Định hướng chung của Maritime Bank Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP hàng hải , chi nhánh đà nẵng (Trang 81 - 83)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Định hướng chung của Maritime Bank Đà Nẵng

Trong năm 2015, xác định tình hình thị trường vẫn còn khó khăn, Maritime Bank tiếp tục kiên định với định hướng kinh doanh gắn liền mục tiêu an toàn, hiệu quả, chú trọng phát triển bền vững, tập trung xây dựng mô hình quản trị mạnh, không ngừng đầu tư phát triển nền tảng công nghệ, bảo đảm chất lượng nhân sự, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Về chiến lược kinh doanh, Maritime Bank xác định mục tiêu không chạy theo quy mô mà đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định, an toàn, bền vững lên hàng đầu, chú trọng tạo nên các giá trị khác biệt để tăng tính cạnh tranh trên thị trường thông qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng. Maritime Bank xác định, phân khúc khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân là hai phân khúc được lựa chọn để tập trung phát triển. Ngân hàng cũng xác định và thực hiện từng bước chuyển dịch giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng dần nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng, thành lập Ban Dịch vụ Ngân hàng Giao dịch tại Hội sở chính và xây dựng chiến lược phát triển Dịch vụ ngân hàng Giao dịch tại các ngân hàng chuyên doanh, tiến tới mô hình dịch vụ theo chuẩn quốc tế.

mạng lưới giao dịch tới các khu vực vùng sâu vùng xa, khu vực tập trung đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng công nghiệp phụ trợ, xuất khẩu, chế biến, phù hợp với định hướng của Nhà nước.

Về quản trị rủi ro, Maritime Bank thực hiện công tác quản trị rủi ro chặt chẽ tới từng cấp, tích hợp cùng quá trình thực hiện các quy trình, chính sách và thực hiện quản trị rủi ro theo vòng khép kín, liên tục, kịp thời để đạt hiệu quả cao nhất.

Về công tác xử lý nợ xấu, Maritime Bank nỗ lực thực hiện tất cả các biện pháp nhằm từng bước giảm dần tỷ lệ nợ xấu như đánh giá lại chất lượng tài sản, khả năng thu hồi nợ và giá trị nợ xấu, bán nợ xấu có tài sản bảo đảm cho cơ quan chức năng và các tổ chức khác, sử dụng nguồn dự phòng rủi ro, tài sản bảo đảm để thu hồi nợ và đồng thời áp dụng chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp vay vốn.

Về nhân sự, Maritime Bank chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên có trình độ cao, có ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt thông qua các khóa đào tạo, các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm; chú trọng các chương trình đào tạo lớp lãnh đạo kế cận như Lãnh đạo trẻ, xây dựng lộ trình rõ ràng cho các cán bộ nhân viên cũng như chính sách đãi ngộ hợp lý, công bằng.

Về đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, Maritime Bank liên tục tiến hành cập nhật, bổ sung thêm các chương trình mới đối với Hệ thống Ngân hàng lõi để đáp ứng yêu cầu của kinh doanh; triển khai dự án đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục trên cơ sở hệ thống công nghệ dự phòng đạt tiêu chuẩn; tiếp tục phát triển hệ thống các phần mềm hỗ trợ phục vụ sát sao các hoạt động nghiệp vụ.

2015 hơn năm 2014 10%, trong đó CVTD tăng 30%, số lượng khách hàng tăng trưởng bình quân 20%/năm; chất lượng tín dụng đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3%.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP hàng hải , chi nhánh đà nẵng (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)