7. Ý nghĩa thực tiễn khoa học của đề tài
1.3.9. Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh (QR) đƣợc hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. Tiền ở đây có thể là tiền gửi, tiền mặt, tiền đang chuyển; tài sản có thể chuyển đổi thành tiền là các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn (cổ phiếu, trái phiếu và khoản phải thu). Nợ đến hạn và quá hạn phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn phải trả, nợ khác kể cả những khoản trong thời hạn cam kết doanh nghiệp còn đƣợc nợ. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đƣợc tính theo công thức:
Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ phải trả ngắn hạn
Nếu hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp ở mức độ thấp và là dấu hiệu báo trƣớc doanh nghiệp có nguy cơ gặp khó khăn trong tài chính trong việc trả nợ. Cũng nhƣ sự tăng lên về giá trị thị trƣờng của DN, nhà quản lý cũng có mong muốn tăng lên chỉ tiêu vốn lƣu động ròng để có một tình trạng cân bằng tài chính dài hạn, đồng thời đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tƣ về một DN có tính thanh khoản tốt, có khả năng đảm bảo thanh toán cao. Theo nghiên cứu của Mian Saijid (2009) [20] chỉ ra rằng hệ số khả năng thanh toán nhanh (Q) có mối quan hệ thuận chiều vốn lƣu động ròng. Kết quả này cũng tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của Afza và Nazir (2007) [5] khi các tác giả này cho rằng các nhà đầu tƣ thƣờng đầu tƣ vào các các công ty của khả năng trả nợ của các công ty này đƣợc đảm bảo và vốn lƣu động ròng tại các công ty nhƣ trên thƣờng đạt dƣơng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Ở chƣơng 1, tác giả đã trình bày các khái niệm cơ bản về cân bằng tài chính dài hạn, cách xác định cũng nhƣ các lý thuyết nền tảng cơ sở cho cân bằng tài chính dài hạn và các nhân tố ảnh hƣởng đến cân bằng tài chính dài hạn đƣợc chỉ ra qua các nghiên cứu đi trƣớc.
Tác giả cũng đã chỉ rõ đƣợc tầm quan trọng của cân bằng tài chính dài hạn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tác giả đã đi sâu nghiên cứu các lý thuyết nền tảng của cân bằng tài chính dài hạn và đƣa ra kết luận rằng: lý thuyết cấu trúc vốn chính là nền tảng, cơ sở của cân bằng tài chính dài hạn. Mỗi quyết định của nhà quản lý về thay đổi cấu trúc vốn sẽ ảnh hƣởng đến cân bằng tài chính dài hạn của doanh nghiệp.
Sau khi trình bày các lý thuyết nền cơ sở cho cân bằng tài chính dài hạn, tác giả đã rút ra các nhân tố ảnh hƣởng đến cân bằng tài chính dài hạn và tầm quan trọng của cân bằng tài chính dài hạn đến DN.
Từ các quan điểm của các nghiên cứu trƣớc đây, có thể thấy rằng cân bằng tài chính dài hạn chịu ảnh hƣởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Trong chƣơng này, tác giả đã trình bày một số nhân tố ảnh hƣởng đến cân bằng tài chính doanh nghiệp bao gồm: Hiệu quả hoạt động kinh doanh, cấu trúc tài chính, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tỉ lệ vốn lƣu động năm trƣớc, chu kì tiền mặt, qui mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, biến động doanh thu và khả năng thanh toán nhanh. Các nhân tố này có thể có ảnh hƣởng thuận chiều và nghịch chiều đối với cân bằng tài chính dài hạn.
Tóm lại, ở chƣơng 1, tác giả đã trình bày một cách tổng quan và rõ ràng về lý thuyết nền liên quan đến cân bằng tài chính dài hạn, làm tiền đề ứng dụng để phân tích ở các chƣơng tiếp theo.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM