Định hướng quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Lý Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại HUYỆN lý sơn, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 77)

3.1.2.1. Quan điểm, mục tiêu quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Lý Sơn

* Quan điểm

- Tăng cường nguồn thu để bảo đảm nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương.

- Chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả, chống tham ô lãng phí trong sử dụng vốn NSNN.

- Bảo đảm cân đối thu, chi NSNN tích cực và đáp ứng các nhiệm vụ KT- XH trọng yếu của huyện.

- Khuyến khích ngân sách các cấp khai thác mọi nguồn thu sẵn có và tiềm, ẩn ở địa phương để tăng thu và bảo đảm nguồn thu ổn định cho ngân sách.

- Thực hiện các chính sách khuyến khích đối với các cấp ngân sách thực thu vượt kế hoạch so với dự toán ngân sách.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý các cấp ngân sách.

* Mục tiêu

một thêm vững chắc, gắn liền với sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước.

- Hoàn thành các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lý Sơn lần thứ XI nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra.

- Xác lập cơ cấu chi hợp lý, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện Lý Sơn theo hướng CNH, HĐH.

- Tập trung đầu tư có trọng điểm kết cấu hạ tầng KT-XH, làm cơ sở cho phát triển một cách bền vững.

- Từng bước lành mạnh hóa ngân sách huyện Lý Sơn, bảo đảm cân đổi ngân sách tích cực, bền vững, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ KT-XH trong giai đoạn phát triển.

3.1.2.2. Định hướng quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Lý Sơn

* Xây dựng cơ cấu chi hợp lý, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện Lý Sơn

Chi NSNN đảm bảo nguồn lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mở rộng quy mô, nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và các ngành dịch vụ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Đầu tư phát triển CN-TTCN, tạo động lực thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tập trung củng cố và xây dựng thương hiệu hành, tỏi Lý Sơn. Tập trung đầu tư để hình thành các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại - xem đây là khâu đột phá để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Huy động và bố trí nguồn lực để đầu tư có trọng tâm trọng điểm hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học, trạm y tế, hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện.

Tập trung nguồn lực chi cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, phấn đấu đến năm năm 2020 có thêm 2 Trường THCS An Hải và Trường Tiểu học An Hải

* Quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi NSNN

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hiện đại hóa các quy trình trong công tác quản lý trên cơ sở phát triển công nghệ thông tin và thông tin mạng, phân bổ sử dụng NSNN phải cân đối với các nguồn lực tài chính của toàn xã hội, để bảo đảm tính hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý chi NSNN bằng một số giải pháp chủ yếu sau:

- Đổi mới cơ cấu chi NSNN phù hợp hợp với sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, bố trí hợp lý tỷ trọng các nguồn chi: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi dự phòng, ... đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chi QLNN, đồng thời có ưu tiên chi cho thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương.

- Ưu tiên các chiến lược trọng điểm trong chi NSNN, tập trung nguồn vốn NSNN để đầu tư phát triển, cải thiện cơ sở hạ tầng KT-XH, giáo dục và đào tạo; chú trọng nguồn lực tài chính chi cho phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ.

- Tăng cường giám sát tài chính đối với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Thực hiện công khai tài chính NSNN các cấp, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, tiếp tục hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi NSNN, kiểm soát từ khâu dự toán đển kiểm soát quá trình cấp phát, và cả giai đoạn sau khi chi (như thông qua kiểm tra chứng từ, sổ sách kể toán, báo cáo quyết toán). Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ trong các đơn vị, cơ quan sử dụng kinh phí NSNN, nghiên cứu thiết lập chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ NSNN, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán NSNN.

- Thực hành triệt để chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng NSNN. Trong lĩnh vực đầu tư XDCB, cần phân bổ sớm vốn đầu tư XDCB để chủ động triển khai thực hiện, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đúng quy chế quản lý XDCB; thực hiện quy chế đấu thầu công khai, riêng một số công trình XDCB ở xã cần có sự tham gia giám sát thi công của người dân, đảm bảo tính công khai, dân chủ. Trong lĩnh vực chi thường xuyên, cần

quán triệt yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, sửa chữa, sử dụng tài sản công và sử dụng NSNN. Cơ quan tài chính, KBNN và đơn vị sử dụng NSNN cần tăng cường kiểm soát các khoản chi đảm bảo theo quy định, chế độ tài chính, kể toán. Đồng thời, phải rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ, định mức chi tiêu NSNN phù hợp với thực tế, khả năng của nền kinh tế đảm bảo nhiệm vụ phát triển KT-XH.

- Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của địa phương và đơn vị trong việc sử dụng NSNN, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu NSNN. Xác định rõ ràng hơn nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cấp ngân sách, tạo tính chủ động cho ngân sách cấp dưới.

- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý NSNN, thực hiện rà soát lại các chế độ chính sách đã lạc hậu để bổ sung, điều chỉnh bằng các chế độ chính sách mới phù hợp với thực tế, tiếp tục hoàn thiện quy trình hoàn thuế, thoái thuế nhanh gọn, chính xác, cải tiến quy trình chi ngân sách có hiệu quả hơn. Kiên quyết khắc phục những tồn tại làm cản trở quá trình giải ngân, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư XDCB, chương trình mục tiêu, sự nghiệp kinh tế.

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại huyện Lý Sơn giai đoạn 2016-2020

3.2.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Lý Sơn

Để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong giai đoạn mói cần phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đổi với việc nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước, trong thời gian tới cấp ủy các cấp, bộ máy chính quyền của huyện cần quan tâm hơn nữa một số nội dung sau đây:

Một là, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt một cách sâu sắc các chỉ thị, nghị

quyết của Đảng, Nhà nước các cấp để mỗi cán bộ, đảng viên nắm vững chủ trương, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý ngân sách nhà nước; phải nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc và các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ

cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với tình hình mới.

Hai là, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy cơ sở, trước hết

phải đổi mới phong cách lãnh đạo, phương pháp ra nghị quyết theo hướng ngắn gọn, thiết thực, mang tính khả thi cao, xác định khâu trọng tâm, trọng điểm để tổ chức thực hiện. Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chú trọng kiểm tra những mặt còn tồn tại trong hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước.

Ba là, Huyện ủy cần đề ra đường lối phát triển KT-XH phù hợp với điều

kiện thực tế của địa phương làm cơ sở cho chính quyền các cấp bám sát trong triển khai thực hiện, nhất là trong quá trình thực hiện chi ngân sách nhà nước. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và đơn vị cần đề cao vai trò, trách nhiệm trong giám sát quá trình quản lý ngân sách và chi tiêu theo đúng định mức của Nhà nước và giáo dục đảng viên quần chúng thực hiện các khoản chi ngân sách theo đúng chế độ. Huyện ủy phải thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo thực hiện các khoản chi ngân sách theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn. UBND huyện cần phải đưa nội dung quản lý chi ngân sách vào chương trình công tác thường kỳ hàng tháng, quý để kiểm tra đánh giá cụ thể. Đảng bộ phải lãnh đạo các cấp uỷ Đảng và kết hợp với Nhà nước quản lý chi ngân sách ở các cấp. Đảng phải có trách nhiệm trong việc quán triệt luật NSNN, tuyên truyền cho đường lối của Nhà nước trong quản lý chi tiêu công và lồng ghép vào các Nghị quyết của Đảng để lãnh đạo cán bộ đảng viên, nhân dân trên địa bàn thực hiện có hiệu quả. Tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ trong việc tiết kiệm chi thường xuyên, mua sắm TSCĐ, đầu tư công góp phần kiềm chế lạm phát.

Bốn là, mở rộng dân chủ trong Đảng thông qua cơ chế đối thoại giữa lãnh

đạo của Đảng và đội ngũ CBCC cũng như các tầng lớp nhân dân. Đảng cần lắng nghe ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân nói chung cũng như đội ngũ CBCC nói riêng đề ra những chỉ thị, nghị quyết phù hợp với tình hình.

Năm là, bên cạnh đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cũng cần

nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của bộ máy chính quyền của huyện. Trước hết là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, đẩy mạnh hoạt động giám sát, tái giám sát, mở rộng các hình thức tiếp xúc cử tri, tăng cường công tác tiếp công dân, kịp thời chỉ đạo cơ quan chuyên môn xem xét, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Đối với UBND huyện cần xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của UBND; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng thành viên, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm trước phần việc được giao. Khi hoạt động của UBND đi vào quy củ, nề nếp sẽ góp phần nâng cao ý thức, thải độ, trách nhiệm của CBCC đối với công việc được giao. Nâng cao năng lực quản lý NSNN ở các cấp chính quyền, thực hiện việc chi tiêu đúng chế độ giảm các khoản chi không cần thiết. Các địa bàn thu không đạt kế hoạch phải giảm chi tương ứng, chỉ bổ sung những khoản chi phát sinh thực sự cấp thiết, tập trung cho đầu tư phát triển và phòng dịch bệnh thiên tai.

