2.3.1 .Ưu điểm
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tạ
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách
* Xác định nguyên tắc phân bổ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển từ ngân sách.
Đối với chi thường xuyên: Trên cơ sở hệ thống định mức phân bổ hiện tại để hoàn chỉnh, bổ sung thêm, trong đó định mức phải căn cứ trên cơ sở nguồn thu, nhiệm vụ chi và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của huyện và các xã của các ban ngành, cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách và phù hợp với chiến lược, chính sách phát triển KT-XH của tỉnh; Ưu tiên phân bổ đối với vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc, hải đảo vùng đặc biệt KT-XH khó khăn và ưu tiên các lĩnh vực giáo dục, y tế, an sinh xã hội, mặt khác bổ sung phân bổ ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước; Thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả NSNN; khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực (ngân sách và ngoài ngân sách) để phát triển KT-XH. Dùng công cụ phân bổ ngân sách là đòn bẩy, có tác dụng thúc đẩy hoặc hạn chế phát triển của các ngành, lĩnh vực.
vào các dự án lớn, trọng điểm của huyện về quy mô và kỹ thuật; các chương trình dự án giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển giáo dục, y tế...; Kiên quyết không bố trí vốn cho các công trình, dự án chưa có quyết định phê duyệt và chưa đủ thủ tục đầu tư theo quy định, chưa xác định được nguồn vốn và đủ vốn tối thiểu ban đầu theo quy định; Tránh dàn trải vốn đầu tư, thiếu tập trung hoặc thi công dự án không có vốn thanh toán; Dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ đọng và ứng trước năm kế hoạch; bố trí vốn theo đúng tiến độ nhất là các công trình có tính cấp thiết như đê chắn sóng, thủy lợi, phát triển giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng ...
* Xác định những ưu tiên phân bổ ngân sách nhằm nâng cao hiệu quả, tiêt kiệm chống lãng phí trong sử dụng ngân sách
Đối với phân bổ chi ngân sách thường xuyên: Ưu tiên khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng hỗ trợ kinh phí tăng cường hoạt động khuyến nông khuyến ngư, duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi, kinh phí phòng chống dịch bệnh sâu bệnh, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ tài nguyên môi trường đảm bảo kinh phí hỗ trợ khu vực nông nghiệp, ngư nghiệp, chế biến nông sản; Đối với khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá tập trung ưu tiên kinh phí cho công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đầu tư nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nông thôn, hỗ trợ kinh phí nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục; cân đối mức thu phí vệ sinh môi trường để giảm dần cấp phát từ ngân sách; tinh giản bộ máy hành chính theo hướng nâng cao hiệu quả.
Đối với phân bổ ngân sách chi đầu tư phát triển: Tập trung thực hiện các chương trình trọng điểm nhất là Chương trình xây dựng hạ tầng gắn với xây dựng nông thôn mới; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hỗ trợ phát triển sản xuất , dịch vụ nâng cao thu nhập cho người dân, đầu tư các công trình trọng điểm của huyện như Chợ Lý Sơn, Mở rộng
và cứng hóa GTNT, KCH trường lớp học và trạm y tế các xã; Ưu tiên phân bổ nguồn vốn để tập trung đầu tư hạ tầng các khu vực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, phát triển nguồn thu cho ngân sách; Đẩy mạnh xã hội hóa tạo chuyển biến cơ bản nhằm thu hút vốn đầu tư trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội.
* Xác định các bước xây dựng định mức phân bô ngân sách hợp lý, gồm: Xác định nguồn thu NSNN của huyện bao gồm các khoản thu NSĐP
được hưởng 100% và nguồn thu cân đối ngân sách từ TW, tỉnh; Phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực; Xác định nhu cầu thực tương đối cho từng lĩnh vực; Xác định định mức phân bổ ngân sách cho các đơn vị trên cơ sở tổng mức ngân sách được phân bổ cho toàn huyện chia cho tổng nhu cầu thực của từng lĩnh vực đó.