Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh đăk lắk (Trang 92 - 97)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân

a. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động huy động vốn của HDBank - Chi nhánh Đăk Lăk còn nhiều hạn chế cần khắc phục để có thể tăng trƣởng nguồn vốn huy động theo định hƣớng các hoạt động của chi nhánh và của hội sở, chi nhánh cần quan tâm khắc phục những hạn chế sau:

- Quy trình, thủ tục thực hiện công tác huy động vốn tuy không phức tạp nhƣng thời gian thực hiện tƣơng đối lâu đối với những khách hàng giao dịch với số tiền lớn. Đối với những khách hàng có số tiền giao dịch nộp trên 200 triệu đồng thì khách hàng phải nộp tiền tại thủ quỹ và đƣợc hạch toán giao dịch phát sinh bởi giao dịch viên. Tâm lý khách hàng thƣờng không muốn đi lại nhiều giữa các quầy giao dịch, đôi khi làm cho khách hàng cảm thấy khó chịu. Còn đối với những giao dịch rút tiền trên 100 triệu đồng, thì giao dịch viên hạch toán, sau đó khách hàng sang quầy thủ quỹ để nhận tiền. Điều này làm gia tăng thời gian giao dịch khiến khách hàng phải đợi lâu.

- Cơ cấu huy động vốn vẫn chƣa hợp lý so với cơ cấu dƣ nợ. Cụ thể : nguồn huy động ngắn hạn chiếm bình quân trên 37% trong tổng nguồn huy động có kỳ hạn. Trong khi chi nhánh đang tập trung phát triển cho vay trung và dài hạn, nên chi nhánh cần tập trung phát triển mạnh hơn nữa kỳ hạn huy động vốn trung và dài hạn để góp phần ổn định hoạt động của mình.

Tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế còn thấp. Chi nhánh cần chú tâm đến việc phát triển đối tƣợng khách hàng nhằm thu hút lƣợng tiền trong thanh toán của các doanh nghiệp. Nguồn tiền này có tính ổn định hơn so với nguồn tiền thanh toán từ khách hàng cá nhân do có số dƣ lớn và thƣờng mang tính chu kỳ. Việc gia tăng lƣợng khách hàng này sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh gia tăng lƣợng khách hàng cá nhân thông qua việc chi lƣơng của các tổ chức kinh tế cũng nhƣ giao dịch giữa khách hàng các nhân với doanh nghiệp.

- Chi nhánh tuy đã triển khai các sản phẩm rất đa dạng và thực hiện các công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm song vẫn chƣa đƣợc hiệu quả. Đối với những khách hàng gửi tiết kiệm, họ thƣờng chọn những sản phẩm tiết kiệm truyền thống do khách hàng tham gia dự thƣởng thì lại bị trừ 1 phần lãi suất, điều này khiến họ không hài lòng.

- Công tác chăm sóc khách hàng chƣa thật sự chuyên nghiệp và hiệu quả, chỉ tập trung ở trụ sở chính, chƣa triển khai mạnh ở các phòng giao dịch. Việc chăm sóc khách hàng mới chỉ chú trọng đến những khách hàng lớn và những khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng. Một số nhân viên còn có thái độ phục vụ thiếu nhiệt tình do áp lực công việc cũng nhƣ lƣợng khách hàng giao dịch đông.

- Vẫn còn một số sai sót xảy ra trong quá trình tác nghiệp do bất cẩn của nhân viên, đặc biệt là các nhân viên mới.

b. Nguyên nhân Khách quan

- Nền kinh tế vĩ mô trong nƣớc không ổn định. Sự biến động ngày càng cao của các thị trƣờng bất động sản, giá nông sản, thị trƣờng vàng … làm cho ngƣời dân có nhiều sự lựa chọn để sử dụng nguồn tiền của mình nhằm đảm bảo lợi ích và lợi nhuận mong muốn.

- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Trên địa bàn xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng và các tổ chức khác có chức năng huy động tiền gửi làm cho thị phần của mỗi ngân hàng có nguy cơ thu nhỏ lại. Trong quá trình cạnh tranh để giữ vững và mở rộng thị phần các tổ chức đua nhau tăng lãi suất huy động. Tuy vậy lãi suất huy động chi nhánh công bố thƣờng thấp hơn do cơ chế lãi suất của chi nhánh bị phụ thuộc nhiều vào quy định của HSC nên không thể niêm yết lãi suất cạnh tranh nhƣ các ngân hàng khác. Hơn nữa, do tình hình toàn hệ thống đang thừa vốn nhƣ hiện nay thì việc không cho phép các chi nhánh áp dụng lãi suất tiền gửi cao đƣợc quy định rộng rãi.

- Lƣợng tiền thực sự nhàn rỗi trong dân cƣ không cố định, thêm tâm lý lo lắng lãi suất biến động của khách hàng nên không gửi tiền với kỳ hạn dài, do nhu cầu về đời sống tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh lại thƣờng có nhu cầu rút trƣớc hạn nên khách hàng cá nhân ƣu chuộng các kỳ hạn ngắn.

- Trên địa bàn, số lƣợng các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá khiêm tốn nên khó để gia tăng nguồn tiền gửi từ đối tƣợng này trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn khi số lƣợng ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều.

- Các NHTM ngày càng mở rộng mạng lƣới của mình bằng việc gia tăng các phòng giao dịch trên địa bàn gây ra không ít khó khăn cho công tác huy động vốn của chi nhánh.

Chủ quan

- Công tác quảng bá thƣơng hiệu chƣa đƣợc triển khai một cách quyết liệt nên khách hàng còn nhiều bỡ ngỡ về các sản phẩm mới của ngân hàng, cũng nhƣ tƣ vấn chƣa thực sự rõ ràng, thuyết phục.

- Thiếu tính hợp tác hỗ trợ từ các phòng ban. Các phòng ban còn hoạt động độc lập riêng lẻ trong việc công tác huy động, chƣa có sự phối hợp giữa khách hàng của các phòng để liên kết bán chéo sản phẩm. Chính do độc lập trong cách làm nên dẫn đến tình trạng nhiều phòng cùng phục vụ chăm sóc một khách hàng với những chính sách ƣu đãi khác nhau tạo tính không đồng bộ và chuyên nghiệp của một ngân hàng.

- Năng lực và thái độ làm việc của nhân viên không đồng đều. Nhiều nhân viên còn có thái độ thờ ơ, thiếu nhiệt tình đối với khách hàng, hiếm khi chủ động bán chéo sản phẩm.

- Chi nhánh chƣa có nguồn nhân sự chuyên trách đảm nhận tập trung phát triển hoạt động này trong vấn đề lập kế hoạch, kỹ năng nghiên cứu phân tích thị trƣờng, kỹ thuật marketing, hoạt động chăm sóc khách hàng. Chi nhánh chƣa có tiêu chí phân loại khách hàng VIP, khách hàng lớn, truyền thống để có chính sách chăm sóc cụ thể.

- Chƣơng trình quản lý thông tin quan hệ khách hàng chƣa đƣợc triển khai chi tiết, chỉ dừng lại ở một số thông tin cơ bản về cá nhân, chƣa có chƣơng trình tổng hợp các sản phẩm dịch vụ mà một khách hàng hiện đang sử dụng tại ngân hàng, từ đó việc bán chéo sản phẩm sẽ dễ dàng hơn và khai thác sâu rộng hơn từ chính những khách hàng hiện hữu, chƣa kể lƣợng khách hàng tiềm năng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, luận văn đã giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển của HDBank - Chi nhánh Đăk Lăk. Qua phân tích tình hình huy động vốn tại HDBank - Chi nhánh Đăk Lăk từ năm 2014-2016, luận văn đã đánh giá bao quát đƣợc công tác tổ chức huy động vốn , bối cảnh kinh doanh, môi trƣờng ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn, phân tích các hoạt động ngân hàng đã triển khai nhằm đạt đƣợc mục tiêu huy động vốn đề ra và phân tích những kết quả huy động mà chi nhánh đã đạt đƣợc. Với kết quả phân tích trên, luận văn đã nêu ra những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế trong công tác huy động vốn và trình bày những nguyên nhân khách quan, chủ quan gây ra những hạn chế đó. Đây là cơ sở để đƣa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại HDBank - Chi nhánh Đăk Lăk.

CHƢƠNG 3

KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH ĐĂK LĂK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh đăk lắk (Trang 92 - 97)