Nguyên nhân từ phía nhà trường

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 81 - 86)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3.Nguyên nhân từ phía nhà trường

Theo cuộc điều tra tìm hiểu về nguyên nhân bỏ học của trẻ em, thì từ góc nhìn của thầy cô, việc bỏ học do chi phí cho việc học tập đắt đỏ chỉ có 5%. Tuy nhiên, dưới góc độ của học sinh, thì việc nghỉ học do chi phí cho giáo dục đắt đỏ chiếm tỉ lệ khá cao 11%.

Thực tế thì, do khó khăn về kinh tế, cha mẹ không đủ điều kiện chi trả học phí và các khoản chi phí liên quan đến học tập như mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập, học thêm, quần áo đồng phục, đóng góp cho trường lớp. , chi phí cho giáo dục trung học cao hơn đáng kể so với chi phí cho giáo dục tiểu

72

học, và là gánh nặng không kham nổi đối với phần lớn cha mẹ của trẻ em nghèo. Thêm nữa, ở các gia đình nghèo, trẻ thường phải làm việc để đóng góp thu nhập cho gia đình, đặc biệt vào các thời kì mùa vụ, hoặc giúp đỡ công việc nhà. Khi cha mẹ phải lựa chọn về chi phí cơ hội giữa việc cho con đi học và để con làm việc ở nhà, những gia đình nghèo chọn cách cho con bỏ học, để tiết kiệm được chi phí ăn uống trẻ phải mang đến trường, đồng thời có thêm nhân lực phụ giúp lao động cho gia đình.

Hiện nay, cũng có nhiều thầy cô vẫn chưa thật sự có tâm với nghề, hay do đồng lương nhà nước ít ỏi, nhiều giáo viên phải đi làm thêm ngoài giờ, dạy thêm để kiếm thêm thu nhập. Vì vậy, không thể kịp thời nắm bắt hoàn cảnh của những trẻ đang gặp khó khăn, hay có tư tưởng nghỉ học để giúp đỡ các em đúng lúc. Cả học sinh và giáo viên đều đánh giá nguyên nhân giáo viên chủ nhiệm chưa thật quan tâm đến hoàn cảnh của trẻ từ 3-4% ( biểu đồ 4 và 5).

Cuộc điều tra cho thấy 22% trẻ em được phỏng vấn cảm thấy chương trình học hiện nay là quá tải và 75% cho biết có học thêm ngoài giờ học chính. Chương trình giáo dục không thiết thực, nặng tính hàn lâm, ít phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, đơn điệu nghèo nàn và ít các hoạt động. Chương trình của ta còn đề cao tính bác học, đưa nhiều lý thuyết, công thức mà ít chú ý đến thực tế, tính ứng dụng. Điều này khiến nhiều em nghĩ khoa học tách bạch với hiện tượng trong cuộc sống và học một đằng, ra đời là một nẻo. Các môn học trong chương trình giáo dục được đánh giá chưa đều. Chúng ta quá đề cao Văn, Toán, coi nhẹ các môn nghệ thuật, kỹ năng sống, văn hóa sống (Sinh vật, Lịch sử, Địa lý…). Điều này thể hiện ở khắp các cấp, nhưng rõ nhất là ở bậc tiểu học. Học sinh học quá nhiều tiết Toán (5 tiết/tuần), Tiếng Việt (8 tiết/tuần), còn những bộ môn được coi là phụ kia thì chỉ có 1-2 tiết. Việc phân biệt môn chính, môn phụ dẫn đến giáo viên cũng giảng dạy theo kiểu môn chính chú trọng, môn phụ chẳng để tâm. Những môn

73

gắn bó mật thiết với con người, cuộc sống như: Thể dục, Thủ công, Kỹ năng sống… thì không được coi trọng. Học sinh ở Hòa Vang nói riêng cũng như học sinh nước ta đều không được học cách xử lý thế nào khi bị rơi xuống nước, bị xâm hại, lúc động đất… Bởi thế nên chúng ta mới nằm trong nhóm các quốc gia có trẻ em bị chết nhiều nhất bởi các lý do như đuối nước. Trong khi ở nhiều nước học sinh được học nấu ăn từ mẫu giáo thì rất nhiều em lớp 9 ở Việt Nam vẫn không biết tự nấu ăn hay chăm sóc bản thân. Đó là hệ quả một phần của nền giáo dục và sự thiếu quan tâm trong giáo dục kỹ năng sống của bố mẹ đến con cái. Một số môn Thủ công, Âm nhạc nội dung kiến thức vừa dễ quá mà những điều cần học thì chưa được đưa vào.

