Tiêu chí phán ánh kết quả hoạt động huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh đăk lắk (Trang 37 - 47)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Tiêu chí phán ánh kết quả hoạt động huy động vốn của NHTM

NHTM

Về quy mô

Quy mô huy động vốn đƣợc thể hiện qua chỉ tiêu tổng số dƣ huy động vốn (Số dƣ các loại tiền gửi thời điểm hoặc bình quân cho từng thời kỳ). Bộ phận quản lý nguồn vốn Hội sở sẽ tiến hành thống kê đầy đủ và kịp thời về các loại vốn huy động. Từ đó, các nhà quản lý ngân hàng sẽ thấy đƣợc đặc tính của thị trƣờng, tiến hành phân đoạn thị trƣờng gắn với quy mô và tốc độ gia tăng của mỗi nguồn tƣơng ứng. Những tiêu chí mà NHTM thƣờng sử dụng để đánh giá quy mô huy động vốn nhƣ : đánh giá số dƣ nguồn vốn huy động, số lƣợng khách hàng gửi tiền.

Số dƣ huy động vốn trong kỳ đánh giá hoặc số dƣ cuối kỳ tại thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này phản ánh lƣợng vốn mà ngân hàng huy động đƣợc trong kỳ hoặc tại thời điểm đánh giá.

Số lƣợng khách hàng gửi tiền căn cứ trên số tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng, nó phản ánh lƣợng khách hàng một ngân hàng có đƣợc. Chỉ tiêu tăng trƣởng số lƣợng khách hàng cho thấy mức độ tăng giảm lƣợng khách hàng tham gia gửi tiền trong kỳ đánh giá so với kỳ trƣớc.

Về cơ cấu vốn huy động

Cơ cấu vốn huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng để tối đa dƣ nợ tín dụng và đầu tƣ, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa. Cơ cấu huy động vốn đƣợc đánh giá là hợp lý nếu các thành phần của nó đáp ứng đƣợc kế hoạch sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất. Cơ cấu vốn huy động đƣợc đánh giá qua chỉ tiêu tỷ trọng của từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn huy động dựa trên phân loại nguồn vốn huy động theo từng tiêu thức khác nhau: theo mục đích, theo loại tiền, theo loại tiền, theo kỳ hạn, theo đối tƣợng.

Thị phần huy động vốn

Thị phần huy động vốn đƣợc hiểu là phần thị trƣờng mà lƣợng vốn huy động của ngân hàng chiếm giữ. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thể hiện qua sự gia tăng thị phần huy động vốn so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Ngân hàng đang nắm giữ thị phần cao tức là đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, việc phân tích thị phần huy động vốn sẽ giúp đánh giá đƣợc vị trí của ngân hàng trên thị trƣờng.

Rủi ro huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro là không thể tránh khỏi. Rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp là ba rủi ro lớn mà ngân hàng phải đối mặt.

Khi lãi suất thị trƣờng thay đổi không theo dự tính của ngân hàng sẽ dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng, làm tăng chi phí huy động hay giảm sút nguồn vốn đều gây ảnh hƣởng đến thu nhập của ngân hàng. Nếu lãi suất huy

động giảm thì ngân hàng sẽ bị thiệt hại do trƣớc đó đã huy động những nguồn vốn trung dài hạn với lãi suất cao, và với xu hƣớng giảm lãi suất nhƣ vậy thì việc giữ chân khách hàng là điều hết sức khó khăn đối với ngân hàng. Nếu nhƣ lãi suất huy động tăng sẽ làm tăng chi phí ngân hàng, bên cạnh đó thì việc cho vay của ngân hàng sẽ trở nên khó khăn hơn, từ đó gây giảm sút lợi nhuận của ngân hàng.

