8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Phân tích kết quả Cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Hàng Hải –
– CN Đà Nẵng
a. Phân tích công tác tổ chức quản lý CVTD
Thực hiện nghiệp vụ CVTD, Maritime Bank đã ban hành quy trình cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo số QT.TD.038. Theo đó, quy trình đã phân công rất rõ trình tự, trách nhiệm công việc của từng chức danh như sau:
Tiếp cận khách hàng và hướng dẫn hồ sơ vay vốn:
Chuyên viên bán hàng liên hệ với khách hàng, trực tiếp gặp gỡ khách hàng để tiếp thị, tư vấn và hướng dẫn về sản phẩm cho vay. Nếu khách hàng thỏa mãn các điều kiện về sản phẩm thì chuyên viên bán hàng hướng dẫn khách hàng chuẩn bị và cung cấp bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Chuyên viên bán hàng thống nhất với KH về điều kiện cho vay cùng với các loại phí theo quy định của Maritime Bank trong từng thời kỳ (nếu có)
Chuyên viên bán hàng thu thập và kiểm tra bộ hồ sơ do KH cung cấp, đảm bảo các nội dung sau:
- Đảm bảo tính pháp lý: Kiểm tra các thông tin trên giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ theo mẫu biểu Maritime Bank quy định, do chính khách hàng đăng ký thông tin, tự ký tên phải khớp với thông tin trên giấy tờ tùy thân của KH; Giấy tờ tùy thân của KH khớp với nhận dạng của KH
- Đảm bảo bộ hồ sơ đầy đủ theo Danh mục hồ sơ tín dụng cá nhân theo quy định của từng sản phẩm
- Đám bảo tính hợp lệ: Hồ sơ đầy đủ, nguyên vẹn, không bị tẩy xóa, không bị cắt dán. Các thông tin cùng loại giữa các văn bản, tài liệu của một bộ hồ sơ phải trùng khớp, các thông tin trên Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án vay vốn trả nợ phải khớp với thông tin của các tài liệu cung cấp kèm theo.
- Chuyên viên bán hàng có trách nhiệm đối chiếu và ký xác nhận đối chiếu bản gốc trên bản sao của khách hàng (trừ trường hợp đã được công chứng chứng thực)
- Khi bộ hồ sơ đã đầy đủ hợp lệ, Chuyên viên bán hàng có trách nhiệm điền đầy đủ thông tin trong phần dành cho cán bộ Ngân hàng trong giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ, ký và ghi rõ họ tên.
Kiểm tra thông tin CIC:
- Nguyên tắc chung:
+ Chuyên viên bán hàng thực hiện kiểm tra sơ bộ và xác định các hồ sơ vay vốn để kiểm tra tính khả thi. Nếu khoản vay không có tính khả thi, chuyên viên bán hàng thống nhất với cấp lãnh đạo trực tiếp và thống báo từ chối đến khách hàng
+ Với các hồ sơ có tính khả thi, Chuyên viên bán hàng thực hiện kiểm tra CIC theo quy định từng thời kỳ.
- Nội dung kiểm tra CIC:
+ CIC dư nợ của khách hàng, người đồng trách nhiệm, người trả nợ và bên bảo đảm
+ CIC của doanh nghiệp có liên quan nếu ít nhất 30% nguồn trả nợ của khách hàng do Doanh nghiệp này chi trả hoặc khách hàng là Chủ doanh nghiệp, giám đốc hoặc kế toán trưởng của Doanh nghiệp
Kiểm tra thông tin TSĐB:
ĐVKD chịu trách nhiệm xác nhận thông tìn về TSĐB (ví dụ: việc bất động sản có bị hư hỏng, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyền, thuộc quy hoach, giải tỏa hay không)
- Trường hợp TSĐB đang được khách hàng/bên bảo đảm cho thuê/mượn…, Chuyên viên bán hàng ghi rõ nội dung cho thuê/mượn, thời hạn cho thuê/mượn và các điều khoản khác có liên quan đến TSĐB trên tờ trình
quản lý TSĐB phù hợp.
Định giá TSĐB: Khách hàng được lựa chọn một trong hai phương án định giá TSĐB:
- Phương án 1: Định giá ngay khi gởi hồ sơ vay vốn; hoặc
- Phương án 2: Định giá sau khi có kết quả phê duyệt sơ bộ
Chuyên viên định giá tiếp nhận hồ sơ và thực hiện định giá, trả kết quả cho đơn vị kinh doanh trong vòng 8h làm việc.
