PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 50)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu đề tài được thiết kế và thể hiện trên sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Qui trình nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu: Tình trạng bỏ học của trẻ em

huyện Hòa Vang

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng Điều tra khảo sát Phân tích dữ liệu thứ cấp Kết quả phân tích Gợi ý chính sách Xây dựng bảng hỏi Phân tích tổng hơp các công trình nghiên cứu

41

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

a. Mục đích điều tra

- Thu thập thông tin đánh giá của các đối tượng liên quan đến tình trạng bỏ học của trẻ em tại huyện để tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của trẻ.

- Xác định các vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu thêm và cung cấp cơ sở trong việc định hướng xây dựng nghiên cứu toàn diện về nguyên nhân bỏ học ở trẻ em.

Dựa trên cơ sở đó mà điều tra chính từ 3 nhóm để đánh giá khách quan hơn về tình trạng bỏ học của trẻ em:

- Từ phía trẻ em bỏ học: Trẻ phải đi làm thêm giúp đỡ gia đình, trẻ gặp khó khăn trong học tập (bệnh tâm thần, chậm phát triển, khuyết tật), thiếu động cơ học tập, không thích học, đua đòi theo bạn bè bỏ học…

- Từ cha mẹ trẻ em bỏ học: Khả năng kinh tế của gia đình không cho phép trẻ đến trường, do trẻ phải làm việc phụ giúp gia đình, không có tiền chi trả học phí và các chi phí khác (liên quan đến học tập), bạo lực gia đình, cha mẹ ly dị, tư tưởng và quan niệm cộng đồng, bất công bằng giới…

- Từ phía các thầy cô giáo và các cán bộ quản lý nhà trường: Chất lượng dạy học, tác động của thầy cô giáo, rắc rối với bạn bè (bị xa lánh, bị bắt nạt), đối xử thiên vị giữa các học sinh, phân biệt đối xử hoặc kì thị do khuyết tật, thành phần gia đình, khoảng cách đến trường xa xôi, khó khăn trong đi lại, chính sách giáo dục của nhà nước, hỗ trợ từ các tổ chức xã hội.

b. Mẫu điều tra

Trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu được chia làm 3 nhóm: - Nhóm 1: tập trung vào trẻ em bỏ học tại huyện Hòa Vang vào độ 12-18 tuổi. - Nhóm 2: cha mẹ của trẻ em bỏ học tại huyện Hòa Vang.

42

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Do vậy, sau khi cân nhắc về nguồn lực, đặc biệt là hạn chế về thời gian và ngân sách, do đó, nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp dựa trên bảng số liệu, thông tin của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hòa Vang đã thống kê, cung cấp với kích thước mẫu như sau:

- Nhóm 1 là 69 trẻ em. (mẫu do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hòa Vang cung cấp danh sách các trẻ em bỏ học năm học 2014-2015).

- Nhóm 2 là 69 cha hoặc mẹ trẻ em bỏ học.

- Nhóm 3 là 80 giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường.

c. Bảng câu hỏi điều tra

Từ tổng quan lý thuyết trình bày ở chương 1, nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi tại khu vực Hòa Vang. Từ những câu trả lời có không hay đưa ra những lý do để người được phỏng vấn trả lời.

v Đối với trẻ em bỏ học bao gồm các câu hỏi sau:

- Bạn có làm thêm để phụ giúp gia đình ko? Làm việc gì? Thời gian lao động phụ giúp gia đình là bao lâu/ ngày?

- Gia đình còn cha mẹ không? Cảm nhận về hạnh phúc gia đình bạn? - Khi đi học bạn cảm thấy như thế nào? Nếu chán nản thì lý do vì sao? - Bạn nghỉ học vì nguyên nhân gì?

- Khoảng cách từ nhà đến trường của bạn là bao xa?

- Gia đình bạn được nhận hỗ trợ từ chính sách khuyến học của nhà nước? - Theo bạn cần làm gì để giảm số học sinh bỏ học?

v Đối với cha hoặc mẹ trẻ em bỏ học bao gồm các câu hỏi sau: - Trình độ học vấn của cha (mẹ)?

- Gia đình có bao nhiêu người con? - Tổng thu nhập của gia đình / tháng?

