2.3.1 .Ưu điểm
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tạ
3.2.2. Thực hiện tốt về phân cấp quản lý ngân sách
Phân cấp quản lý ngân sách là việc phân định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan nhà nước ở mỗi cấp trong quá trình quản lý, điều hành ngân sách nhà nước. Mục đích của phân cấp quản lý là nhằm tăng tính hiệu quả sử dụng ngân sách, phát huy tính chủ động của địa phương, khuyến khích cung cấp có hiệu quả hàng hóa công cộng, tăng cường năng lực quản lý nhà nước của chính quyền địa phương và tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát ngân sách. Định hướng chủ yếu về phân cấp quản lý ngân sách huyện Lý Sơn trong thời gian tới là phải tách biệt rõ giữa các cấp ngân sách (huyện, xã), trao quyền chủ động nhiều hơn cho các xã, trong quyết định và quản lý nguồn thu theo quy định, phân cấp cho các cấp ngân sách cấp dưới theo hướng kết quả đầu ra và phải tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình quản lý ngân sách.
- Nâng cao công tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện làm cơ sở cho việc phân cấp quản lý ngân sách. Lập dự toán là khâu đầu tiên của quá trình quản lý ngân sách. Việc lập dự toán ngân sách phải xuất phát từ đặc điểm, nội dung, tình hình thu, chi những năm qua; Mặt khác phải trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện, đồng thời căn cứ trên cơ sở các nguồn thu của huyện trong năm kế hoạch. Dự toán ngân sách huyện phải chứng minh được tính độc lập tương đối, luận giải hợp lý khoa học và thuyết phục được cấp trên về các khoản thu chi trong năm kế hoạch. Nâng cao việc chấp hành dự toán ngân sách của các cấp, các ngành mà trước hết phải kiểm soát các nguồn thu đảm bảo “Thu đúng, thu đủ và nuôi dưỡng nguồn thu bền vững”, tăng cường công tác quản lý chi đảm bảo theo đúng dự toán giao, bám sát các mục chi, đảm bảo các nhiệm vụ chi, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định hiện hành. Thực hiện tốt công tác quyết toán ngân sách nhằm đánh giá quá trình quản lý ngân sách trên địa bàn huyện trong những năm qua đồng thời làm cơ sở cho xây dựng dự toán ngân sách năm tiếp theo.
Tăng cường khả năng kiểm soát chi của HĐND cấp huyện với các nội dung: Xác định những nhiệm vụ chi buộc phải cấp NSNN, những nhiệm vụ gắn với NSNN bổ sung cân đối cấp tỉnh khi ủy quyền cho huyện cũng như cấp huyện ủy quyền cho cấp xã, thị trấn khi thực hiện nhiệm vụ đó, những nhiệm vụ do chính quyền cấp huyện tự đề ra và tự quyết định phù hợp với tình hình, không trái với các quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan của cấp trên. Tăng cường giám sát của HĐND huyện trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách trên cơ sở các nhiệm vụ chi cũng như chế độ, chính sách quy định hiện hành. Thực hiện tốt cơ chế giám sát của Thường trực HĐND, các Ban, các cơ quan thuộc chính quyền và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện trong quản lý và sử dụng ngân sách.
- Thực hiện kịp thời và có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của cấp huyện về phân cấp quản lỷ ngân sách. Tổ chức thực hiện tốt về phân cấp quản lý ngân sách phải trên cơ sở đúng theo quy định của Luật NSNN và các nhiệm vụ thuộc chính quyền địa phương do NSĐP đảm bảo. Việc thực hiện các chể độ chính
sách mới liên quan đến nhiệm vụ của chính quyền địa phương thì cả trung ương và địa phương điều phải phối hợp thực hiện; Ngân sách tỉnh tính toán cân đối cho ngân sách huyện, đầy đủ để xử lý chênh lệch thu ,chi và đảm bảo dự phòng ngân sách theo tỷ lệ quy định. UBND huyện Lý Sơn phải chủ động điều hành ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao, không trông chờ hoặc ỷ lại cấp trên. Ngân sách huyện tập trung để đầu tư phát triển KT-XH nhất là đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các chế độ chính sách xã hội; tập trung thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm, các kế hoạch đề án phát triển sản xuất.
- Thực hiện đúng và kịp thời quy trình được phân cấp quản lý và sử dụng ngân sách với nội dung sau: Sau khi nhận được phân bổ ngân sách của HĐND Tỉnh, quyết định phân bổ và giao dự toán của UBND tỉnh; Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện khẩn trương tham mưu UBND huyện phân bổ ngân sách, trình HĐND cùng cấp phê chuẩn, xúc tiến thông báo cho đơn vị thụ hưởng theo nhiệm vụ và tổ chức thu ngay từ đầu năm những nhiệm vụ quan trọng như: xây dựng, tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; đảm bảo chi thường xuyên của địa phương. Các chủ đầu tư công trình dự án được thông báo vốn đầu năm cần phải xúc tiến khởi công; phấn đấu khắc phục những tồn tại cản trở việc giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình mục tiêu vốn sự nghiệp kinh tế. Phòng Tài chính - Kế hoạch và kho bạc nhà nước cấp huyện thực hiện đúng quy định về cấp phát vốn đầu tư và kiểm soát chi ngân sách theo quy định của Luật NSNN.