Xếp hạng tín dụng:
Chuyên viên bán hàng thực hiện trả lời các câu hỏi trong bộ câu hỏi để chấm điểm tín xếp hạng khách hàng đồng thời nêu lý do chọn các phương án trả lời đó và chịu trách nhiệm với kết quả trả lời các câu hỏi đó.
Chuyên viên bán hàng in kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng, ký người nhập dữ liệu và trình giám đốc ĐVKD ký phê duyệt.
Lập tờ trình đề xuất cấp tín dụng:
- Kiểm tra mục đích vay vốn đúng Quy định sản phẩm, đánh giá hồ sơ nguồn trả nợ, hồ sơ TSĐB hợp lệ và đầy đủ
- Đánh giá về nguồn trả nợ theo hướng dẫn của Quy trình cho vay
- Điền các thông tin trong tờ trình đề xuất cấp tín dụng theo mẫu, ký nháy từng trang và ký đề xuất
- Chuyển tờ tình đề xuất cấp tín dụng và bộ hồ sơ tín dụng cho chuyên viên hỗ trợ tín dụng trình ký Giám đốc trung tâm
Trình phê duyệt và đề xuất cấp tín dụng: Chuyên viên hỗ trợ tín dụng thực hiện:
- Kiểm tra hồ sơ theo danh mục kiểm tra hồ sơ tín dụng và yêu cầu Chuyên viên bán hàng bổ sung trong trường hợp thiếu hồ sơ.
- Trình bộ hồ sơ theo thẩm quyền phê duyệt:
+ Nếu Giám đốc đơn vị kinh doanh không đồng ý với đề xuất của chuyên viên bán hàng, chuyên viên hỗ trợ tín dụng thông báo cho chuyên viên bán hàng để chuyên viên bán hàng giải trình thêm hoặc từ chối cấp tín dụng
+ Nếu Giám đốc đơn vị kinh doanh đồng ý với đề xuất của chuyên viên bán hàng: ký tờ trình.
- Chuyên viên hỗ trợ tín dụng thực hiện đóng dấu giáp lai và chuyển toàn bộ hồ sơ dưới dạng file dữ liệu lên Trung tâm phê duyệt tín dụng theo chương trình của hệ thống.
Thẩm định và phê duyệt hồ sơ vay vốn:
- Nhận hồ sơ:
+ Đầu mối trung tâm phê duyệt tín dụng nhận hồ sơ từ chuyên viên hỗ trợ tín dụng của đơn vị kinh doanh
+ Đầu mối trung tâm phê duyệt tín dụng thực hiện kiểm tra hồ sơ theo danh mục kiểm tra hồ sơ tín dụng và yêu cầu chuyên viên bán hàng /chuyên viên hỗ trợ tín dụng bổ sung hồ sơ còn thiếu (nếu có)
+ Đầu mối trung tâm phê duyệt tín dụng chuyển cho người có thẩm quyền để phân hồ sơ cho chuyên viên phê duyệt tín dụng và Giám đốc phê duyệt tín dụng có thẩm quyền phù hợp
- Thẩm định và xác minh hồ sơ:
+ Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, chuyên viên phê duyệt tín dụng lập tưc tiến hành kiểm tra các thông tin qua điện thoại hoặc khảo sát thực tế (nếu cần) về các nội dung trong Tờ trình đề xuất cấp tín dụng.
+ Trọng mọi trường hợp, Giám đốc phê duyệt tín dụng có quyền yêu cầu thẩm định trực tiếp hoặc cho chuyên viên phê quyệt tín dụng thực hiện.
+ Nếu thấy các thông tin mâu thuẫn và chưa rõ ràng thì chuyên viên Phê duyệt tín dụng thống nhất với Giám đốc Phê duyệt tín dụng để đưa ra yêu cầu
Yêu cầu bổ sung hồ sơ ngoài danh mục hồ sơ phải được giải thích rõ cho đơn vị kinh doanh về tính hữu ích của thông tin bổ sung đối với quá trình thẩm định. Trong trường hợp yêu cầu bổ sung vượt quá khả năng cung cấp của khách hàng và của đơn vị kinh doanh hoặc đơn vị kinh doanh thấy không hợp lý, đơn vị kinh doanh nêu rõ lý do để giám đốc phê duyệt tín dụng xem xét hoặc xin ý kiến tư vấn của Trung tâm kinh doanh tín dụng tiêu dùng nếu không thể thống nhất với trung tâm phê duyệt tín dụng.
