7. Ý nghĩa thực tiễn khoa học của đề tài
4.2.4. Tăng cƣờng đảm bảo khả năng thanh toán nhanh
Chỉ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán của DN và là dấu hiệu báo trƣớc DN có gặp khó khăn trong việc trả nợ hay không. Chỉ số này nên ở mức từ 0.5 đến 1, nhằm đảm bảo doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản vay cần thiết mà không cần phải bán hàng lƣu kho. Chỉ số dễ chuyển đổi nhanh này này tập trung vào tài sản dễ chuyển đổi ra tiền mặt (liquid assets - tài sản lƣu động) của doanh nghiệp và nó giải quyết vấn đề: “Nếu việc mua bán ngừng, doanh nghiệp có đủ sức thanh toán các khoản nợ hiện tại bằng số tài sản khả hoán đang có trong tay hay không”. Một khi doanh nghiệp nhận ra rằng mình không có đủ tiền để thanh toán các
hoá đơn đến hạn phải trả, nhiệm vụ đầu tiên sẽ là giảm tỷ lệ xói mòn tiền mặt ngay lập tức bằng việc cắt giảm chi phí tới mức thấp nhất. Sau đó, chuẩn bị dự toán tiền mặt ngắn hạn và chuẩn bị ngay những nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là lên danh sách những khoản nợ phải thu của DN và lập dự án thu hồi nợ càng sớm càng tốt. Từ số tiền này, DN sẽ ƣu tiên chi trả cho những khoản cần thiết nhƣ thuế và các chi phí quan trọng cần phải chi, trong khi có thể hoãn chi trả những khoản khác nhƣ với nhà cung cấp hay các chủ nợ lớn. Việc trang trải các khoản chi trƣớc mắt và hoãn các khoản chi có thể kéo dài nhằm giúp DN cải thiện đƣợc khả năng thanh toán. Đồng thời khi khả năng thanh toán có dấu hiệu hạ thấp báo hiệu cho DN biết rằng tình hình tài chính DN đang có nguy cơ mất an toàn, từ đó DN có thể xây dựng thêm các biện pháp bổ trợ để cứu vãn tình hình.