Nếu nhƣ ngân hàng có chiến lƣợc thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả, dùng quá nhiều những khoản huy động ngắn hạn để đầu tƣ cho những hoạt động trung dài hạn mà không tìm đƣợc nguồn ngắn hạn để duy trì sẽ khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán cho những khoản nợ khi đến hạn, gây mất lòng tin trong khách hàng và điều này càng khiến cho nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày càng giảm sút, tạo áp lực trong việc huy động vốn.

Rủi ro tác nghiệp tồn tại trong hầu hết các bộ phận của ngân hàng có thực hiện nghiệp vụ giao dịch kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động chấp nhận rủi ro. Rủi ro tác nghiệp là các tổn thất do con ngƣời, do quá trình xử lý công việc, do hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động, hoặc do các sự kiện bên ngoài gây ra. Việc kiểm soát rủi ro tác nghiệp sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro, đảm bảo thu nhập cho ngân hàng.

Chi phí huy động vốn

Một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển phải đảm bảo điều hoà mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn sao cho phù hợp và có hiệu quả. Để làm đƣợc ngân hàng cần bám sát nhu cầu sử dụng vốn, huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp về cơ cấu, kỳ hạn, loại tiền với chi phí hợp lý, vừa đảm bảo tính cạnh tranh vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.

phụ thuộc vào lãi suất ngân hàng theo từng loại sản phẩm, kỳ hạn, loại tiền, … trong từng thời kỳ sao cho phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh chi phí lãi thì ngân hàng còn phải bỏ ra nhiều chi phí khác nữa trong hoạt động huy động vốn nhƣ chi phí truyền thông, chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí quản lý, cất giữ, bảo quản,… gọi là chi phí phi lãi.

Chất lượng dịch vụ

Một ngân hàng có chất lƣợng dịch vụ tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sẽ tạo niềm tin cho khách hàng vào thƣơng hiệu ngân hàng. Nhờ đó, uy tín, hình ảnh, vị thế và thị phần của ngân hàng đƣợc nâng cao. Chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng đƣợc đánh giá dựa trên sự hài lòng của khách hàng về nhiều phƣơng diện khác nhau trong quá trình cung cấp dịch vụ:

- Thái độ phục vụ của nhân viên: Yếu tố này có ảnh hƣởng rất lớn đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng. Nếu nhân viên có thái độ thờ ơ, hách dịch trong quá trình giao dịch với khách hàng thì chắc chắn sẽ làm khách hàng khó chịu. Ngƣợc lại, với tinh thần và thái độ nhiệt tình, cởi mở thì khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng về cung cách phục vụ của ngân hàng, góp phần tạo dựng hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng.

- Thời gian xử lý nghiệp vụ: Khi đến giao dịch tại ngân hàng thì không có khách hàng nào muốn chờ đợi lâu. Chính vì vậy mà việc xử lý nghiệp vụ nhanh gọn, đáp ứng nhu cầu kịp thời của khách hàng sẽ làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng.

- Chƣơng trình khuyến mãi và chính sách chăm sóc khách hàng: Các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn sẽ thu hút đƣợc sự chú ý của khách hàng đến các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng vì nó đáp ứng đƣợc sự kỳ vọng về lợi ích tăng thêm từ việc sử dụng sản phẩm của khách hàng. Bên cạnh đó, với chính sách chăm sóc hiệu quả thì khách hàng sẽ cảm nhận đƣợc sự quan tâm và coi trọng của ngân hàng đối với sự đóng góp của họ trong hoạt động kinh

doanh của ngân hàng, từ đó khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn về chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng.

- Sự đa dạng của các sản phẩm tiền gửi: Sự đa dạng của các sản phẩm tiền gửi phù hợp với nhiều đối tƣợng khách hàng khác nhau sẽ giúp ngân hàng đánh thức và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

- Trình độ công nghệ: Khách hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng dịch vụ tại các ngân hàng có trình độ công nghệ cao vì nó sẽ đảm bảo đƣợc tính an toàn và bảo mật hơn cho khách hàng. Hơn nữa, với công nghệ hiện đại thì việc thực hiện các giao dịch của khách hàng sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn.

