Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP hàng hải , chi nhánh đà nẵng (Trang 98 - 105)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng

- Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cần đầu tư phát triền công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, phục vụ đời sống người dân, góp phần gia tăng mức cung hàng hóa dịch vụ tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng ngày một tốt hơn, tạo điều kiện phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tiêu dùng.

- Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cần xây dựng khung giá nhà đất sát giá thị trường nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng và Ngân hàng. Bảng khung giá nhà đất cũng cần cập nhật thường xuyên các tuyến đường mới mở, mới đặt tên để tiện lợi cho việc tra cứu giá trong công tác thẩm định tài sản.

- Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cần tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan trong việc xử lý nợ vay, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong khâu thi hành án.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những điểm tồn tại rút ra từ việc phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Maritime Bank Đà Nẵng, chương 3 của luận văn giải quyết các vấn đề sau:

- Phân tích các căn cứ đề xuất giải pháp bao gồm: Tiềm năng phát triển của thị trường CVTD và Chiến lược phát triển của Maritime Bank nói chung và Chi nhánh nói riêng, các nhận định đưa ra từ thực trạng phát triển CVTD đã phân tích ở Chương 2.

- Trên cơ sở phân tích các căn cứ đề xuất giải pháp, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng CVTD của Chi nhánh.

- Luận văn cũng đề xuất các kiến nghị với Cơ quan chính quyền nhằm tạo tiền đề cho việc triển khai các giải pháp đề xuất.

KẾT LUẬN

Thói quen của người tiêu dùng Việt Nam đang dần có sự thay đổi, thay vì tích lũy đủ số tiền để mua được sản phẩm mình mong muốn, khách hàng đang hướng đến việc thỏa mãn ngay nhu cầu và thanh toán bằng các khoản tích lũy sau đó. Nhu cầu tiêu dùng tăng lên sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất mở rộng hoạt động kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó, qua đó, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Đối với hệ thống ngân hàng nói riêng, cho vay tiêu dùng sẽ đem lại nguồn thu nhập quan trọng và tạo điều kiện cho các Ngân hàng bán trọn gói sản phẩm dịch vụ tới khách hàng. Do đó, mảng kinh doanh này hiện được các Ngân hàng chú trọng đẩy mạnh.

CVTD là xu thế tất yếu trong hoạt động của Ngân hàng khi nền kinh tế ngày càng phát triển về mọi mặt. Đây sẽ là thị trường rất tiềm năng, mang lại nhiều lợi nhuận cho các Ngân hàng. Do đó, việc khắc phục những hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng là một nhu cầu rất cần thiết đồi với các ngân hàng.

Dựa trên cơ sở số liệu thống kê, phân tích và lý luận cơ bản, bài luận đã nêu lên những hạn chế và nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến mức độ phát triển CVTD chưa xứng với tiềm năng của nó tại Maritime Bank Đà Nẵng. Từ đó, luận văn đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị hiệu quả, tích cực góp phần mở rộng CVTD tại Maritime Bank Đà Nẵng.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù bản thân nhiều nỗ lực nhưng do khả năng còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những tồn tại, khiếm khuyết. Tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp quý báu của các độc giả, các nhà nghiên cứu và thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Võ Thị Thúy Anh, Th.S Lê Phương Dung, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB tài chính.

[2] Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Hàng Hải năm 2013, 2014

[3] Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải – chi nhánh Đà Nẵng năm 2013, 2014.

[4] PGS.TS. Phan Thị Cúc (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.

[5] PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản giao thông vận tải.

[6] TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê.

[7] Nguyễn Thị Khuyên (2014), Giải pháp đẩy mạnh hoạt động CVTD tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu - Chi nhánh Đà Nẵng,

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[8] TS. Nguyễn Hòa Nhân (2011), Tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản tài chính [9] Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, luật các tổ chức

tín dụng, hướng dẫn quản lý chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, NXB tài chính – chi nhánh phía Nam.

[10]Quy trình cho vay tiêu dùng có đảm bảo bằng tài sản số QT.TD.038 của Maritime Bank.

[11] Đỗ Thị Thùy Trang (2011), Giải pháp phát triển CVTD tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng

[12] Phạm Thị Phương Thảo (2010), Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng [13]Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng,

NXB thống kê Hà Nội.

