Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 93 - 97)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.1.2. Giải pháp cụ thể

Khi cuộc sống mưu sinh, cơm áo gạo tiền là vấn đề thường ngày của mỗi gia đình khó khăn trong việc lựa chọn cho con đi học hay để trẻ đi làm thêm phụ giúp gia đình những công việc nhà hay làm đồng áng, lao động phổ

84

cấp chính quyền. Sau đây là những biện pháp tất yếu cần làm tại huyện Hòa Vang để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập, mức sống cho người dân trên địa bàn huyện.

a. Huy động vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội

Dự báo tổng nhu cầu vốn đầu tư huyện Hòa Vang thời kỳ 2011-2020 là 17.700 tỷ đồng. Đầu tư vào các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 45%, dịch vụ khoảng 45% và nông nghiệp khoảng 10% cho giai đoạn 2011-2020.

Vì vậy, việc huy động vốn đầu tư nước ngoài vào huyện có vai trò hết sức quan trọng. Đó vừa là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư, vừa là một cách để chuyển giao công nghệ, cũng là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế…

Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư và kêu gọi đầu tư ưu tiên phát triển một số điểm du lịch mới trên địa bàn huyện, phát triển mạnh du lịch, nhất là du lịch sinh thái, kết hợp với tìm hiểu lịch sử, truyền thống văn hóa.

Để thu hút được vốn đầu tư cần:

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các cụm thương mại-dịch vụ.

- Tiếp tục xây dựng chương trình nông thôn mới gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hoàn chỉnh. Ngoài quy hoạch kết cấu hạ tầng trên các lĩnh vực nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, huyện Hòa Vang phải đặc biệt chú trọng xây dựng các tuyến đường giao thông huyết mạch và giao thông kiệt hẻm.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch nhằm thu hút sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp. Quy hoạch khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống: làng chiếu Cẩm Nê, đan đát Yến Nê, nghề rượu cần ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cơ tu xã Hoà Phú, làng bánh tráng

85

hóa, phục vụ khách du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân.

b. Môi trường xã hội huyện lành mạnh, an ninh

-Phát triển sản xuất gắn liền với mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Một mặt nâng cao năng lực tiếp thị của các doanh nghiệp, mặt khác phải tạo sức cạnh tranh của các sản phẩm địa phương đối với các sản phẩm bên ngoài.

Tổ chức các hình thức tiếp xúc thị trường như triển lãm, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo...đồng thời tổ chức điều tra thông tin thị trường nhằm có chiến lược sản xuất trong tương lai.

- Đi liền đó là tích cực chăm lo công tác an sinh xã hội, thu ngân sách ngày càng hiệu quả và bền vững. Bảo đảm công tác quốc phòng-an ninh, nhất là hạn chế tội phạm phát sinh vùng nông thôn. Tập trung công tác xây dựng Đảng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với những lĩnh vực dễ phát sinh sai phạm.

c. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ

- Có các biện pháp gắn phát triển khoa học, công nghệ với sản xuất; ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và các lĩnh vực khác như: quản lý, điều hành. Không nhập các thiết bị có công nghệ lạc hậu cũng như thiết bị gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

-Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, có hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

- Thường xuyên tổ chức các chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn miền núi nhằm góp phần mang lại diện mạo mới cho những vùng nông thôn nghèo, cải thiện kinh tế nông hộ tại huyện Hòa Vang. Qua đó nâng cao năng suất, chất lượng nông sản của các địa phương. Thông qua các dự án đã giúp nâng cao trình độ

86

sản xuất của người nông dân, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư ở nông thôn.

- Đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực của các tổ chức Khoa học công nghệ, đầu tư nâng cao năng lực cho các đơn vị Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ, Trung tâm Công nghệ sinh học, và tăng cường liên kết, phối hợp giữa Sở Khoa học và công nghệ với UBND huyện trong công tác quản lý và triển khai hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ tại địa phương.

d. Phát triển nguồn nhân lực

- Tiếp tục tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Văn hoá để nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động được đào tạo và sức khoẻ cho người lao động.

- Phấn đấu đến cuối năm 2016 trên địa bàn có 55% người lao động đã qua đào tạo và đến hết năm 2020 có từ 65-70% lao động được tạo nghề.

- Cần tập trung vào việc hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực.

- Đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực. Nhà nước có cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn của người dân đầu tư và đóng góp cho phát triển nhân lực bằng các hình thức: Trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở y tế, văn hoá, thể dục thể thao; Góp vốn, mua công trái, hình thành các quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực.

- Mở rộng các hình thức tín dụng ưu đãi cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và cho học sinh, sinh viên để học nghề, học đại học, cao đẳng, hỗ trợ người lao động học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ.

87

- Hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng, khuyến khích học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

- Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, khung chương trình đào tạo ở bậc đại học và giáo dục nghề nghiệp theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tăng thời gian thực hành, tập trung vào những nội dung, kỹ năng người học, doanh nghiệp và xã hội cần, đảm bảo liên thông giữa các bậc học, cấp học, giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

- Xây dựng, thường xuyên cập nhật hệ thống pháp luật về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam nhưng không trái với thông lệ và luật pháp quốc tế về lĩnh vực này mà Việt Nam tham gia, ký kết, cam kết thực hiện.

- Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực đại học và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

- Tăng cường dạy và bồi dưỡng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), văn hoá thế giới, kỹ năng thích ứng trong môi trường cạnh tranh quốc tế cho người Việt Nam.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)