Cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạn của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 39)

7. Ý nghĩa thực tiễn khoa học của đề tài

1.3.2. Cấu trúc tài chính

Nhân tố này đƣợc đo lƣờng qua chỉ tiêu đòn bẩy, đƣợc tính bằng tổng nợ chia cho tổng tài sản, ký hiệu là LEV. Chiou et al. (2006) [9] tranh luận dựa trên lý thuyết trật tự, một doanh nghiệp cố gắng sử dụng ƣu tiên nguồn vốn đầu tƣ dài hạn kết hợp với nguồn tài trợ từ nội lực doanh nghiệp sẽ làm giảm việc quản trị của cổ đông và cũng giảm chi phí phát hành cổ phiếu. Hơn nữa, một công ty sử dụng nợ nhiều hơn cũng có nghĩa là công ty đó có ít nguồn vốn từ nội bộ công ty và do đó, nguồn vốn thƣờng xuyên sử dụng cho tài sản lƣu động ròng là ít hơn. Nó có thể tạo ra một sự cảnh báo nhằm giảm các vấn đề thiếu hụt vốn, từ đó đẩy mạnh việc sử dụng các nguồn hợp lý hơn cho vốn lƣu động, đạt về trạng thái tài chính an toàn hơn. Điều đó có nghĩa là một công ty có tỷ lệ nợ cao sẽ chiu áp lực chi phí và chịu rủi ro lớn từ hoạt động vay nợ. Đó chính là doanh nghiệp có nguy cơ đối diện với mất khả năng thanh toán và cân bằng tài chính có thể mất cân bằng. Do đó mà Wasiuzzaman (2007) [27] cho rằng: Có mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa vốn lƣu động ròng và

đòn bẩy tài chính (Đƣợc đo lƣờng bằng tổng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của một doanh nghiệp trên tổng tài sản). Đồng thời, theo nghiên cứu của Merton (1974) [19] nhấn mạnh tầm quan trọng của đòn bẩy tài chính nhƣ là một nhân tố quyết định đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và thực nghiệm cho thấy rằng đòn bẩy có tác động ngƣợc chiều đến vốn lƣu động ròng của DN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạn của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)