Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện hòa Vang

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 92 - 93)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện hòa Vang

a. Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 11,5-12% năm.

- GDP ngành công nghiệp, xây dựng tăng trung bình 15-15,5%/năm, Thương mại - Dịch vụ tăng 13-14%, GDP nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 5,0-5,2%/năm.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển đổi mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 45%; dịch vụ đạt khoảng 38%; nông - lâm- ngư nghiệp đạt khoảng 17%

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 19-20%/ năm

- GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng, năm 2015 đạt 19,0-20,0 triệu đồng (1145 USD), năm 2020 đạt 37-38 triệu đồng (2186 USD) ( giá hiện hành)

b. Về xã hội

- Tổ chức tốt công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 7-8% vào năm 2020.

- Tạo công ăn việc làm cho số lao động bổ sung hàng năm, phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 2-3%.

c. Về Giáo dục – đào tạo

83

lớp. Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy học. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng thực chất, chú trọng giáo dục đạo đức, lao động và nghề nghiệp cho học sinh các cấp. Chú ý đến quá trình nâng cao chất lượng giáo dục của miền núi và học sinh dân tộc.

- Củng cố và phát triển hệ thống cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh. Giai đoạn đến năm 2015 đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, phòng bộ môn) cho các trường mầm non, THCS và nâng cấp các phòng học xuống cấp.

- 100% Cán bộ quản lý tốt nghiệp đại học sư phạm, trong đó có 15 người có trình độ thạc sỹ, 100% được đào tạo cử nhân quản lý giáo dục và trung cấp chính trị.

- 70% giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng và đại học; 70% giáo viên tiểu học trở lên có trình độ đại học, 80% giáo viên THCS có trình độ đại học. Chọn và đào tạo từ 10 đến 15 thạc sỹ là nhà giáo các cấp.

d. Về môi trường

- Phát triển hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường bền vững. Các loại chất thải (nước thải, chất thải rắn) tại các khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp, nơi khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; khu đô thị, nơi nuôi trồng thủy sản được xử lý triệt để theo công nghệ tiên tiến.

- Tiếp tục duy trì và bảo vệ tốt rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (đặc biệt là khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã, khu vực Bà Nà - Núi Chúa); nâng cao hiệu quả rừng sản xuất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)