Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại HUYỆN lý sơn, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 47 - 57)

1.3.2 .Bài học kinh nghiệm

2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Lý Sơn gia

2.2.1. Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước

2.2.1.1. Căn cứ lập dự toán

- Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002; Luật Kế toán năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

- Quyết định giao dự toán thu NSNN trên địa bàn và chi NSĐP hàng năm của UBND tỉnh;

- Các văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán hàng năm của Sở Tài chính; - Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển KT-XH từng giai đoạn và hàng năm trên địa bàn của HĐND huyện;

- Báo cáo tình hình KT-XH những năm trước năm kế hoạch của huyện; - Số kiểm tra dự toán thu, chi NSNN của huyện do đơn vị dự toán cấp trên thông báo;

- Dự báo về tình hình phát triển KT-XH của huyện trong giai đoạn tiếp theo và những văn bản liên quan khác.

Nhằm góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; thực hiện đổi mới cơ cấu chi NSNN để tập trung đầu tư cho hạ tầng KT-XH, phát triển nguồn nhân lực, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; đảm bảo quốc QP-AN, trật tự an toàn xã hội”.

Quán triệt chủ trương trên, căn cứ Nghị quyết của Huyện uỷ: “Tiếp tục thực hiện chính sách động viên hợp lý, phân phối hiệu quả nguồn lực tài chính nhằm góp phần khuyến khích phát triển sản xuất - kinh doanh, phát triển hạ tầng KT-XH, tăng trưởng kinh tế, thực hiện bình đẳng về nghĩa vụ đối với

ngân sách. Huy động đầy đủ, hợp lý các nguồn lực xã hội, sao cho vừa tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tích tụ vốn phát triển sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo nguồn lực của nhà nước thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của địa phương; đề cao kỷ luật tài chính, góp phần lành mạnh hóa công tác quản lý kinh tế - ngân sách, đảm bảo an ninh tài chính. Bố trí dự phòng ngân sách, dự trữ tài chỉnh, để chủ động đối phó với thiên tai và những biến động bất thường; phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách đảm bảo cân đối và có hiệu quả, tiết kiệm và chống lãng phí”.

Tình hình xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn và chi ngân sách địa phương giai đoạn 2014 - 2016 được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Tình hình xây dựng dự toán thu, chi NSNN giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng. TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN 6.150 7.760 7.650

Thu nội địa (không kể từ thu dầu thô) 6.150 7.760 7.650

Thu từ xuất, nhập khẩu - - -

Thu viện trợ không hoàn lại - - -

A TỔNG THU NSĐP 92.476 103.163 101.817

B TỔNG CHI NSĐP 92.476 103.163 101.817

I CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 92.476 103.163 101.817

1. Chi đầu tƣ phát triển 6.703 6.803 7.849

1.1 Chi từ nguồn vốn tập trung (đầu tư theo phân cấp) 6.703 6.703 7.549

1.2 Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất 100 300

2. Chi thƣờng xuyên 79.740 89.754 88.725

Trong đó: Chi Sự nghiệp giáo dục - đào tạo &

dạy nghề 37.820 42.595 42.649

3. Dự phòng ngân sách 2.204 2.340 2.340

4. Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ NS tỉnh

cho NS huyện 3.829 4.266 2.903

Nguồn: Quyết định giao dự toán thu NSNN trên địa bàn và chi NSĐP của UBND huyện Lý Sơn giai đoạn 2014- 2016

Việc xây dựng dự toán ngân sách của huyện Lý Sơn tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

2.2.1.2. Đối với việc phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển theo phân cấp

Căn cứ theo Nghị quyết số 15/2010/NQ-HĐND ngày 13/10/2010 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015 và Nghị Quyết số 18/2010/NQ-HĐND ngày 13/12/2010 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 và Quyết định số 31/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Khi phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển theo phân cấp đã thực hiện đúng theo quy định hiện hành.

Về quản lý vốn đầu tư theo cơ cấu tỉnh phân cấp cho huyện. Trên cơ sở chỉ tiêu vốn đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó, ưu tiên vốn đầu tư từ ngân sách để bố trí thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới, chi đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục.

Nguồn thu tiền sử dụng đất được hưởng sau khi đã trừ đi chi phí để bố trí vốn đầu tư theo quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Ưu tiên trả nợ khối lượng XDCB trong kế hoạch đã hoàn thành của huyện và xã. Đảm bảo bố trí đủ vốn đối ứng từ ngân sách huyện, xã cho các dự án, chương trình được NSTW, ngân sách tỉnh hỗ trợ (đề án kiên cố hoá trường, lớp học, đường giao thông nông thôn, ...). Tập trung vốn bố trí cho các dự án, công trình có hiệu quả, có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm dự toán.

Bố trí theo tiến độ cho các công trình, dự án chuyển tiếp có hiệu quả, có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng, đặc biệt là các dự án, công trình trọng điểm ...

Hạn chế đến mức tối đa các công trình, dự án khởi công mới, kiên quyết đình hoãn khởi công các dự án không có trong kế hoạch đầu tư công, kế hoạch đầu tư trung hạn, chưa đủ thủ tục theo quy định, còn nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư, chưa giải phóng mặt bằng, các dự án khác chưa thật sự cấp bách, không mang lại hiệu quả...