3.2.2. Thực hiện tốt về phân cấp quản lý ngân sách

Phân cấp quản lý ngân sách là việc phân định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan nhà nước ở mỗi cấp trong quá trình quản lý, điều hành ngân sách nhà nước. Mục đích của phân cấp quản lý là nhằm tăng tính hiệu quả sử dụng ngân sách, phát huy tính chủ động của địa phương, khuyến khích cung cấp có hiệu quả hàng hóa công cộng, tăng cường năng lực quản lý nhà nước của chính quyền địa phương và tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát ngân sách. Định hướng chủ yếu về phân cấp quản lý ngân sách huyện Lý Sơn trong thời gian tới là phải tách biệt rõ giữa các cấp ngân sách (huyện, xã), trao quyền chủ động nhiều hơn cho các xã, trong quyết định và quản lý nguồn thu theo quy định, phân cấp cho các cấp ngân sách cấp dưới theo hướng kết quả đầu ra và phải tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình quản lý ngân sách.

- Nâng cao công tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện làm cơ sở cho việc phân cấp quản lý ngân sách. Lập dự toán là khâu đầu tiên của quá trình quản lý ngân sách. Việc lập dự toán ngân sách phải xuất phát từ đặc điểm, nội dung, tình hình thu, chi những năm qua; Mặt khác phải trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện, đồng thời căn cứ trên cơ sở các nguồn thu của huyện trong năm kế hoạch. Dự toán ngân sách huyện phải chứng minh được tính độc lập tương đối, luận giải hợp lý khoa học và thuyết phục được cấp trên về các khoản thu chi trong năm kế hoạch. Nâng cao việc chấp hành dự toán ngân sách của các cấp, các ngành mà trước hết phải kiểm soát các nguồn thu đảm bảo “Thu đúng, thu đủ và nuôi dưỡng nguồn thu bền vững”, tăng cường công tác quản lý chi đảm bảo theo đúng dự toán giao, bám sát các mục chi, đảm bảo các nhiệm vụ chi, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định hiện hành. Thực hiện tốt công tác quyết toán ngân sách nhằm đánh giá quá trình quản lý ngân sách trên địa bàn huyện trong những năm qua đồng thời làm cơ sở cho xây dựng dự toán ngân sách năm tiếp theo.

Tăng cường khả năng kiểm soát chi của HĐND cấp huyện với các nội dung: Xác định những nhiệm vụ chi buộc phải cấp NSNN, những nhiệm vụ gắn với NSNN bổ sung cân đối cấp tỉnh khi ủy quyền cho huyện cũng như cấp huyện ủy quyền cho cấp xã, thị trấn khi thực hiện nhiệm vụ đó, những nhiệm vụ do chính quyền cấp huyện tự đề ra và tự quyết định phù hợp với tình hình, không trái với các quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan của cấp trên. Tăng cường giám sát của HĐND huyện trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách trên cơ sở các nhiệm vụ chi cũng như chế độ, chính sách quy định hiện hành. Thực hiện tốt cơ chế giám sát của Thường trực HĐND, các Ban, các cơ quan thuộc chính quyền và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện trong quản lý và sử dụng ngân sách.

- Thực hiện kịp thời và có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của cấp huyện về phân cấp quản lỷ ngân sách. Tổ chức thực hiện tốt về phân cấp quản lý ngân sách phải trên cơ sở đúng theo quy định của Luật NSNN và các nhiệm vụ thuộc chính quyền địa phương do NSĐP đảm bảo. Việc thực hiện các chể độ chính

sách mới liên quan đến nhiệm vụ của chính quyền địa phương thì cả trung ương và địa phương điều phải phối hợp thực hiện; Ngân sách tỉnh tính toán cân đối cho ngân sách huyện, đầy đủ để xử lý chênh lệch thu ,chi và đảm bảo dự phòng ngân sách theo tỷ lệ quy định. UBND huyện Lý Sơn phải chủ động điều hành ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao, không trông chờ hoặc ỷ lại cấp trên. Ngân sách huyện tập trung để đầu tư phát triển KT-XH nhất là đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các chế độ chính sách xã hội; tập trung thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm, các kế hoạch đề án phát triển sản xuất.

- Thực hiện đúng và kịp thời quy trình được phân cấp quản lý và sử dụng ngân sách với nội dung sau: Sau khi nhận được phân bổ ngân sách của HĐND Tỉnh, quyết định phân bổ và giao dự toán của UBND tỉnh; Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện khẩn trương tham mưu UBND huyện phân bổ ngân sách, trình HĐND cùng cấp phê chuẩn, xúc tiến thông báo cho đơn vị thụ hưởng theo nhiệm vụ và tổ chức thu ngay từ đầu năm những nhiệm vụ quan trọng như: xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại HUYỆN lý sơn, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 77)