- Cơ sở vật chất: Khách hàng sẽ có tâm lý dè chừng khi đến giao dịch tại ngân hàng có điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn. Ngƣợc lại, khách hàng sẽ cảm thoải mái, an tâm và tin cậy hơn khi đến giao dịch các ngân hàng có cơ sở vật chất khang trang, hệ thống an ninh đảm bảo.

Việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng thƣờng đƣợc thực hiện thông qua phiếu điều tra khảo sát do chính ngân hàng hoặc các chủ thể bên ngoài tiến hành.

1.2.5. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM

a. Những nhân tố bên ngoài

Môi trường kinh tế - chính trị

Các nhân tố ảnh hƣởng gồm tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, yếu tố lạm phát, sự biến động của tỷ giá hối đoái…Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, thu nhập dân cƣ cao thì nguồn tiền vào ra các ngân hàng cũng ổn định, vốn huy động dồi dào, cơ hội đầu tƣ đƣợc mở rộng. Nếu nền kinh tế suy thoái thì khả năng khai thác vốn bị hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn.

Sự ổn định về chính trị tác động rất lớn vào niềm tin của những ngƣời gửi tiền, nhất là gửi tại các NHTM ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Trong những năm qua, đây đƣợc coi là chiếc cầu nối hữu hiệu giữa tiết kiệm và đầu tƣ, chiếm đƣợc niềm tin của những ngƣời gửi tiền là nhờ một phần không nhỏ của sự ổn định chính trị.

Môi trường pháp lý

Mọi hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động ngân hàng đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Môi trƣờng pháp lý đem đến cho ngân hàng những cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức mới. Trong sự ràng buộc về pháp luật các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi làm ảnh hƣởng tới quy mô hiệu quả và chính sách huy động vốn của ngân hàng.

Môi trường cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh là hiện tƣợng phổ biến và khách quan. Ngân hàng là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao và ngày càng phức tạp. Hiện nay, số lƣợng ngân hàng đƣợc phép hoạt động ngày càng tăng cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi ngân hàng, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ và các tổ chức kinh tế là có hạn...

Môi trường văn hoá xã hội

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chủ yếu đƣợc hình thành từ việc huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cƣ. Do đó, công tác huy động vốn của ngân hàng chịu ảnh hƣởng rất lớn của yếu tố này. Nếu không có tiết kiệm thì sẽ không có vốn để đầu tƣ cho sản xuất và ngƣợc lại.

Hoạt động huy động vốn cũng là nhân tố đƣợc các nhà kinh doanh ngân hàng quan tâm vì nó có khả năng chi phối rất lớn đến hành vi tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng, phụ thuộc nhiều vào phong tục tập quán, trình độ dân trí, lối sống của ngƣời dân…

b. Những nhân tố bên trong

Năng lực tài chính của ngân hàng

Năng lực tài chính của ngân hàng đƣợc thể hiện chủ yếu qua tiềm lực về vốn. Nó có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Một ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có lợi thế trong việc huy động vốn từ bên ngoài, việc thu hút tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá hay đi vay sẽ dễ dàng hơn so với các ngân hàng có năng lực tài chính kém bởi vốn của ngân hàng là điều kiện cơ bản đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng trong trƣờng hợp ngân hàng gặp rủi ro trong kinh doanh nhƣ nợ khó đòi, thua lỗ trong đầu tƣ,...

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Mỗi ngân hàng phải tự hoạch định cho mình một chiến lƣợc kinh doanh riêng biệt, phù hợp với các điều kiện bên trong và bên ngoài ngân hàng. Chiến lƣợc kinh doanh có tính quyết định tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cần phải xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, thấy đƣợc những cơ hội và thách thức.