2.2.1.3. Đối với việc phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên

* Định mức phân bố dự toán chi thường xuyên NSNN tại huyện Lý Sơn

Định mức chi thường xuyên là một căn cứ rất quan trọng trong xây dựng dự toán và là công cụ hữu hiệu để kiểm soát chi ngân sách. Hiện nay trong xây dựng dự toán, tại tỉnh Quảng Ngãi đang áp dụng Nghị quyết số 17/2010/NQ- HĐND ngày 23/12/2010 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP năm 2011 năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới.

Định mức chi thường xuyên hiện nay :

- Định mức phân bố chi thường xuyên được xem xét điều chỉnh một cách linh hoạt khi có những thay đổi về các chế độ, chính sách. Định mức quy định cụ thể mức phân bổ chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể; Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo,... tạo nên sự thống nhất cao, dễ dàng quản lý.

- Định mức phân bổ được xây dựng với các tiêu chí phân bổ cụ thể, rõ ràng, đơn giản và đảm bảo tính công bằng, hợp lý giữa các địa phương, đơn vị; có ưu tiên vùng sâu, vùng xa, các đơn vị có biên chế ít, đảm bảo được tính công bằng, minh bạch; khắc phục tình trạng “xin - cho” trong công tác quản lý.

Tuy nhiên, công tác xây dựng định mức cũng có những hạn chế như chưa có cơ sở khoa học rõ ràng, chưa có định mức chi tiêu cụ thể, chưa định mức được hết

các nhiệm vụ chi đặc thù ở các cơ quan, đơn vị vẫn còn mang tính ước lượng bình quân, chưa sát với thực tiễn gây nên sự khó khăn khi chấp hành dự toán.

Định mức phân bổ chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể cấp huyện, thành phố áp dụng theo Nghị quyết số 17/2010/NQ-HĐND ngày 13/12/2010 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi.

2.2.1.4. Trình tự thực hiện lập dự toán

Phương thức quản lý chi ngân sách tại tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Lý Sơn nói riêng chủ yếu là theo yếu tố vào, lập dự toán chi NSNN được tiến hành trong thời gian cố định mỗi năm một lần. Hiện nay, nhằm tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các địa phương, tỉnh Quảng Ngãi áp dụng phương pháp xây dựng dự toán theo thời kỳ ổn định ngân sách.

Thời kỳ ổn định NSĐP là thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời gian 05 năm, trùng với kỳ kế hoạch phát triển KT-XH 05 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội.

• Trình tự thực hiện lập dự toán vào năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách:

- Căn cứ vào thông báo số kiểm tra dự toán chi thường xuyên ngân sách và tình hình thực hiện những năm trước, kế toán các đơn vị lập dự toán chi thường xuyên ngân sách, gửi báo cáo Thủ trưởng đơn vị.

- Sau khi dự toán được Thủ trưởng đơn vị xem xét, kế toán các đơn vị tham mưu giúp Thủ trưởng đơn vị mình gửi báo cáo tới phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chịu trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn, thẩm định và tổng hợp dự toán của các đơn vị, xây dựng dự toán của huyện gửi UBND huyện trình HĐND huyện xem xét. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có thể làm việc trực tiếp với các đơn vị, UBND các phường, xã về dự toán ngân sách, có quyền bố trí lại các khoản trong dự toán chưa hợp lý.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện gửi dự toán thu, chi ngân sách của huyện cho Sở Tài chính tổng hợp.

- Sau khi HĐND tỉnh phê duyệt nghị quyết dự toán thu, chi NSĐP và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm chỉnh sửa dự toán cho phù hợp theo số giao dự toán của cấp trên, tham mưu UBND huyện trình HĐND huyện xem xét.

- Nghị quyết về dự toán thu, chi NSĐP của huyện năm sau sẽ được thông qua chính thức vào kỳ họp HĐND huyện cuối năm trước.

• Thực hiện lập dự toán những năm trong thời kỳ ổn định ngân sách:

Trong giai đoạn này, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện dựa vào những căn cứ ở trên, dự toán của các đơn vị cấp mình quản lý và tình hình thực tế của địa phương để lập dự toán tham mưu UBND huyện trình HĐND phê duyệt vào kỳ họp cuối năm. Dự toán thu, chi ngân sách của đơn vị năm kế hoạch được gửi cho Sở Tài chính tỉnh tổng hợp. Đơn vị dự toán cấp huyện chủ động trong việc xây dựng dự toán của cấp mình, trong trường hợp có sự thay đổi về chính sách trong thời kỳ ổn định ngân sách thì cấp huyện trực tiếp làm việc và thống nhất với Sở Tài chính.

Bảng 2.2: Cơ cấu phân bổ giao dự toán chi NSNN tại huyện Lý Sơn giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT NỘI DUNG

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dự Toán giao Tỷ trọng Dự toán giao Tỷ trọng Dự toán giao Tỷ trọng Chi cân đối ngân sách 92.476 100 103.163 100 101.817 100

1 Chi đầu tư phát triển 6.703 6.803 7.849

2 Chi thường xuyên 79.740 86,23 89.754 87,01 88.725 87,14

2.1 Chi quốc phòng 664 0,72 664 0,64 786 0,77 2.2 Chi an ninh 1.082 1,17 1.082 1,05 1.162 1,14 2.3 Chi GD- ĐT và dạy nghề 37.820 40,90 42.595 41,29 42.64 41,89 2.4 Chi sự nghiệp y tế

2.5 Chi sự nghiệp môi trường 591 0,64 591 0,57 591 0,58 2.6 Chi sự nghiệp VH-TT 1.682 1,82 2.244 2,17 2.443 2,40 2.7 Chi sự nghiệp TD-TT 763 0,82 868 0,84 1.165 1,14 2.8 Chi sự nghiệp PT-TT 1.214 1,31 1.454 1,41 1.404 1,38 2.9 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 4.530 4,90 4.723 4,58 4.795 4,71 2.10 Chi sự nghiệp kinh tế 3.583 3,87 4.028 3,90 3.628 3,56 2.11 Chi QLHC, đảng, đoàn thể 27.322 29,54 30.451 29,52 29.344 28,82 2.12 Chi khác ngân sách 489 0,53 1.054 1,02 759 0,74

Lập dự toán chi ngân sách Nhà nước Huyện Lý Sơn giai đoạn 2014-2016

Số liệu Bảng 2.2 cho thấy cơ cấu phân bổ giao dự toán chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên NSNN của huyện trong cơ cấu tổng chi cân đối ngân sách đã có xu hướng thời kỳ ổn định ngân sách trong những năm 2014 đến năm 2016, dự toán chi thường xuyên năm 2014 là: 79.740 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 86,23% dự toán tổng chi cân đối ngân sách. Năm 2015 dự toán chi thường xuyên đã tăng lên 89.754 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 87,01% so với tổng chi cân đối ngân sách. Năm 2016, dự toán chi thường xuyên 88.725 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 87,14 %. So với tổng chi cân sđối ngân sách.

Trong các khoản mục chi thường xuyên thì chi cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo và dạy nghề chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2014 là: 37.820 triệu đồng, chiếm 40,90% tổng chi cân đối ngân sách; năm 2015 là 42.595 triệu đồng, chiếm 41,29% tổng chi cân đối ngân sách; Năm 2016 là 42.648 triệu đồng chiếm 41,89% so với tổng chi cân đối ngân sách. Điều này thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc ưu tiên chi đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, nâng cao trình độ dân trí chính là biện pháp hữu hiệu để góp phần xóa đói, giảm nghèo, giảm thất nghiệp và các tệ nạn xã hội.

Đối với kinh phí sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo và dạy nghề khi phân bổ, giao dự toán. Dự toán chi phân bổ cho các cơ quan, đơn vị và chính quyền cấp dưới đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề không được thấp hơn mức dự toán tỉnh giao.

Chi quản lý hành chính, đảng, đoàn thể giữ vị trí thứ hai trong cơ cấu chi thường xuyên, năm 2014 là 27.322 triệu đồng (chiếm 29,54% tổng chi cân đối ngân sách) năm 2015 là 30.451 triệu đồng (chiếm 29,52% tổng chi cân đối ngân sách) đến năm 2016 là 29.344 triệu đồng (chiếm 28,82% tổng chi cân đối ngân sách). Mặc dù huyện đã thực hiện tinh gọn bộ máy QLNN tại địa phương qua các năm để giảm chi quản lý hành chính theo chủ trương của Bộ Nội vụ và UBND tỉnh nhưng trong giai đoạn này Nhà nước ban hành nhiều chính sách tăng mức lương cơ sở , hỗ trợ cho đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống, tăng phụ cấp khu vực từ 0,4 lên 0,7 (đặc biệt năm 2015 truy lĩnh phụ cấp khu vực cho năm 2014 nên dẫn đến chi quản lý hành chính năm 2015 cao hơn năm 2014 và năm 2016) ... do đó số chi quản lý hành chính có chiều hướng tăng lên.

Chi sự nghiệp kinh tế ngày càng được UBND huyện quan tâm, cơ cấu sự nghiệp kinh tế tăng dần cả quy mô lẫn tỷ trọng.

đối ngân sách.

Huyện Lý Sơn cũng đưa nguồn dự phòng ngân sách để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, nhiệm vụ quan trọng về Quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán và 10% tiết kiệm chi để thực hiện cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức kịp thời đáp ứng yêu cầu thay đổi của các chính sách, quy định mới.

Nhìn chung, quá trình lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách theo định mức chi của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của địa phương và đảm bảo trình tự trong các khâu lập dự toán theo quy định của pháp luật.

Đối với các phòng, ban, đơn vị cấp huyện: dự toán chi ngân sách đảm bảo yêu cầu chi tiêu ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo đủ nguồn để thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Phân bổ dự toán chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Bố trí dự phòng NSĐP theo đúng quy định của Luật NSNN và không thấp hơn mức dự phòng đã được tỉnh giao.

- Không được sử dụng các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại HUYỆN lý sơn, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 47 - 57)