43

- Quan điểm của cha (mẹ) khi cho con đến trường? Nhận thức trong vấn đề con trai và con gái đi học? Lý do?

- Suy nghĩ về hạnh phúc gia đình ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập của con.

- Cha mẹ có thật sự quan tâm đến việc học của con ở trên lớp?

- Quan điểm của cha (mẹ) thì cần làm gì để giảm tình trạng bỏ học của trẻ em.

v Đối với giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường bao gồm các câu hỏi sau:

Bảng 2.2. Đánh giá cơ sở vật chất nhà trường

Ý kiến đánh giá TT Các chỉ tiêu đánh giá Đáp ứng tốt yêu cầu Đáp ứng yêu cầu Chưa đáp ứng yêu cầu 1 Diện tích phòng học □ □ □ 2 Trang thiết bị phòng học □ □ □ 3 Dụng cụ học tập, thực hành □ □ □ 4 Chương trình học tập □ □ □

5 Thư viện, giáo trình, tài liệu □ □ □

- Đánh giá cơ sở vật chất của trường gồm:

- Học phí trung bình/ năm? Các khoản phí khác/ năm?

- Giáo viên chủ nhiệm có biết được hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp?

- Thầy (Cô) giáo bộ môn có hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp? - Thầy (Cô) có quan tâm, động viên, giúp đỡ các học sịnh có hoàn cảnh đặc biệt không?

- Số lượng tiết trên trường có đủ thời gian để Thầy (Cô) giảng dạy cho các em?

44

- Nhà trường có hỗ trợ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn không?

- Theo Thầy (Cô) thì nguyên nhân chính nào khiến cho trẻ em bỏ học? - Theo Thầy (Cô) cần làm gì để giảm số học sinh bỏ học?

d. Tổ chức điều tra thu thập dữ liệu

- Phát phiếu khảo sát cho 69 trẻ em bỏ học tại huyện Hòa Vang.

- Phát phiếu khảo sát cho 69 cha hoặc mẹ của trẻ em bỏ học của tại huyện Hòa Vang.

- Phỏng vấn 80 giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường tại huyện Hòa Vang, lựa chọn tại 5 trường gồm:

+ THCS Ông Ích Đường, thôn Đông Lâm, xã Hòa Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng. + THCS Trần Quốc Tuấn, thôn Cẩm Toại Trung, xã Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng.

+ THCS Phạm Văn Đồng, thôn Phú Hòa, xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng. + THPT Ông Ích Khiêm, thôn Cẩm Toại Trung, xã Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng.

+ THPT Phạm Phú Thứ, thôn An Ngãi Đông, xã Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng.

2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

ØPhương pháp phân tích thống kê

Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng để xem xét:

(i) Số lượng học sinh bỏ học, sự biến động về mức độ bỏ học của trẻ em tại huyện Hòa Vangdựa trên hệ thống chỉ tiêu đánh giá:

- Số lượng học sinh bỏ học giảm (học sinh): rS = St – S t+1

- Tỷ lệ giảm số học sinh bỏ học (%): rS= (St – S t+1)/ St * 100%; (ii) Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hòa Vang, gồm:

45

- Nhân tố về phía bản thân trẻ: Sức khỏe, năng lực học tập, động cơ học tập, yếu tố tâm lý…

- Nhân tố về phía gia đình: Số lượng con; hoàn cảnh kinh tế, hạnh phúc gia đình, quan điểm của cha mẹ về việc học…

- Nhân tố về phía nhà trường: Chi phí học tập, chương trình học, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên…

- Nhân tố về phía xã hội: Khoảng cách địa lý, đầu tư cho giáo dục, chính sách hỗ trợ cho người học và giáo viên...

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ xử lý thông qua việc hiệu chỉnh và mã hóa. Để hiệu chỉnh dữ liệu từ bảng trả lời các câu hỏi sẽ xác định những bảng không hợp lệ hay điền thiếu thông tin quan trọng sẽ bị loại bỏ, sau đó sẽ đánh số thứ tự trên từng bảng câu hỏi để dễ dàng kiểm tra khi cần thiết.

- Nhập dữ liệu được lấy từ phiếu điều tra.

