Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank và Maritime Bank Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP hàng hải , chi nhánh đà nẵng (Trang 39 - 49)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank và Maritime Bank Đà Nẵng

a. Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank:

(Nguồn: http://Maritime Bank.com.vn/gioi-thieu)

b. Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank Đà Nẵng.

Maritime Bank Đà Nẵng tuy là hoạt động dưới mô hình một chi nhánh nhưng lại có các đơn vị kinh doanh trực thuộc trực tiếp Hội sở chính, gồm có:

- Trung tâm KHDN lớn (thuộc LC): phục vụ các khách hàng là các doanh nghiệp lớn, có doanh thu một năm từ 400 tỷ trở lên và các định chế tài chính. Trung tâm tại Đà Nẵng hiện có 2 nhân sự gồm: 1 Giám đốc quan hệ khách hàng và một chuyên viên hỗ trợ tín dụng.

- Trung tâm KHDN vừa và nhỏ (thuộc SME): phục vụ các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, có doanh thu hàng năm từ 20 tỷ đến dưới 400 tỷ. Trung tâm tại Đà Nẵng hiện có 6 nhân sự gồm: 1 giám đốc trung tâm, 3 giám đốc quan hệ khách hàng, 2 chuyên viên hỗ trợ tín dụng.

- 4 Trung tâm KHCN (thuộc RB): phục vụ các khách hàng cá nhân, gồm:

+ Trung tâm KHCN Đà Nẵng + Trung tâm KHCN Hòa Khánh + Trung tâm KHCN Hoàng Diệu + Trung tâm KHCN Hải Châu

Các trung này hoạt động độc lập, nhưng chịu sự giám sát của Giám đốc khu vực, Giám đốc vùng. Mỗi trung tâm có 4 nhân sự gồm: 1 Giám đốc trung tâm, 1 Chuyên viên tư vấn khách hàng tại quầy (CS), 2 chuyên viên tư vấn khách hàng RM1.

Riêng tại chi nhánh Đà Nẵng còn có thêm 1 chuyên viên tư vấn khách hàng ưu tiên (SRM), 2 chuyên viên quan hệ khách hàng vay không TSĐB (RM2U), 2 chuyên viên quan hệ khách hàng vay có TSĐB (RM2S), 1 chuyên viên hỗ trợ tín dụng (SS). Tại TT KHCN Đà Nẵng đặt tại chi nhánh có thêm Trung tâm tài chính kinh doanh (BB) chuyên phục vụ các khách hàng doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỷ và các hộ kinh doanh cá thể.

2 Trung tâm tài chính Cộng đồng (thuộc CB): chuyên phục vụ khách hàng là các tiểu thương nhỏ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn và các hộ kinh doanh nhỏ có mức vay dưới 500 triệu đồng với phương thức cho vay trả góp, thu nợ hàng ngày, gồm:

+ Trung tâm tài chính cộng đồng Chợ Cồn + Trung tâm tài chính cộng đồng Liên Chiểu

Mỗi trung tâm tài chính cộng đồng hiện có 1 giám đốc trung tâm, 1 chuyên viên phê duyệt, 6-8 nhân viên hán hàng.

- Trung tâm hỗ trợ vận hành: Điều hành trung tâm hỗ trợ vận hành là Giám đốc chi nhánh kiêm Giám đốc Trung tâm KHDN vừa và nhỏ. Dưới Giám đốc trung tâm hỗ trợ vận hành gồm có:

+ Giám đốc dịch vụ khách hàng, 8 kiểm soát viên, 15 giao dịch viên, 1 trưởng quỹ và 2 kiểm ngân. Các kiểm soát viên và giao dịch viên được phân bổ về làm việc tại các trung tâm khách hàng cá nhân nhưng vẫn chịu sự quản lý của Giám đốc dịch vụ khách hàng về chất lượng công việc và quy trình thực hiện công việc.

