Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 51 - 54)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

a. Mục đích điều tra

- Thu thập thông tin đánh giá của các đối tượng liên quan đến tình trạng bỏ học của trẻ em tại huyện để tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của trẻ.

- Xác định các vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu thêm và cung cấp cơ sở trong việc định hướng xây dựng nghiên cứu toàn diện về nguyên nhân bỏ học ở trẻ em.

Dựa trên cơ sở đó mà điều tra chính từ 3 nhóm để đánh giá khách quan hơn về tình trạng bỏ học của trẻ em:

- Từ phía trẻ em bỏ học: Trẻ phải đi làm thêm giúp đỡ gia đình, trẻ gặp khó khăn trong học tập (bệnh tâm thần, chậm phát triển, khuyết tật), thiếu động cơ học tập, không thích học, đua đòi theo bạn bè bỏ học…

- Từ cha mẹ trẻ em bỏ học: Khả năng kinh tế của gia đình không cho phép trẻ đến trường, do trẻ phải làm việc phụ giúp gia đình, không có tiền chi trả học phí và các chi phí khác (liên quan đến học tập), bạo lực gia đình, cha mẹ ly dị, tư tưởng và quan niệm cộng đồng, bất công bằng giới…

- Từ phía các thầy cô giáo và các cán bộ quản lý nhà trường: Chất lượng dạy học, tác động của thầy cô giáo, rắc rối với bạn bè (bị xa lánh, bị bắt nạt), đối xử thiên vị giữa các học sinh, phân biệt đối xử hoặc kì thị do khuyết tật, thành phần gia đình, khoảng cách đến trường xa xôi, khó khăn trong đi lại, chính sách giáo dục của nhà nước, hỗ trợ từ các tổ chức xã hội.

b. Mẫu điều tra

Trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu được chia làm 3 nhóm: - Nhóm 1: tập trung vào trẻ em bỏ học tại huyện Hòa Vang vào độ 12-18 tuổi. - Nhóm 2: cha mẹ của trẻ em bỏ học tại huyện Hòa Vang.

42

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Do vậy, sau khi cân nhắc về nguồn lực, đặc biệt là hạn chế về thời gian và ngân sách, do đó, nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp dựa trên bảng số liệu, thông tin của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hòa Vang đã thống kê, cung cấp với kích thước mẫu như sau:

- Nhóm 1 là 69 trẻ em. (mẫu do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hòa Vang cung cấp danh sách các trẻ em bỏ học năm học 2014-2015).

- Nhóm 2 là 69 cha hoặc mẹ trẻ em bỏ học.

- Nhóm 3 là 80 giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường.

c. Bảng câu hỏi điều tra

Từ tổng quan lý thuyết trình bày ở chương 1, nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi tại khu vực Hòa Vang. Từ những câu trả lời có không hay đưa ra những lý do để người được phỏng vấn trả lời.

v Đối với trẻ em bỏ học bao gồm các câu hỏi sau:

- Bạn có làm thêm để phụ giúp gia đình ko? Làm việc gì? Thời gian lao động phụ giúp gia đình là bao lâu/ ngày?

- Gia đình còn cha mẹ không? Cảm nhận về hạnh phúc gia đình bạn? - Khi đi học bạn cảm thấy như thế nào? Nếu chán nản thì lý do vì sao? - Bạn nghỉ học vì nguyên nhân gì?

- Khoảng cách từ nhà đến trường của bạn là bao xa?

- Gia đình bạn được nhận hỗ trợ từ chính sách khuyến học của nhà nước? - Theo bạn cần làm gì để giảm số học sinh bỏ học?

v Đối với cha hoặc mẹ trẻ em bỏ học bao gồm các câu hỏi sau: - Trình độ học vấn của cha (mẹ)?

- Gia đình có bao nhiêu người con? - Tổng thu nhập của gia đình / tháng?

43

- Quan điểm của cha (mẹ) khi cho con đến trường? Nhận thức trong vấn đề con trai và con gái đi học? Lý do?

- Suy nghĩ về hạnh phúc gia đình ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập của con.

- Cha mẹ có thật sự quan tâm đến việc học của con ở trên lớp?

- Quan điểm của cha (mẹ) thì cần làm gì để giảm tình trạng bỏ học của trẻ em.

v Đối với giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường bao gồm các câu hỏi sau:

Bảng 2.2. Đánh giá cơ sở vật chất nhà trường

Ý kiến đánh giá TT Các chỉ tiêu đánh giá Đáp ứng tốt yêu cầu Đáp ứng yêu cầu Chưa đáp ứng yêu cầu 1 Diện tích phòng học □ □ □ 2 Trang thiết bị phòng học □ □ □ 3 Dụng cụ học tập, thực hành □ □ □ 4 Chương trình học tập □ □ □

5 Thư viện, giáo trình, tài liệu □ □ □

- Đánh giá cơ sở vật chất của trường gồm:

- Học phí trung bình/ năm? Các khoản phí khác/ năm?

- Giáo viên chủ nhiệm có biết được hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp?

- Thầy (Cô) giáo bộ môn có hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp? - Thầy (Cô) có quan tâm, động viên, giúp đỡ các học sịnh có hoàn cảnh đặc biệt không?

- Số lượng tiết trên trường có đủ thời gian để Thầy (Cô) giảng dạy cho các em?

44

- Nhà trường có hỗ trợ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn không?

- Theo Thầy (Cô) thì nguyên nhân chính nào khiến cho trẻ em bỏ học? - Theo Thầy (Cô) cần làm gì để giảm số học sinh bỏ học?

d. Tổ chức điều tra thu thập dữ liệu

- Phát phiếu khảo sát cho 69 trẻ em bỏ học tại huyện Hòa Vang.

- Phát phiếu khảo sát cho 69 cha hoặc mẹ của trẻ em bỏ học của tại huyện Hòa Vang.

- Phỏng vấn 80 giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường tại huyện Hòa Vang, lựa chọn tại 5 trường gồm:

+ THCS Ông Ích Đường, thôn Đông Lâm, xã Hòa Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng. + THCS Trần Quốc Tuấn, thôn Cẩm Toại Trung, xã Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng.

+ THCS Phạm Văn Đồng, thôn Phú Hòa, xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng. + THPT Ông Ích Khiêm, thôn Cẩm Toại Trung, xã Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng.

+ THPT Phạm Phú Thứ, thôn An Ngãi Đông, xã Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)