- Quá trình mã hóa dữ liệu được tiến hành sau khi thu thập dữ liệu để tiện tiến hành nhập dữ liệu.

- Làm sạch dữ liệu. - Tính tần số

- Thống kê kết quả

Bảng 2.3 Mô tả cách nhập, mã hóa và xử lý dữ liệu

Quan điểm của cha mẹ về giáo dục trẻ em

STT Họ tên Cha mẹ Rất quan trọng Quan trọng thBình ường Ít quan trọng Không quan trọng 01 Phạm Văn Phú x 02 Trần Thị Hồng x 03 Trần Thị Hưởng x 04 Nguyễn Đình Bảy x 05 Nguyễn Thị Mai x x 06 Nguyễn Thị Sinh 07 Phạm Văn Bạn x 08 Lê Cư x

46 09 Bùi Hiếu Mạnh x 10 Lâm Trung x 11 Nguyễn Thị Nga x 12 Trịnh Văn Minh x x 13 Lê Thanh Tùng x 14 Ngô Văn Hiến x x 15 Nguyễn Văn Diệu x 16 Trần Thị Lan x 17 Huỳnh Thị Y x 18 Ngô Thị Bình x 19 Nguyễn Minh Hùng x 20 Nguyễn Tân x 21 Trần Thị Sâm x 22 Đặng Văn Hiếu x 23 Đinh Ngọc Mạnh x 24 Đặng Văn Đào x 25 Phạm Văn Phú x 26 Lâm Trung x 27 Trần Quang Lâm x 28 Nguyễn Thị Trang x 29 Nguyễn Đình Bảy x 30 Nguyễn Quang Trinh x 31 Huỳnh Nhứt x 32 Nguyễn Thông Cử x 33 Trần Thị Lan x 34 Hoàng Thị Hoa x 35 Bùi Thị Ba x 36 Huỳnh Thanh Tùng x 37 Dư Văn Đắc x 38 Nguyễn Thị Tân x 39 Phạm Thị Văn x 40 Hoàng Thị Phú x 41 Nguyễn ThịĐồng x 42 Phạm Dũng x

43 Nguyễn Đăng Thái x

44 Nguyễn Hữu Dương x

45 Nguyễn Hữu Tân x

46 Bùi Hiếu Mạnh x

47 48 Trần Công Thành x 49 Nguyễn Chính x 50 Nguyễn ThịĐời x 51 Phan Hữu Chí x 52 Trần Đình Chiến x 53 Đỗ Minh Tiến x 54 Nguyễn Văn Liên x 55 Hoàng Thanh Hải x 56 Nguyễn Thị Loan x 57 Nguyễn Vui x 58 Nguyễn Thị Tâm x 59 Nguyễn Chánh Hiền x 60 TrThầản Tho ị Phương x 61 Trần Thị Thanh Tâm x 62 Lê Thị Hoa x 63 Phan Ngọc Yến x 64 Phạm Văn Sang x 65 Lý Kim Ánh x 66 Trần Thị Yên x 67 Đặng Công Lý x 68 Đinh Thị Ngọc Diệp x 69 Nguyễn Ngọc Hùng x 12 16 19 13 9

Nguồn: Tác giả điều tra

ØPhương pháp so sánh

Sử dụng các phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu, các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của trẻ, và so sánh cùng một chỉ tiêu nhưng từ ba góc nhìn khác nhau.

Ø Phương pháp phân tổ thống kê

Tổng hợp, thống kê, phân tích để thông qua các số liệu có được so với những báo cáo của Phòng Giáo Dục và đào tạo huyện Hòa Vang.

Ø Phương pháp đánh giá mức độ hài lòng, xếp hạng

Sử dụng phương pháp này để tổng hợp, đánh giá cơ sở vật chất của nhà trường để có kết quả phân tích hiệu quả.