Trong từng thời kỳ, dựa trên chỉ tiêu đƣợc giao về hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn cùng với tình hình thực tế, ngân hàng phải lập kế hoạch, cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Mặt khác, trong chiến lƣợc kinh doanh của mình, ngân hàng cần phải đặc biệt chú trọng vào chi phí vốn mà ngân hàng phải chịu trong khâu huy động, tìm kiếm nguồn vốn rẻ, thời hạn dài thông qua việc lựa chọn các hình thức huy động khác nhau. Có nhƣ vậy ngân hàng mới chủ động trong việc tìm kiếm và sử dụng vốn.

Uy tín của ngân hàng

Uy tín của ngân hàng đƣợc đánh giá thông qua một quá trình hoạt động lâu dài cùng với những thành quả mà họ đạt đƣợc. Một ngân hàng có uy tín sẽ thuận lợi trong việc thu hút vốn hơn bởi vì việc ngƣời dân gửi tiền vào ngân

hàng không chỉ đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận, đó còn là vì họ mong việc gửi tiền sẽ giúp họ giảm thiểu đƣợc rủi ro khi cất giữ tiền nên khi họ quyết định gửi tiền, họ sẽ chỉ tìm đến những ngân hàng thật sự có uy tín trên thị trƣờng. Do vậy, các ngân hàng phải tạo lòng tin cho các khách hàng bằng cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo, nhanh chóng, mặt khác các khoản tiền cũng phải hoàn trả đủ và đúng thời hạn, đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán của khách hàng.

Năng lực và thái độ làm việc của đội ngũ nhân viên.

Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao thì trong quá trình hoạt động kinh doanh, các thao tác nghiệp vụ sẽ đƣợc xử lý nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả từ đó sẽ tạo đƣợc uy tín cho ngân hàng.

Bên cạnh đó thái độ phục vụ, tác phong làm việc nhiệt tình, cởi mở sẽ gây ấn tƣợng rất tốt với khách hàng. Nếu khách hàng có ấn tƣợng tốt với ngân hàng thì chắc chắn họ sẽ muốn tiếp tục quan hệ với ngân hàng. Còn ngƣợc lại, khi khách hàng thấy tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng không tốt thì họ sẽ tìm đến ngân hàng khác với thái độ phục vụ tốt hơn và lợi ích của họ vẫn đƣợc đảm bảo.

Hệ thống mạng lưới và cơ sở hạ tầng

Mạng lƣới ngân hàng rộng khắp và phân bố thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thực hiện các giao dịch với ngân hàng và điều này cũng tạo ra cơ hội để ngân hàng tiếp cận và thu hút nhiều khách hàng hơn nhằm gia tăng lƣợng vốn huy động.

Trụ sở ngân hàng khang trang, cơ sở vật chất tốt cùng với không khí làm việc chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy hài lòng hơn khi đến gửi tiền hay giao dịch tại ngân hàng. Thiết bị kỹ thuật hiện đại sẽ làm cho giao dịch của khách hàng đƣợc nhanh chóng và thuận tiện hơn, làm nâng cao uy tín cũng nhƣ sức cạnh tranh của ngân hàng.

Hiện các NHTM ngày càng chú trọng tới việc áp dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là khâu thanh toán. Nhờ đó làm cho nguồn vốn luân chuyển nhanh, thuận tiện, đảm bảo an toàn cho khách hàng trong việc gửi tiền, rút tiền và vay vốn.

Hiện nay, các ngân hàng đang vận động dân cƣ mở tài khoản tiền gửi, thực hiện quá trình thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ qua tài khoản tiền gửi. Trong đó, ngân hàng đóng vai trò là ngƣời làm trung gian thanh toán, ngoài ra ngân hàng còn đƣa ra các hình thức huy động vốn thông qua các hình thức hấp dẫn nhƣ tiền gửi tiết kiệm ở một nơi có thể rút ở nhiều nơi, thực hiện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh đăk lắk (Trang 37 - 47)