+ Kiểm tra thông tin xếp hạng tín dụng của khách hàng: Chuyên viên phê duyệt tín dụng sử dụng các kết quả thâm định thông tin của khách hàng để thực hiện các công việc sau:
Kiểm tra lại các thông tin chung của khách hàng
Thực hiện trả lời độc lập các câu hỏi trong bộ câu hỏi để chấm điểm khách hàng. Đối với xác câu trả lời của chuyên viên phê duyệt tín dụng và khác với kết quả trả lời của Chuyên viên bán hàng thì chuyên viên phê duyêt tín dụng cần trao đổi lại với Chuyên viên bán hàng để lựa chọn phương án trả lời cho phù hợp đảm bảo đánh giá trung thực, chính xác bản chất rủi ro của khách hàng.
+ Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi chuyê viên phê duyệt tín dụng yêu cầu bổ sung hồ sơ, thông tin khách hàng, nếu đơn vị kinh doanh không thể bổ sung đầy đủ hồ sơ, thông tin theo yêu cầu hoặc không có phản hồi thì chuyên viên phê duyệt có quyền trả lại hồ sơ.
+ Chuyên viên phê duyệt tín dụng báo cáo kết quả thẩm định sau khi xác minh thông tin khách hàng cung cấp, thẩm định trực trực tiếp (nếu có) và chuyển đầy đủ hồ sơ cho Giám đốc phê duyệt tín dụng có đủ thẩm quyền phê duyệt.
- Phê duyệt khoản vay:
dụng, Giám đốc phê duyệt tín dụng thực hiện:
+ Kiểm tra lại nội dung tờ trình thẩm định và yêu cầu chuyên viên phê duyệt tín dụng giải tình những thông tin còn thắc mắc
+ Kiểm tra lại kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng
+ Đưa ra ý kiến phê duyệt sơ bộ/chính thức qua email hoặc bằng văn bản. Ký xác nhận vào biên bản phê duyệt tín dụng và chuyển cho chuyên viên phê duyệt tín dụng để lưu nội bộ
+ Thông báo qua email cho chuyên viên hỗ trợ tín dụng và chuyên viên bán hàng về kết quả phê duyệt.
Lưu ý: Các hồ sơ có điểm ngoại lệ so với quy định sản phẩm sẽ được trình lên Hội đồng tín dụng Ngân hàng cá nhân, hoặc Hội đồng tín dụng và đầu tư, hoặc ủy ban tín dụng và đầu tư tùy theo phân cấp phê duyệt.
Hoàn tất các thủ tục trước khi cấp tín dụng:
- Thông báo với khách hàng về các điều kiện tín dụng:
+ Chuyên viên hỗ trợ tín dụng thông báo kết quả phê duyệt tín dụng và khoảng thời gian rút vốn quy định với khách hàng. Trường hợp hết 03 tháng kể từ ngày ký văn bản phê duyệt tín dụng mà khách hàng vẫn chưa thực hiện rút vốn của lần giải ngân đầu tiên thì văn bản phê duyệt tín dụng hết hiệu lực. Khi đó, nếu khách hàng có nhu cầu giải ngân thì ĐVKD phải trình lại hồ sơ như khoản vay mới.
+ Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hành văn bản phê duyệt tín dụng, khách hàng cần thực hiện ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các chứng từ khác của bộ hồ sơ tín dụng. Nếu sau thời hạn này, khách hàng chưa thực hiện xong các thủ tục nói trên nhưng vẫn tiếp tục muốn vay vốn thì ĐVKD phải xin ý kiến của cấp phê duyệt khoản tín dụng hoặc ĐVKD thực hiện các thủ tục đề xuất cấp tín dụng lại từ đầu
- Soạn thảo hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các chứng từ giao dịch:
+ Chuyên viên hỗ trợ tín dụng gởi mail kèm hồ sơ đề nghị Trung tâm Hỗ trợ tín dụng soạn thảo hợp đồng và hồ sơ cần thiết theo quy định của từng sản phẩm.
+ Chuyên viên Giao dịch tín dụng thực hiện soạn thảo hợp đồng tín dụng và bộ hồ sơ cần thiết, gởi hồ sơ đã soạn thảo có chữ ký điện tử về cho chuyên viên hỗ trợ tín dụng trong vòng 2h làm việc.
+ Chuyên viên hỗ trợ tín dụng trình ký cấp có thẩm quyền bộ hồ sơ tín dụng
- Công chứng hợp đồng bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, nhập kho hồ sơ tài sản đảm bảo, cập nhật trên phân hệ tín dụng
Giải ngân:
- Mở hạn mức tín dụng
+ Chuyên viên hỗ trợ tín dụng lập đề nghị mở hạn mức tín dụng, gởi đề nghị kèm theo danh mục kiểm tra hồ sơ cho Trung tâm kiểm soát tín dụng
+ Chuyên viên kiểm soát tín dụng kiểm tra hồ sơ đề nghị mở hạn mức tín dụng, nếu đầy đủ thì thực hiện tạo hạn mức, duyệt hạn mức, tạo TSĐB, gắn hợp đồng tín dụng, gắn TSĐB với Hợp đồng tín dụng trên phân hệ tín dụng
- Tiếp nhận nhu cầu giải ngân và soạn hồ sơ giải ngân:
+ Chứng từ giải ngân gồm: Giấy đề nghị rút vốn, ủy nhiệm chi hoặc giấy lĩnh tiền mặt, chứng từ hồ sơ chứng mình mục đích giải ngân.