48

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. HỆ THỐNG GIÁO DỤC VÀ TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA TRẺ

EM TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1.1. Quy mô trường lớp, học sinh trên địa bàn huyện Hòa Vang

Năm học 2015-2016 toàn Huyện Hòa Vang có 18 trường trường mầm non, trong đó có 14 trường công lập và 4 trường tư thục, 315 nhóm lớp trong đó có 91 nhóm, lớp độc lập tư thục, với tổng số trẻ huy động ra lớp là 7.931 trẻ, trong đó có 1.874 trẻ 5 tuổi. So với kế hoạch giao giảm 3 lớp và tăng 278 trẻ. Tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ 43%, mẫu giáo 87,5%, mẫu giáo 5 tuổi 100%. (Phụ lục 04)

Bảng 3.1. Mạng lưới trường lớp năm học 2015-2016

TT BẬC HỌC TỔNG SỐ TRƯỜNG TỔNG SỐ HỌC SINH

1 Mầm non 18 7,931

2 Tiểu học 19 11,056

3 Trung học 11 7,731

Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Hòa Vang

- Năm học 2015-2016 toàn huyện có 19 trường tiểu học, 389 lớp với 11.056 học sinh, so với kế hoạch giao giảm 07 lớp và tăng 531 học sinh. Tuyển 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1.

- Năm học 2015-2016 toàn huyện có 11 trường Trung học cơ sở, 211 lớp với 7.731 học sinh so với kế hoạch giao giảm 1 lớp và giảm 64 học sinh. Tuyển 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6.

- Kết thúc năm học 2014-2015, 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học, đã có 98,5% học sinh lớp 9 được xét công nhận tốt nghiệp với 93% được vào học lớp 10 và các loại hình, 99,1% học sinh được lên lớp, tỷ lệ

49

hạnh kiểm tốt tăng hơn năm học trước. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non ngày càng có hiệu quả đã giảm đáng kể trẻ em suy dinh dưỡng.

- Đến đầu năm học 2015-2016, toàn huyện có 30/48 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó bậc mầm non có 7/18 trường, bậc tiểu học có 17/19 trường, bậc trung học cơ sở có 6/11 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 2 trường so với năm học trước.

- Công tác xây dựng thư viện đạt chuẩn tiếp tục được ngành Giáo dục và đào tạo coi trọng. Toàn huyện có 19/19 trường tiểu học đạt chuẩn thư viện, trong đó có 5 trường đạt thư viện tiên tiến, đối với bậc THCS có 11/11 trường đạt chuẩn thư viện, trong đó có 4 trường đạt thư việntiên tiến.

- Đầu năm học 2015-2016, Phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Hòa Vang đã rà soát số lượng biên chế, cơ cấu các môn của từng bậc học hiện có để xây dựng kế hoạch bổ sung giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy năm học. Đến nay, toàn ngành có tổng số biên chế 1901người, trong đó mầm non: 512, tiểu học: 799, THCS: 590.

3.1.2. Tình hình chi ngân sách cho giáo dục của huyện Hòa Vang Sau khi được UBND huyện giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã Sau khi được UBND huyện giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh và Dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015 tại Quyết định số 5868/QĐ-UBND ngày 23/12/2014, Phòng Giáo dục và đào tạo Hòa Vang căn cứ vào cơ chế điều hành, chế độ chính sách và định mức chi tiêu hiện hành của Nhà nước quy định và căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2014-2015 đã phân bổ chi tiết cho từng đơn vị.

- Về thu học phí:

Trong năm học 2014-2015 và 2015-2016, hầu hết các đơn vị thực hiện tốt khoản thu học phí theo đúng quy định của UBND thành phố, chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc chỉ đạo về quản lý công tác thu chi. Trong năm 2015, tình hình thu học phí ở các đơn vị đều đạt tỷ lệ cao 122% tổng số thu

50

học phí 2.316.885.000 VNĐ vượt kế hoạch dự toán cấp trên giao 416.885.000VNĐ. Đây là nỗ lực lớn của các đơn vị trường học trong công tác quản lý nguồn thu.

Trong năm 2015 các trường đã thực hiện đảm bảo chính sách miễn giảm học phí cho các đối tượng học sinh đúng theo tinh thần chủ trương, quy định của Chính phủ và UBND thành phố. Tổng số đối tượng được miễn giảm học phí là 787 em với tổng số tiền là 73.305.000 VNĐ.

- Về chi sự nghiệp giáo dục:

Năm 2015 là năm tình hình kinh tế tương đối ổn định, nguồn thu ngân sách nhà nước đạt được và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị hoạt động tương đối đảm bảo, việc quản lý

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)