Ngoài ra, chương trình giảng dạy với yêu cầu cao, liên tục thay đổi, khối lượng công việc nặng cũng khiến nhiều giáo viên áp lực dẫn đến trẻ em cũng bị áp lực học tập bởi những yêu cầu và kỳ vọng quá cao của gia đình và giáo viên.

Chất lượng dạy học và cách giảng dạy của giáo viên cũng là một trong những nguyên nhân khiến các em nghỉ học. Theo điều tra, trong nhóm nguyên nhân dẫn đến trẻ bỏ thì có đến 13% trẻ em cho rằng giáo viên dạy tẻ nhạt, không hấp dẫn và sáng tạo. Thực tế cho thấy phương pháp dạy học ở hầu hết các cấp hiện nay đa phần còn thụ động theo quan hệ một chiều (thầy giảng - trò nghe), không lấy học sinh làm trung tâm. Mối quan hệ thầy trò ít thân mật, học trò kém chủ động trong học tập, kém tự tin.

74

Biểu đồ 3.16. Đánh giá cơ sở vật chất của nhà trường

Nguồn: Tác giả điều tra

Hiện tại các cơ sở vật chất trường học ở huyện Hòa Vang được 37- 50 giáo viên đánh giá chỉ đang đạt ở mức đáp ứng yêu cầu, 20 giáo viên nghĩ rằng dụng cụ học tập, thực hành còn chưa đáp ứng được nhu cầu của bài giảng, Trường chưa có phòng thí nghiệm đạt chuẩn nên việc thực hành sau giờ lý thuyết còn gặp nhiều khó khăn (Thiếu phòng thực hành cho các môn học; phòng học môn Tiếng anh). Sân chơi, bãi tập của trường nhỏ hẹp làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy môn Thể dục cũng như các hoạt động ngoài

75

giờ lên lớp khác. 15 giáo viên thấy thư viện, giáo trình, tài liệu chưa đủ đáp ứng. Sự thiếu thốn và chưa đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục, cơ cấu tổ chức, quản lý trường học yếu kém cũng đóng góp một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh.

Quản lí giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, là nguyên nhân của nhiều yếu kém khác, nhiều hiện tượng tiêu cực kéo dài trong giáo dục, gây bức xúc xã hội. Tình trạng bạo lực xảy ra với các em học sinh được cho là có tác động rõ rệt đến tỉ lệ nhập học, kết quả học tập, tỉ lệ bỏ học. Bạo lực học đường hiện nay thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người ưa thích dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.

Nhưng trên thực tế hiện nay cho thấy những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái. Trước đây bạo lực học đường chỉ xảy ra bình thường với các hình thức đơn giản như các hành động chửi bới hay xúc phạm lăng mạ, xỉ nhục hoặc chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người bằng những lời nói.

Hoặc một hình thức khác là đánh đập tra tấn trực tiếp lên thân thể khiến sức khỏe bị tổn hại, và việc bạo lực chỉ xảy ra qua các hành động đấm đá hoặc gậy gộc. Nhưng hiện nay hình thức bạo lực học đường lại táo bạo hơn nhiều với những hung khí như dao kéo khiến khả năng thương tích lớn hơn gây ra xây xát, chảy máu, tinh thần hoảng loạn, chấn động tâm lý… Ngoài ra thì nữ sinh cũng có hình thức bạo lực vô cùng chà đạp nhân phẩm đó chính là lột áo, quay clip để sỉ nhục. Đây cũng chính là một hồi chuông cảnh báo cho nên giáo dục trong nước hiện nay. Cần có những biện pháp giáo dục tốt hơn đối với các em học sinh.

76

Hiện tượng tiêu cực giáo viên chèn ép, gây khó khăn với học sinh chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong nhóm nguyên nhân bỏ học của trẻ (2%). Sâu xa một phần do chương trình học quá nặng, nhưng lượng tiết học trên trường lại ngắn, và đôi khi do phương pháp đào tạo, học tập của các em sai nên dẫn tới học sinh ít tiếp thu kiến thức thầy cô truyền đạt trên lớp. Nhiều giáo viên đã tổ chức dạy thêm ở nhà, một là muốn bổ sung lượng kiến thức cho các em, muốn cho các em được rèn luyện thêm bài tập, mặt khác, lại kiếm thêm thu nhập. Việc này, đã tạo nên sự thiên vị giữa những đứa trẻ đi học thêm và không học đi học thêm, dần dà lại gây nên những hiện tượng tiêu cực trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 81 - 86)