Môi trường cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP hàng hải , chi nhánh đà nẵng (Trang 49 - 53)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1 Môi trường cho vay tiêu dùng

a. Môi trường kinh tế

Năm 2014 là năm nền kinh tế toàn cầu chứng kiến nhiều biến động trái chiều. Kinh tế Mỹ cho thấy đà phục hồi mạnh với mức tăng trưởng GDP cao và xu hướng thất nghiệp giảm dần. Trong khi đó, kinh tế khu vực Châu Âu tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã thông báo thực hiện chương trình Nới lỏng định lượng (QE). Nhật Bản cũng công bố gói kinh tế Abenomics bao gồm các biện pháp kích thích tiền tệ, tài khóa và cải cách thị trường lao động tại quốc gia này. Giá dầu mỏ đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm và đô la Mỹ vẫn là một đồng tiền mạnh. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng trên 5% (5.98%), lãi suất thấp, lạm phát ở mức 4.09%. Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng tiếp tục phải nỗ lực mạnh mẽ để xử lý các vấn đề nợ xấu, điều chỉnh mô hình hoạt động phù hợp.

Bên cạnh điểm sáng là lạm phát được kiểm soát ở mức độ phù hợp và mặt bằng lãi suất ổn định, tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng

cũng gây ra những rủi ro không nhỏ đối với hoạt động kinh tế và tài chính. Thị trường tiền tệ năm 2014 tiếp tục chứng kiến xu hướng giảm của lãi suất khi dòng tiền qua hệ thống ngân hàng chưa tìm được đầu ra tương ứng. Chỉ đến những tháng cuối của năm, hoạt động cho vay mới bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi khi khu vực sản xuất kinh doanh bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh và thị trường bất động sản trở nên ấm dần.

Mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa đồng đều và bền vững, đặc biệt là những diễn biến phức tạp trên biển Đông cũng đã tác dộng tâm lý, ảnh hương không thuận lợi đến một số lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng. Ngay từ đầu năm, Thành ủy và UBND thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp trên các lĩnh vực, trong đó trọng tâm là thực hiện chương trình hoạt động “ năm Doanh nghiệp Đà Nẵng 2014” nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Với sự nỗ lực đó, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố năm 2014 giữ được mức tăng trưởng khá và hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) năm 2014 ước đạt 41.714 tỷ đồng, tăng 9,28% so với năm 2014; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 62.586 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm 2013. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ít biến động; Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 1.155 triệu USD, tăng 13.8% so với năm 2013. Lĩnh vực dịch vụ ước tăng 9,3% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách tham quan, du lịch năm 2014 ước đạt 3,8 triệu lượt, tăng 21,9% so với năm 2013.

b. Tình hình hoạt động ngành ngân hàng năm 2014

dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, trong đó cho vay nông nghiệp, nông thôn tăng 21,8%; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 22,78%... Chất lượng tín dụng được đảm bảo.

Lãi suất huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng đã giảm khá sâu trong năm 2014.

Tp Đà Nẵng sau hơn 15 năm phát triển, đến cuối năm 2014, trên địa bàn đã có đến 57 chi nhánh TCTD và 237 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm với sự đa dạng về loại hình hoạt động: 9 chi nhánh NHTM nhà nước, 1 Ngân hàng chính sách xã hội, 40 chi nhánh NHTM cổ phần (chiếm 95%), 01 chi nhánh NHTM 100% vốn nước ngoài, 4 chi nhánh NH liên doanh, 1 chi nhánh công ty tài chính và 1 chi nhánh công ty cho thuê tài chính. Việc có mặt của hầu hết các NH trên cả nước tại Đà Nẵng chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của thành phố đối với các TCTD. Ngoài một vài chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Đà Nẵng có mặt gần như đầy đủ các ngân hàng trên cả nước. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống TCTD trên địa bàn đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển chung của kinh tế thành phố và đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn, tạo cơ hội lớn hơn cho các doanh nghiệp được tiếp cận vốn cũng như người dân được hưởng các dịch vụ tài chính hiện đại hơn. Các NH ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động ở Đà Nẵng là vì có cùng nhận định trong tương lai gần, nơi đây sẽ là mảnh đất tiềm năng để phát triển các dịch vụ ngân hàng. Sự phát triển của ngành NH với tốc độ tương đối kể từ khi Đà Nẵng trở thành đô thị loại 1, đã tạo ra được một số lợi thế và tiền đề để Đà Nẵng vươn lên trở thành trung tâm tài chính - tiền tệ của khu vực.

Cho vay tiêu dùng sau khoảng thời gian tạm ngừng cho vay để tập trung nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh thì từ giữa năm 2012, các Ngân

chương trình khuyến mãi. Trên thị trường, các gói sản phẩm cho vay tiêu dùng cũng khá đa dạng và có nhiều sự chọn lựa cho khách hàng. Thực tế cho thấy, từ năm 2013, lãi suất cho vay tiêu dùng giảm mạnh so với trước đây, dao động ở mức 15-18%/năm, giảm 1-2%/năm so với cuối năm 2012. Năm 2014, theo ghi nhận trên thị trường tài chính - ngân hàng, trong nỗ lực phá băng tín dụng, khơi thông dòng tiền cho vay thì xu hướng giảm lãi suất, phá giá lãi suất hiện đã được hình thành. Có thể kể tới việc Techcombank đã dành nguồn tín dụng 4.000 tỉ đồng cho các lĩnh vực vay mua bất động sản, mua ô tô, vay tiêu dùng… với mức lãi suất 5,99% áp dụng cho ba thời hạn ưu đãi: 3 tháng đầu tiên và 6 tháng đầu tiên; Sacombank lại dành ưu đãi cho khách hàng 3 tháng đầu tiên với lãi suất 6,99% và 9 tháng đầu tiên với 11,99%; Vietcombank với chương trình cho vay mua nhà theo Chương trình nhà ở xã hội 30.000 tỉ của Ngân hàng Nhà nước là 6%, lãi suất 12 tháng là 9,99%; Còn VietinBank, ngoài các đối tượng thuộc diện ưu đãi lãi suất 6% trong Chương trình nhà ở xã hội thì ngân hàng này dành 5.000 tỉ đồng cho những đối tượng vay mua nhà khác với lãi suất ưu đãi là 12% cho 3 tháng và 6 tháng đầu tiên…Theo nhận định của các chuyên gia, mức lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay như thế là ổn, có thể hấp dẫn được người tiêu dùng vay vốn để mua sắm, tiêu dùng đối với những nhu cầu thiết yếu như mua nhà, mua đất, xây dựng sửa chữa nhà, mua ô tô... Một điều đáng ghi nhận là thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn tại các Ngân hàng ngày càng rút ngắn. Các bộ hồ sơ cho vay tiêu dùng được giải quyết nhanh chóng từ 1-2h (cho vay cầm cố GTCG, cho vay thấu chi…) đến 2-3 ngày (cho vay có TSĐB Bất động sản, Động sản…). Đây là nỗ lực của các ngân hàng nhằm đáp ứng nhanh nhất nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP hàng hải , chi nhánh đà nẵng (Trang 49 - 53)