Khái quát về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại HUYỆN lý sơn, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 42)

1.3.2 .Bài học kinh nghiệm

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội

2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên

Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là huyện đảo được thành lập từ 01/01/1993 nằm cách đất liền 15 hải lý về hướng Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an ninh chủ quyền biển đảo. Diện tích tự nhiên khoảng 10km2, dân số 22.552 người. Huyện Lý Sơn có 03 đơn vị hành chính cấp xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình. Huyện Lý Sơn có 05 ngọn núi: Thới Lới, Hòn Tai, Hòn Sỏi, Giếng Tiền và Hòn Vung. Trên đảo có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Chùa Hang, Đình làng An Hải, Đình làng An Vĩnh đây là 3 di tích lịch sử cấp Quốc gia và nhiều di tích cấp tỉnh; có 02 miệng núi lửa là Giếng Tiền và Thới Lới. Nơi đây còn có dấu ấn văn hóa Chămpa và các di tích cổ xưa. Ngoài ra, Lý Sơn còn có Lễ hội đua thuyền truyền thống Tứ Linh; Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Lý Sơn còn mệnh danh là một “Vương Quốc tỏi”.

Khí hậu Lý Sơn chịu ảnh hưởng đậm nét của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt, mùa nắng kéo dài từ tháng 01 đến tháng 8, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm.

2.1.2. Đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế

Kinh tế của huyện phát triển chủ yếu dựa vào ngành thủy sản và Nông nghiệp, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2016 đạt 1.355.117 triệu đồng, tăng 7,69% so với năm trước và đạt 98,55% kế hoạch năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 tính theo giá thực tế đạt: 22,3 triệu đồng/người/năm, tăng 1,3 triệu đồng so với năm trước.

Tỷ trọng cơ cấu các ngành kinh tế năm 2016 nông nghiệp (nông, thủy sản) chiếm: 55% (nông nghiệp chiếm 11%; thủy sản chiếm 44%) ; thương mại - dịch vụ chiếm: 34%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm: 11%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng định hướng, đó là tăng giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ trong tổng các ngành kinh tế của huyện. Trong đó:

Nông, lâm, ngư nghiệp:Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (nông, thủy sản) đạt 836.740 triệu đồng, giảm 4,0% so với năm trước và đạt 92% kế hoạch.

Thương mại, dịch vụ, du lịch: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 407.369 triệu đồng, tăng 35,25% so với năm trước và đạt 111,62% kế hoạch. Toàn huyện, hiện có 998 cơ sở kinh doanh, tăng 100 hộ so với năm trước, thu hút 1.504 lao động tham gia. Trong năm, các cơ quan chức năng đã phối hợp với Đội quản lý thị trường số 6 thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn huyện, qua kiểm tra hầu hết các hộ kinh doanh đều chấp hành tốt.

Giao thông đường thủy: UBND huyện đã phối hợp với Sở Giao thông vận tải tỉnh thực hiện phân chuyến vận chuyển hành khách và hàng hóa, đảm bảo lưu thông an toàn, nhất là trong dịp Lễ, Tết. Tổng doanh thu hành khách và hàng hóa từ đầu năm đến nay đạt 55.811 triệu đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước và đạt 116,9% kế hoạch năm.

Hoạt động dịch vụ, du lịch: có phát triển hơn trước, các cơ sở dịch vụ,

lưu trú, các loại phương tiện từng bước được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách và nhân dân. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của những người trực tiếp làm công tác phục vụ du lịch. Năm 2016 lượng du khách đến với Lý Sơn tăng cao với 164.900 lượt khách (trong đó có 933 lượt khách quốc tế), tăng 69.900 lượt khách so với năm 2015.

2.1.2.2. Tài nguyên - Môi trường

Công tác quản lý đất đai: Đã tiếp nhận và giải quyết hồ sơ về đất đai, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất .

Công tác môi trường: Tổ chức triển khai các văn bản liên quan đến Luật Môi trường, biển và hải đảo cho nhân dân; tập huấn phân loại rác tại nguồn cho nhân dân; tiến hành cắm biển cấm đổ rác, đổ rác đúng nơi quy định. Thường xuyên chỉ đạo ra quân dọn, dẹp vệ sinh môi trường; phối hợp với các cơ quan, đơn vị tự nguyện ra quân thực hiện thu gôm, xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, để thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trong những năm tới, huyện đang triển khai thực hiện dự án khu nghĩa địa tập trung huyện Lý Sơn, với quy mô 4,55ha.

2.1.2.3. Thu, chi ngân sách

Tổng thu NSNN 151.765 triệu đồng, giảm 2,62% so với năm trước và đạt 138,87% dự toán năm. Trong đó, thu ngân sách trên địa bàn đạt 18.269 triệu đồng; nếu không tính các tổ chức xã hội đóng góp, thu ngân sách trên địa bàn đạt 14.922 triệu đồng, tăng 70,87% so với năm trước và đạt 195,06% kế hoạch. Tổng chi ngân sách nhà nước 137.911 triệu đồng, tăng 5,27% so vố năm trước và đạt 135,45% dự toán năm.

2.1.2.4. Giáo dục và đào tạo

Chỉ đạo ngành giáo dục hoàn thành chương trình năm học 2015 - 2016;

triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2016 - 2017; kết quả đậu tốt nghiệp THPT năm học 2015 - 2016 đạt 84,77%; công nhận tốt nghiệp THCS đạt 94,7%; hoàn thành chương trình cấp học Tiểu học đạt 100% và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2016 - 2017 theo đúng Kế hoạch. Chất lượng giáo dục ở các cấp học được nâng lên, việc đổi mới phương thức giảng dạy được chú trọng; việc giáo dục văn hóa, thể chất kết hợp với giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh được duy trì. Trong năm, đã ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trênđịa bàn huyện Lý Sơn giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025”.

2.1.2.5. Văn hoá thông tin, thể dục thể thao

Hoạt động thông tin tuyên truyền luôn được quan tâm thực hiện, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI, tuyên truyền ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 và các ngày lễ quan trọng của đất nước, kết hợp với tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa phương.

Văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao luôn được quan tâm chú trọng, chỉ

đạo tổ chức “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”; phối hợp tổ chức “Ngày chạy olympic vì sức khỏe toàn dân” quy mô cấp tỉnh; phối hợp với Hội Nhà báo

tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo với chủ đề “Báo chí Miền Trung tuyên truyền nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo”; phối hợp với tổng Liên Đoàn

Lao động Việt Nam tổ chức Lễ đặt viên đá xây dựng Khu tưởng niệm Nghĩa sỹ Hoàng Sa; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo công nghệ thông tin cấp Quốc gia lần thứ XX tại huyện.

2.1.2.6. Lao động - thương binh và xã hội

Công tác lao động:Tổ chức triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ nay đến năm 2020; phối hợp với Sở Lao động, Thương binh Xã hội tỉnh tổ chức tập huấn về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phối hợp với Trường Đại học Yersin Đà Lạt thực hiện Đề án “phát triển Lý

Sơn dựa vào du lịch cộng đồng”.

Công tác đảm bảo an sinh xã hội luôn được quan tâm thường xuyên, đã

thực hiện tốt các chính sách và chi trả kịp thời cho các đối tượng, với số tiền 1.512 triệu đồng; đã thực hiện việc mua và cấp phát bảo hiểm y tế cho các đối tượng năm 2016, với 17.988 thẻ toàn dân, 1.298 thẻ cho hộ nghèo, 2.436 thẻ cho trẻ em, 858 thẻ đối tượng bảo trợ xã hội, 86 thẻ cho người có công; hỗ trợ đột xuất cho ngư dân gặp nạn trên biển. Công tác giảm nghèo luôn được quan tâm chỉ đạo, theo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2016, toàn huyện có 5.948 hộ, trong đó: có 770 hộ

2.1.2.7. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội

Tình hình quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các lực lượng vũ trang duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng cơ động; thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra kiểm soát địa bàn, nắm chắc tình hình trên không, trên biển và xử lý tốt các tình huống; phối hợp tuần tra, cảnh gác bảo vệ an toàn các mục tiêu, các ngày lễ, sự kiện lớn trong năm;

2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại huyện Lý Sơn giai đoạn 2014 - 2016

2.2.1. Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước

2.2.1.1. Căn cứ lập dự toán

- Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002; Luật Kế toán năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

- Quyết định giao dự toán thu NSNN trên địa bàn và chi NSĐP hàng năm của UBND tỉnh;

- Các văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán hàng năm của Sở Tài chính; - Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển KT-XH từng giai đoạn và hàng năm trên địa bàn của HĐND huyện;

- Báo cáo tình hình KT-XH những năm trước năm kế hoạch của huyện; - Số kiểm tra dự toán thu, chi NSNN của huyện do đơn vị dự toán cấp trên thông báo;

- Dự báo về tình hình phát triển KT-XH của huyện trong giai đoạn tiếp theo và những văn bản liên quan khác.

Nhằm góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; thực hiện đổi mới cơ cấu chi NSNN để tập trung đầu tư cho hạ tầng KT-XH, phát triển nguồn nhân lực, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; đảm bảo quốc QP-AN, trật tự an toàn xã hội”.

Quán triệt chủ trương trên, căn cứ Nghị quyết của Huyện uỷ: “Tiếp tục thực hiện chính sách động viên hợp lý, phân phối hiệu quả nguồn lực tài chính nhằm góp phần khuyến khích phát triển sản xuất - kinh doanh, phát triển hạ tầng KT-XH, tăng trưởng kinh tế, thực hiện bình đẳng về nghĩa vụ đối với

ngân sách. Huy động đầy đủ, hợp lý các nguồn lực xã hội, sao cho vừa tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tích tụ vốn phát triển sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo nguồn lực của nhà nước thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của địa phương; đề cao kỷ luật tài chính, góp phần lành mạnh hóa công tác quản lý kinh tế - ngân sách, đảm bảo an ninh tài chính. Bố trí dự phòng ngân sách, dự trữ tài chỉnh, để chủ động đối phó với thiên tai và những biến động bất thường; phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách đảm bảo cân đối và có hiệu quả, tiết kiệm và chống lãng phí”.

Tình hình xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn và chi ngân sách địa phương giai đoạn 2014 - 2016 được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Tình hình xây dựng dự toán thu, chi NSNN giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng. TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN 6.150 7.760 7.650

Thu nội địa (không kể từ thu dầu thô) 6.150 7.760 7.650

Thu từ xuất, nhập khẩu - - -

Thu viện trợ không hoàn lại - - -

A TỔNG THU NSĐP 92.476 103.163 101.817

B TỔNG CHI NSĐP 92.476 103.163 101.817

I CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 92.476 103.163 101.817

1. Chi đầu tƣ phát triển 6.703 6.803 7.849

1.1 Chi từ nguồn vốn tập trung (đầu tư theo phân cấp) 6.703 6.703 7.549

1.2 Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất 100 300

2. Chi thƣờng xuyên 79.740 89.754 88.725

Trong đó: Chi Sự nghiệp giáo dục - đào tạo &

dạy nghề 37.820 42.595 42.649

3. Dự phòng ngân sách 2.204 2.340 2.340

4. Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ NS tỉnh

cho NS huyện 3.829 4.266 2.903

Nguồn: Quyết định giao dự toán thu NSNN trên địa bàn và chi NSĐP của UBND huyện Lý Sơn giai đoạn 2014- 2016

Việc xây dựng dự toán ngân sách của huyện Lý Sơn tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

2.2.1.2. Đối với việc phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển theo phân cấp

Căn cứ theo Nghị quyết số 15/2010/NQ-HĐND ngày 13/10/2010 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015 và Nghị Quyết số 18/2010/NQ-HĐND ngày 13/12/2010 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 và Quyết định số 31/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Khi phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển theo phân cấp đã thực hiện đúng theo quy định hiện hành.

Về quản lý vốn đầu tư theo cơ cấu tỉnh phân cấp cho huyện. Trên cơ sở chỉ tiêu vốn đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó, ưu tiên vốn đầu tư từ ngân sách để bố trí thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới, chi đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục.

Nguồn thu tiền sử dụng đất được hưởng sau khi đã trừ đi chi phí để bố trí vốn đầu tư theo quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Ưu tiên trả nợ khối lượng XDCB trong kế hoạch đã hoàn thành của huyện và xã. Đảm bảo bố trí đủ vốn đối ứng từ ngân sách huyện, xã cho các dự án, chương trình được NSTW, ngân sách tỉnh hỗ trợ (đề án kiên cố hoá trường, lớp học, đường giao thông nông thôn, ...). Tập trung vốn bố trí cho các dự án, công trình có hiệu quả, có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm dự toán.

Bố trí theo tiến độ cho các công trình, dự án chuyển tiếp có hiệu quả, có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng, đặc biệt là các dự án, công trình trọng điểm ...

Hạn chế đến mức tối đa các công trình, dự án khởi công mới, kiên quyết đình hoãn khởi công các dự án không có trong kế hoạch đầu tư công, kế hoạch đầu tư trung hạn, chưa đủ thủ tục theo quy định, còn nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư, chưa giải phóng mặt bằng, các dự án khác chưa thật sự cấp bách, không mang lại hiệu quả...

2.2.1.3. Đối với việc phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên

* Định mức phân bố dự toán chi thường xuyên NSNN tại huyện Lý Sơn

Định mức chi thường xuyên là một căn cứ rất quan trọng trong xây dựng dự toán và là công cụ hữu hiệu để kiểm soát chi ngân sách. Hiện nay trong xây dựng dự toán, tại tỉnh Quảng Ngãi đang áp dụng Nghị quyết số 17/2010/NQ- HĐND ngày 23/12/2010 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP năm 2011 năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới.

Định mức chi thường xuyên hiện nay :

- Định mức phân bố chi thường xuyên được xem xét điều chỉnh một cách linh hoạt khi có những thay đổi về các chế độ, chính sách. Định mức quy định cụ thể mức phân bổ chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể; Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo,... tạo nên sự thống nhất cao, dễ dàng quản lý.

- Định mức phân bổ được xây dựng với các tiêu chí phân bổ cụ thể, rõ ràng, đơn giản và đảm bảo tính công bằng, hợp lý giữa các địa phương, đơn vị; có ưu tiên vùng sâu, vùng xa, các đơn vị có biên chế ít, đảm bảo được tính công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại HUYỆN lý sơn, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 42)