[14] Đặng Ngọc Việt (2013), Giải pháp mở rộng cho vay KHCN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng,

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng

Website:

[15]http://Maritime Bank.com.vn/ [16]http://www.mof.gov.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU VAY TIÊU DÙNG

Xin chào ông (bà)!

Tôi tên là Lương Thị Nhật Thương, hiện đang là học viên cao học lớp Tài chính- Ngân hàng. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về “Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải – Chi nhánh Đà Nẵng”. Ông (bà) vui lòng trả lời giúp tôi một số thông tin sau. Những thông tin này chỉ được sử dụng trong nghiên cứu của bản thân tôi, hoàn toàn được bảo mật.

Họ và tên người được khảo sát:….……… Số điện thoại người được khảo sát:………

Phần I: Thông tin chung

1.1 Giới tính

□ Nam □ Nữ

1.2 Đối tượng:

□ Đang đi học □ Không đi làm 

□ Đang đi làm □ Tự kinh doanh 

□ Nghỉ hưu 1.3 Độ tuổi: □18 - 30 tuổi □30 - 45 tuổi  □45 - 60 tuổi □ > 60 tuổi  1.4 Tình trạng hôn nhân: □ Có gia đình □ Đã ly hôn  □ Độc thân □ Góa  1.5 Trình độ học vấn:

□ Sau đại học □ Đại học 

□ Cao đẳng □ THPT, Trung cấp 

1.6 Mức thu nhập hằng tháng:

□ Dưới 5 triệu đồng □ Từ 5 - 10 triệu đồng 

□ Từ 10 - 20 triệu đồng □ Trên 20 triệu đồng 

1.7 Tình trạng nhà ở:

□ Có nhà riêng □ Hiện đang ở chung 

□ Hiện đang ở nhà thuê □ Khác 

1.8 Ông(bà) có ý định vay vốn tiêu dùng tại Ngân hàng không?

□ Có Chuyển sang phần II

□ Không Chuyển sang câu 1.9 

1.9 Vì sao ông(bà) không vay vốn tiêu dùng:

□ Không có nhu cầu 

□ Không biết đến hình thức này 

□ Không có tài sản thế chấp 

□ Thủ tục phức tạp 

□ Năng lực tài chính của Ngân hàng chưa đủ 

□ Chính sách tín dụng của Ngân hàng chưa phù hợp 

□ Khả năng quản lý của Ngân hàng kém 

□ Lãi suất cao 

□ Thu nhập không ổn định, không có khả năng chi trả 

□ Khác: (nêu rõ) ……… 

Phần II: Nhu cầu vay vốn tiêu dùng:

2.1. Mục đích vay vốn tiêu dùng:

□ Mua, sửa, xây nhà và nhận chuyển nhượng QSD đất để làm nhà ở □ Mua xe ô tô

□ Mua sắm phương tiện đi lại khác, vật dụng gia đình 

□ Chi phí học tập và chữa bệnh 

□ Người lao động đi làm việc ở nước ngoài 

□ Thấu chi tài khoản và khác 

2.2. Nhu cầu về vốn vay tiêu dùng:

□ Dưới 50 triệu đồng □ 50 - 100 triệu đồng 

□ 100 - 500 triệu đồng □ Trên 500 triệu đồng 

2.3. Nhu cầu về tài sản bảo đảm:

□ Không có bảo đảm □ Có bảo đảm một phần 

□ Có bảo đảm toàn bộ 

2.4. Nhu cầu về thời hạn vay:

□ Ngắn hạn □ Trung hạn  □ Dài hạn 

2.5. Nhu cầu về Ngân hàng cho vay:

□ NH TMCP Ngoại thương □ NH TMCP Sài Gòn Thương tín 

□ NH TMCP Á Châu □ NH TMCP Hàng Hải

□ Ngân hàng khác (Nêu rõ): 

2.6. Lý do lựa chọn Ngân hàng:

□ Thủ tục đơn giản □ Lãi suất hợp lý 

□ Đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp □ Uy tín 

□ Khác: (nêu rõ) ……… 

 

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP hàng hải , chi nhánh đà nẵng (Trang 98 - 105)