Nhóm giải pháp về sản phẩm CVTD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP hàng hải , chi nhánh đà nẵng (Trang 92 - 93)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Nhóm giải pháp về sản phẩm CVTD

Hiện nay, CVTD không TSĐB đang có đến 3 sản phẩm riêng biệt cho ba đối tượng khách hàng khác nhau. Bản chất các sản phẩm này hầu như tương tự, chỉ khác nhau một phần về đối tượng vay, mức thu nhập tối thiểu và hạn mức vay vốn. Còn lại, các quy định khác về hồ sơ vay vốn, thời hạn vay vốn… đều tương đồng. Vì vậy, để thuận tiện cho việc nắm bắt sản phẩm, các sản phẩm này nên gộp chung lại với nhau và phân định rõ về các điểm khác biệt.

Mức cho vay: Đối với quy chế cho vay hỗ trợ KHCN mua nhà ở, đất ở hoặc xây dựng, sửa chữa nhà (có tài sản đảm bảo là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở), điều khoản hạn chế ở đây là mức cho vay thấp do chịu phụ thuộc rất lớn vào giá trị định giá tài sản đảm bảo. Vì vậy, Maritime Bank cần nâng tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo đối với các khách hàng thuộc đối tượng cho vay tín chấp (vì nếu không sử dụng tài sản đảm bảo họ cũng đã có thể có một khoản vay nhất định tại Ngân hàng)

Đối với sản phẩm cho vay mua ô tô: Nếu Maritime Bank triển khai sản phẩm này thì nên mở rộng tài sản đảm bảo cho khoản vay, gồm cả bất động sản, xe ô mới và cả xe ô tô cũ. Tuy nhiên, việc nhận tài sản đảm bảo là ô tô cũ cần cân nhắc về thời hạn lưu hành xe (không nên nhận thế chấp xe đã lưu hành trên 5 năm). Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo cũng phân chia theo loại tài sản đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro. Thời hạn cho vay mua xe ô tô hiện nay của các Ngân hàng thường không quá 5 năm. Tuy nhiên, để tạo sự cạnh

hạn vay dài hạn (có thể kéo dài đến 6 – 7 năm).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP hàng hải , chi nhánh đà nẵng (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)