7. Ý nghĩa thực tiễn khoa học của đề tài
1.2.3. Lý thuyết chi phí đại diện
Lý thuyết chi phí đại diện cho rằng, hoạt động tài chính của doanh nghiệp liên quan đến các giới hữu quan khác nhau. Trong đó chủ yếu là cổ đông, nhà quản lý và các trung gian tài chính. Giữa họ có sự khác nhau về lợi ích và cách tiếp cận nợ. Vì thế, có thể xuất hiện các mâu thuẫn và để giải quyết các mâu thuẫn này sẽ xuất hiện chi phí đại diện.
Jenshen và Meckling (1967) cho rằng có hai dạng mâu thuẫn vềchi phí đại diện đó là mâu thuẫn giữa ngƣời chủ sở hữu và nhà quản lý doanh nghiệp và mâu thuẫn giữa ngƣời chủ sở hữu với chủ nợ.
Đối với mâu thuẫn giữa ngƣời chủ sở hữu và ngƣời quản lý doanh nghiệp, vấn đề đại diện phát sinh khi ngƣời quản lý sở hữu ít hơn 100% phần vốn chủ sở hữu, Ngƣời chủ sở hữu không dành đƣợc toàn bộ lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh, nhƣng họ phải gánh chịu toàn bộ các khoản chi phí cho những hoạt động này. Còn đối với những nhà quản lý doanh nghiệp – là những ngƣời đƣợc thuê để quản lý và điều hành DN, họ luôn tìm cách tối đa hóa lợi ích của bản thân trƣớc rồi sau đó mới tính đến lợi ích của cổ đông. Do đó, để giải quyết mâu thuẫn này, ngƣời chủ sở hữu phải chi các chi phí đại diện để kiểm soát hoạt động của nhà quản lý nhƣ chi phí cho hệ thống kiểm soát, kiểm tra, kiểm toán… Ngoài ra, theo M.Jensen thì vay nợ cũng đƣợc xem nhƣ là một giải pháp để giải quyết mâu thuẫn này do khi tỷ suất nợ cao doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản càng cao và nhà quản lý DN phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm và danh dự. Do đó, họ phải nỗ lực nâng cao năng lực quản lý của mình. Từ đó, giảm đƣợc các chi phí đại diện.
Đối với mâu thuẫn giữa chủ sở hữu DN và chủ nợ, mâu thuẫn này xuất hiện trong các hợp đồng vay nợ, khi cân nhắc mức vay nợ cho các dự án đầu tƣ. Cụ thể, nếu một khoản đẩu tƣ có thu nhập cao hơn giá trị của các khoản nợ, ngƣời chủ sở hữu sẽ hƣởng lợi toàn bộ khoản thu nhập này sau khi đã trừ nợ vay và tiền lãi vay phải trả. Tuy nhiên, nếu khoản đầu tƣ đó không thành công, ngƣời chủ sở hữu DN sẽ gánh chịu thua lỗ ở một mức độ nhất định do trách nhiệm hữu hạn của khoản đầu tƣ. Do đó, đối với những dự án có rủi ro cao, các chủ nợ thƣờng đƣa ra cơ chế tự bảo vệ mình thông qua xây dựng các điều khoản hạn chế trong các hợp đồng vay. Những điều khoản này cản trở hoạt động của DN ở một vài khía cạnh nào đó, các DN còn bị giám sát để đảm bảo rằng các điều khoản phải đƣợc tuân thủ, chủ nợ có thể yêu cầu đƣơc trực tiếp tham gia giám sát tiến trình thực hiện của dự án. Đây đƣợc xem là
những chi phí đại diện mà ngƣời chủ sở hữu phải trả để đƣợc sử dụng các khoản vay của chủ nợ.
Những nghiên cứu về chi phí đại diện cho thấy, tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp chi phí khánh kiệt tài chính, chi phí đại diện làm giảm lợi ích do sử dụng nợ để tài trợ. Trong mô hình này, Jensjen và Meckling cho rằng một cấu trúc vốn tối ƣu có thể đạt đƣợc bằng việc cân đối giữa chi phí đại diện với lợi ích do sử dụng nợ. Khi xem xét cân đối giữa chi phí đại diện với lợi ích do sử dụng nợ sẽ giúp nhà quản lý đƣa ra một cấu trúc vốn hợp lý, và cấu trúc vốn đó tài trợ cho cấu trúc tài sản sẽ tạo ra một cân bằng tài chính dài hạn cho DN. Chính vì vậy, nhà quản lý cũng nên xem xét cấu trúc vốn trong mối quan hệ với cấu trúc tài sản để có thể đạt đƣợc trạng thái cân bằng tài chính trong dài hạn. Lý thuyết chi phí đại diện là một quan tâm đối với DN nhỏ vì chi phí đại diện phát sinh lớn hơn từ những mâu thuẫn cơ bản về lợi ích giữa chủ sở hữu và các chủ nợ.