+ Bộ phận hành chính: 3 nhân viên + Bộ phận kế toán: 4 nhân viên

Các trung tâm hoạt động độc lập với nhau, có chỉ tiêu kinh doanh riêng, có Giám đốc các trung tâm riêng và chịu sự quản lý trực tiếp của từng Ngân hàng chuyên doanh thuộc Hội sở chính.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Đà Nẵng

Với quan điểm phát triển an toàn, bền vững, giai đoạn 2012 – 2014, Maritime Bank đã tập trung vào việc xây dựng nền tảng quản trị rủi ro hiệu quả, duy trì việc phát triển ổn định hoạt động kinh doanh và tiếp tục đón nhận sự tin tưởng ủng hộ của các khách hàng và đối tác. Hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng đa năng, hiện đại, cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện đáp

triển khai chiến lược kinh doanh đã đặt ra từ giai đoạn trước, đồng thời có những bước điều chỉnh cần thiết nhằm bắt kịp những thay đổi trên thị trường. Theo đó, Maritime Bank tiếp tục hoạt động theo mô hình các ngân hàng chuyên doanh với đội ngũ nhân viên chuyên biệt, chú trọng gia tăng hiểu biết về nhu cầu từng phân khúc khách hàng, từ đó thiết kế các sản phẩm dịch vụ phù hợp với thực tế thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh đồng thời hỗ trợ quản trị kinh doanh cũng như kiểm soát rủi ro hiệu quả.

Trong năm 2014, mô hình Ngân hàng Cộng đồng với định hướng chú trọng vào phân khúc khách hàng tiểu thương, nông nghiệp nông thôn đã được triển khai và hoạt động ổn định, góp phần không nhỏ vào thành công bước đầu trong chiến lược tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ của Maritime Bank. Bên cạnh đó, Maritime Bank đã và đang củng cố và phát triển các cơ sở nền tảng, các tiêu chuẩn quản trị kinh doanh hướng tới những chuẩn mực quốc tế từ quản trị rủi ro, vận hành tới đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, với cam kết phát triển bền vững, hoạt động lành mạnh, năm 2014, Ngân hàng đã chú trọng rà soát, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro trên toàn hệ thống theo quy trình khép kín, giúp quản lý và kiểm soát tốt nợ xấu, tạo tiền đề cho việc triển khai Basel II thành công trong thời gian tới. Ngoài ra, Maritime Bank cũng tiếp tục đầu tư vào việc nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ nhân sự thông qua việc triển khai xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho từng vị trí công việc với hàng loạt các khóa đào tạo được thiết kế phù hợp giúp nâng cao hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân, tạo sức mạnh nội tại bền vững cho việc phát triển Ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Đà Nẵng cũng không nằm ngoài định hướng đó

a. Về tình hình cho vay

Trong năm 2013, 2014, theo chủ trương chung của Hội sở, Maritime Bank Đà Nẵng đã có những bước đi mạnh mẽ nhằm tái cơ cấu lại danh mục cho vay theo chiến lược kinh doanh mới với những điều chỉnh tích cực trong danh mục tín dụng, hướng tới tính hiệu quả và thận trọng.

Bảng 2.1. Dư nợ cho vay giai đoạn 2012 – 2014 của Ngân hàng TMCP Hàng Hải – CN Đà Nẵng Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 % Tăng/ giảm so với 2012 NĂM 2014 % Tăng/ giảm so với 2013 DƯ NỢ CHO VAY 621.632 336.605 -45,85% 244.008 -27,51%

Nợ đủ tiêu chuẩn 382.203 173.701 -54,55% 184.473 6,20% Nợ cần chú ý 226.000 148.271 -34,39% 59.534 -59,85% Nợ dưới tiêu chuẩn 334 352 5,39% 623 77,18% Nợ nghi ngờ 513 2.841 454,30% 559 -80,32% Nợ có khả năng mất

vốn

12.583 11.440 -9,08% 2.027 -82,28%

(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014 của Maritime Bank Đà Nẵng)