+ Chuyên viên hỗ trợ tín dụng soạn thảo: Khế ước nhận nợ, tờ trình phê duyệt giải ngân, giấy đề nghị thu nợ tự động.
- Trình phê duyệt giải ngân:
+ Chuyên viên hỗ trợ tín dụng kiểm tra hồ sơ, trình Giám đốc đơn vị kinh doanh ký duyệt và thực hiện mở tài khoản giải ngân.
+ Chuyên viên hỗ trợ tín dụng chuyển hồ sơ giải ngân cho giao dịch viên thực hiện hạch toán.
Kiểm tra giám sát sau giải ngân:
- Kiểm tra việc tuân thủ điều kiện cấp tín dụng:
+ Chuyên viên hỗ trợ tín dụng có trách nhiệm đôn đốc khách hàng thực hiện điều kiện tín dụng và lập báo cáo kết quả thực hiện điều kiện tín dụng về cho Giám đốc Đơn vị kinh doanh
+ Trung tâm kiểm soát tín dụng thực hiện kiểm tra tính tuân thủ điều kiện tín dụng đối với các khoản vay đã giải ngân trên hệ thống được 6 tháng.
+ Trường hợp khách hàng không tuân thủ điều kiện phê duyệt, chuyên viên kiểm soát tín dụng thực hiện gởi email thông báo vi phạm điều kiện tín dụng về đơn vị kinh doanh
- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn:
+ Chuyên viên bán hàng thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn lần đầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày giải ngân và định kỳ 3 tháng một lần trong suốt thời gian vay
+ Chuyên viên bán hàng thực hiện kiểm tra hiện trạng tài sản đảm bảo 6 tháng một lần. Nếu có phát hiện bất thường, chuyên viên bán hàng phải có trách nhiệm báo cáo lại cho Giám đốc Đơn vị kinh doanh, chuyên viên phê duyệt tín dụng, bộ phận định giá để phối hợp khảo sát lại hiện trạng tài sản đảm bảo để có hướng xử lý.
- Quản lý thu nợ:
+ Chuyên viên bán hàng hàng tuần sao kê danh sách khách hàng đến hạn trong 7 ngày tiếp theo để nhắc nợ khách hàng và báo cáo các trường hợp trả nợ trễ hạn cho Giám đốc đơn vị kinh doanh.
+ Các trường hợp thu nợ tự động, hệ thống sẽ tự thanh toán khi đến hạn. + Các trường hợp không thu nợ tự động, chuyên viên hỗ trợ tín dụng
kiểm tra tài khoản khách hàng và thu nợ khi đến hạn.
b. Các biện pháp tiến hành CVTD của Maritime Bank
Mở rộng CVTD trong giai đoạn 2012 – 2014, Maritime Bank đã xác định đối tượng khách hàng chính là các cá nhân có nguồn thu từ lương. Để đáp ứng được mục tiêu CVTD, Maritime Bank đã tiến hành các biện pháp sau:
Về chính sách sản phẩm CVTD của Maritime Bank
Ngoài sản phẩm thẻ tín dụng, các sản phẩm CVTD hiện hữu của Maritime Bank gồm có:
- Đối với cho vay không TSĐB:
+ Cho vay không TSĐB đối với CBNV hưởng lương từ Ngân sách nhà nước
+ Cho vay không TSĐB đối với CBNV các doanh nghiệp + Cho vay không TSĐB đối với CBNV Maritime Bank
+ Cho vay thấu chi đối với CBNV trả lương tại Maritime Bank - Đối với cho vay có TSĐB:
+ CVTD có TSĐB bất động sản + Cho vay ứng vốn sổ tiết kiệm
Tại một thời điểm, khách hàng có thể được cung cấp tất cả các sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện có của Chi nhánh. Ngoài ra, trên cơ sở quy định của pháp luật, khách hàng sẽ được Chi nhánh xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng ngân hàng hiện đại theo yêu cầu và phù hợp với thực tế hoạt động của khách hàng.
Mức cho vay cụ thể: