6%. Như vậy, gia đình hạnh phúc có tác động đến tâm sinh lý của các em rất lớn, khi được sự quan tâm chu đáo, yêu thương của gia đình, khả năng các em sa ngã vào những tệ nạn xã hội sẽ rất thấp, việc buồn chán, ham chơi của trẻ em sẽ dễ được kiểm soát hơn.

70

Biểu đồ 3.14. Mức độ ảnh hưởng hạnh phúc của gia đình đến việc học của con cái

Nguồn: Tác giả điều tra

Thêm nữa, ở các gia đình nghèo, trẻ thường phải làm việc để đóng góp thu nhập cho gia đình, đặc biệt vào các thời kì mùa vụ, hoặc giúp đỡ công việc nhà, hoặc đi làm thêm các công việc tay chân. Khi cha mẹ phải lựa chọn về chi phí cơ hội giữa việc cho con đi học và để con làm việc ở nhà, những gia đình nghèo chọn cách cho con bỏ học, để tiết kiệm được chi phí ăn uống trẻ phải mang đến trường, đồng thời có thêm nhân lực phụ giúp lao động cho gia đình. Như điều tra, ta thấy, có đến 39% trẻ sau khi đến trường thường phải giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà. Bên cạnh đó, nhiều em phụ giúp ba mẹ bán hàng, bưng bê, may vá, có nhiều em phải đi đến chợ bốc vác, hay đi làm thuê dán áo mưa, số lượng trẻ em ấy chiếm 26%.

Hòa Vang, là huyện ngoại ô của thành phố Đà Nẵng, nghề nông vẫn là nghề cơ bản của nhiều gia đình, hằng ngày, các em còn phải ra đồng phụ giúp

71

ba mẹ làm các công việc đồng áng, chiếm 28%. Ngoài ra, 7% trẻ còn lại đi phụ lái xe, học nghề, bán hàng quần áo…

Biểu đồ 3.15. Cơ cấu trẻ làm việc thêm phụ gia đình

Nguồn: Tác giả điều tra

Như vậy, hầu hết các em sau khi tan trường, đều phải giúp đỡ cha mẹ từ những việc nhỏ nhặt nhất như dọn dẹp nhà cửa đến những việc cực nhọc như bốc vác, bưng bê…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 74 - 81)