Biểu đồ 2.2. Tình hình dư nợ của Maritime Bank Đà Nẵng qua các năm 2012-2014

Có thể thấy, dư nợ cho vay tại thời điểm cuối năm 2013 và 2014 lần lượt được giảm về mức 336 tỷ đồng và 244 tỷ đồng, năm 2013 giảm 45,85% so với năm 2012. Trong đó giảm chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ không thuộc phân khúc khách hàng mà Maritime Bank đã lựa chọn. Một số phân khúc sản phẩm như cho vay tiểu thương, cho vay khách hàng cá nhân có tài sản bảo đảm đã đạt mức tăng trưởng tốt, bằng 2-3 lần năm trước và có khả năng sinh lời cao, tuy nhiên tỷ trọng trên tổng dư nợ vẫn đang ở mức thấp. Việc kiểm soát chất lượng tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu. Tại thời điểm 31/12/2014, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận cho tập thể Maritime Bank Đà Nẵng.

b. Về tình hình huy động

Năm 2012, tổng số dư tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá ở mức 809.51 triệu đồng. Sang năm 2013, con số này tăng lên 1.175.491 triệu đồng. Nguyên nhân chính là do Maritime Bank Đà Nẵng đã huy động được một lượng tiền gởi khá lớn từ một doanh nghiệp có quy mô lớn ở Quảng

liệu này đã giảm nhẹ 7,31%, xuống mức 1.089 tỷ đồng.

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2012 – 2014 của Ngân hàng TMCP Hàng Hải – CN Đà Nẵng (đơn vị tính: triệu đồng) CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 % Tăng/ giảm so với 2012 NĂM 2014 % Tăng/ giảm so với 2013 TIỀN GỬI CỦA

KHÁCH HÀNG

809.511 1.175.491 45,21% 1.089.529 -7,31%

Tiền gửi của TCKT và cá nhân

420.301 777.765 85,05% 739.893 -4,87%

Tiền gửi không kì hạn 88.909 117.138 31,75% 324.534 177,05%

Tiền gửi có kì hạn 331.268 660.479 99,38% 415.241 -37,13%

Tiền gửi vốn chuyên dùng 124 148 19,46% 119 -19,86%

Tiền gửi tiết kiệm 389.210 397.726 2,19% 349.636 -12,09%

Tiền gửi không kì hạn 3.281 4.303 31,15% 4.126 -4,11%

Tiền gửi có kì hạn 385.929 393.423 1,94% 345.510 -12,18%

Tiền gửi kí quỹ 4.590 5.209 13,48% 1.720 -66,98%

(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014 của Maritime Bank Đà Nẵng)

Mặc dù tổng huy động có sụt giảm nhưng Maritime Bank đã gặt hái được những thành công nhất định trong việc tái cơ cấu nguồn vốn, dịch chuyển dần sang nguồn huy động không kỳ hạn với chi phí hiệu quả nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.

Biểu đồ 2.3. Tình hình huy động vốn của Maritime Bank Đà Nẵng qua các năm 2012-2014

Số dư tiền gởi không kỳ hạn tại thời điểm 31/12/2014 đạt 324 tỷ đồng, tăng 177% so với năm 2013 và chiếm tỷ trọng 29,75% trong tổng nguồn vốn huy động thị trường 1. Ngoài ra, để đảm bảo nguồn vốn bền vững, ổn định, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu kinh doanh, Ngân hàng cũng chủ động tăng cường nguồn vốn dài hạn. Số dư tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên và phát hành trái phiếu trung dài hạn là 569 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 52,24% trong tổng vốn huy động thị trường 1, tăng 52,03% so với năm 2013.

c.Kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Đà Nẵng giai đoạn 2012 – 2014

Năm 2014, bên cạnh điểm sáng là lạm phát được kiểm soát ở mức độ phù hợp và mặt bằng lãi suất ổn định, tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng chậm và đối mặt với nhiều thách thức. Thị trường tiền tệ năm 2014 tiếp tục chứng kiến xu hướng giảm của lãi suất khi dòng tiền qua hệ thống ngân hàng chưa tìm được đầu ra tương ứng. Chỉ đến những tháng cuối của năm, hoạt động cho vay mới bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi khi khu vực

động sản trở nên ấm dần. Trong bối cảnh đó, hướng tới sự phát triển an toàn và bền vững, Maritime Bank tiếp tục bám sát các mục tiêu nâng cao chất lượng tài sản, tập trung khai thác các nguồn vốn chi phí thấp để cải thiện mức sinh lời, tăng doanh thu phí dịch vụ đồng thời tăng cường quản lý rủi ro và quản trị doanh nghiệp.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Đà Nẵng giai đoạn 2012 – 2014 có nhiều biến động, chi tiết như sau:

Trong ba năm vừa qua, thu lãi thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2013 đạt mức cao nhất 26,94 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2012. Năm 2014, thu từ lãi giảm còn 20,05 tỷ. Mức giảm này được đóng góp bởi nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu do Ngân hàng áp dụng chính sách thận trọng trong việc ghi nhận thu nhập lãi và thực hiện điều chỉnh lãi suất theo mặt bằng chung của thị trường.

Với mục tiêu tối ưu hóa mô hình hoạt động, Maritime Bank đã tiết giảm gần 1 tỷ đồng chi phí qua các năm, đưa tổng chi phí hoạt động cán mốc 8,3 tỷ đồng trong năm 2014, tương đương mức giảm 10%. Điểm sáng này thể hiện nỗ lực của Ban Giám đốc trong chiến dịch tăng cường tối đa hiệu quả sử dụng chi phí, tối ưu hóa bộ máy hoạt động, trong khi vẫn đảm bảo nguồn ngân sách phù hợp cho đầu tư hạ tầng cơ sở và phát triển nguồn nhân lực chủ chốt.

TMCP Hàng Hải – CN Đà Nẵng

Đơn vị tính: Đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Thu nhập lãi và các

khoản tương tự

228,423,312,267 233,356,788,264 152,449,228,184

2 Chi phí lãi và các khoản

tương tự

235,183,087,717 206,414,088,391 132,392,684,822

I Thu nhập lãi thuần (I)

= (1) - (2) (6,759,775,450) 26,942,699,873 20,056,543,362 3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 3,941,306,152 3,288,165,822 1,508,398,316 4 Chi phí từ hoạt động dịch vụ 336,299,960 430,550,549 879,375,463 II

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ (II) = (3) - (4)

3,605,006,192 2,857,615,273 629,022,853

III Lãi/lỗ từ hoạt động KD

ngoại hối 388,946,468 (7,569,157) 1,461,928 5 Thu nhập từ hoạt động khác 565,361,124 17,094,922,315 13,283,780,875 6 Chi phí từ hoạt động khác 223,944,367 11,665,850,279 192,871,672

IV Lãi/lỗ thuần từ hoạt

động khác

341,416,757 5,429,072,036 13,090,909,203

V Chi phí hoạt động 10,458,498,394 9,234,902,938 8,310,847,581

VI Lợi nhuận thuần từ

HĐKD trước DPRRTD

(12,882,904,427) 25,986,915,105 25,465,627,837

VII Chi phí dự phòng rủi ro

tín dụng

5,276,406,216 15,246,699,543 20,092,546,952

VIII Tổng lợi nhuận trước

thuế

(18,159,310,643) 10,740,215,562 5,373,080,885

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo KQ HĐKD 2012, 2013, 2014 của Maritime Bank ĐN)

năm 2013, 2014 , tăng vượt bậc so với năm 2012. Tuy nhiên, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của NHNN về trích lập dự phòng cũng như bảo đảm an toàn tài chính trong hoạt động của toàn hệ thống, Maritime Bank đã thực hiện trích lập dự phòng với tổng chi phí là 15,24 tỷ đồng cho năm 2013 và 20,09 tỷ đồng cho năm 2014. Lợi nhuận trước thuế của Maritime Bank Đà Nẵng, do đó, đã bị ảnh hưởng trực tiếp, đạt mức 10,7 tỷ đồng và 5,3 tỷ đồng lần lượt cho năm 2013 và năm 2014.

Vượt qua nhiều khó khăn, Maritime Bank tự tin hướng tới năm 2015 với tiền đề là những thành quả và thay đổi tích cực đã đạt được trong năm 2014.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP hàng hải , chi nhánh đà nẵng (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)