Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại HUYỆN lý sơn, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 57)

2.2.2.1. Khái quát tình hình ngân sách nhà nước huyện Lý Sơn giai đoạn 2014-2016

UBND huyện căn cứ vào Nghị quyết của HĐND huyện ban hành Quyết định giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn và chi NSĐP năm kế hoạch. UBND huyện phân bổ chi tiết dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện theo mục lục NSNN gửi KBNN huyện để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm tra dự kiến phân bổ kinh phí thu, chi NSNN của các phòng ban, đơn vị, bố trí theo nguồn dự toán năm, quý để đáp ứng nhu cầu chi. Trong quá trình thực hiện, các phòng ban, đơn vị và UBND các xã được điều chỉnh các nội dung chi, nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình, đồng thời gửi cơ quan tài chính quản lý cấp trên và KBNN nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để theo dõi, quản lý, thanh và quyết toán. Nguyên tắc chi phải đảm bảo các điều kiện: đã được ghi trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền quyết định chi. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên chưa sử dụng hết đơn vị được chuyển số dư dự toán sang năm sau để tiếp tục sử dụng đối với kinh phí tự chủ tự chịu trách nhiệm về biên chế tài

chính, còn kinh phí giao không tự chủ phải được cấp có thẩm quyền UBND huyện cho phép xét chuyển sang năm sau sử dụng thì mới được phép sử dụng. Trong bối cảnh tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều thách thức, khó khăn song với sự chủ động vào cuộc của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự nỗ lực của các cấp chính quyền và các đơn vị trong khối tài chính nên giai đoạn 2014-2016, kết quả chi ngân sách trên địa bàn huyện đạt những kết quả đáng khích lệ. Đáp ứng nhu cầu phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương. Cụ thể từ bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện NSNN huyện Lý Sơn giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 A. Tổng thu NSNN 140.663 170.242 162.553

Trong đó: Thu NSNN trên địa bàn 18.726 36.950 18.136

B. Tổng chi NSNN trong cân đối 132.374 150.947 146.284

1. Chi đầu tư phát triển. 7.944 28.332 21.242

Trong đó: Chi cho Giáo dục & Đào tạo

2. Chi thường xuyên 105.397 110.499 114.340

3. Chi nộp ngân sách cấp trên 1.524 441

4. Chi chuyển nguồn ngân sách 17.509 11.675 10.702 Năm 2014 tổng thu ngân sách nhà nước là 140.663 triệu đồng đạt 152,11% so với dự toán tỉnh và huyện giao đầu năm (trong đó thu trên địa bàn 18.726 triệu đồng) . Năm 2015 tổng thu NSNN là 170.242 triệu đồng, đạt 165,02% (trong đó thu trên địa bàn là 36.950 triệu đồng) so với dự toán tỉnh và huyện giao. Đến năm 2016 tổng thu NSNN là 162.253 triệu đồng, đạt 159,36 %. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương năm 2014 là: 105.397 triệu đồng, đến năm 2016 là: 114.340 triệu đồng tăng lên so với năm 2014. Tốc độ tăng chi NSNN trong cân đối của huyện năm sau cao hơn năm trước.

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

A. Tổng thu NSNN

B. Tổng chi NSNN ĐP trong cân đối

Hình 2.1: Tình hình ngân sách huyện Lý Sơn giai đoạn 2014-2016

Nhìn chung việc tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN của huyện trong lĩnh vực chi đầu tư phát ttriển và chi thường xuyên trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, bám sát dự toán giao và khả năng cân đối của ngân sách, công tác tổ chức thực hiện nghiêm túc, công khai, phát huy được tính chủ động, tinh thần trách nhiệm của các cấp quản lý trong đó có phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và KBNN huyện.

Trong những năm qua tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn đều vượt dự toán UBND tỉnh giao đầu năm và kế hoạch đã đề ra theo Nghị quyết của HĐND huyện, thu ngân sách đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ chi, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ KT - XH của huyện trong giai đoạn 2014 - 2016.

2.2.2.2. Cơ cấu chi ngân sách huyện Lý Sơn giai đoạn 2014-2016

Chi đầu tư phát triển có xu hướng tăng so với chi thường xuyên. Năm 2015 chiếm tỷ trọng 18,77 % so với tổng chi ngân sách địa phương; năm 2016 chỉ chiếm tỷ trọng 14,52 %. Năm 2016 chi đầu tư phát triển tăng lên so với năm 2014 nhưng thấp hơn năm 2015 so với tổng chi ngân sách địa phương. Mặc dù vậy chi đầu tư phát triển qua các năm vẫn đạt và vượt kế hoạch vốn đầu tư giao đầu năm đã đề ra.

Lý Sơn là một huyện chưa phát triển nên nguồn thu còn hạn chế, các nguồn thu chưa được khai thác triệt để, NSĐP chưa thể tự đảm bảo cho chi

đầu tư phát triển và chi thường xuyên, do vậy nguồn chi đầu tư phát triển từ nguồn NSĐP tỉnh phân cấp trong cân đối chiếm tỷ trọng thấp là điều tất yếu, phần lớn chi đầu tư phát triển được từ các nguồn thu hỗ trợ đóng góp của các tổ chức tài trợ để xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là trường học.

Nhìn chung, chi NSĐP đã đáp ứng được yêu cầu về phát triển KT-XH trên địa bàn và đạt kế hoạch theo Nghị quyết của HĐND huyện đã đề ra. Song, về cơ cấu chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển của tỉnh cân đối chưa được bố trí phù hợp, tỷ trọng chi đầu tư phát triển còn quá nhỏ so với chi thường xuyên cần phải bố trí hợp lý hơn.

* Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển ở huyện Lý Sơn chỉ có chi đầu tư XDCB đối với việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH. Không có khả năng thu hồi vốn do huyện quản lý theo các quyết định về phân cấp quản lý của từng ngành. Cụ thê như sau:

- Giáo dục: Chi đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm tài sản, máy móc trang thiết bị, cho các trường (Mầm non, Trường tiểu học, Trường trung học cơ sở).

- Chi đầu tư xây dựng: đường giao thông nông thôn liên xã, thủy lợi nội đồng.

- Chi về kiến thiết thị chính: điện chiếu sáng, cống thoát nước, giao thông đô thị, vê sinh môi trường và các công trình phúc lợi công cộng khác.

- Chi đầu tư về văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao, phát thanh - truyền hình, an ninh - quốc phòng, do huyện quản lý.

Kết quả chi đầu tư huyện Lý Sơn giai đoạn 2014 - 2016 phát triển được thể hiện qua bảng 2.4

Bảng 2.4. Chi đầu tư phát triển huyện Lý Sơn giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chi đầu tƣ phát triển 7.944 28.332 21.242

Trong đó:

1. Nguồn đầu tư theo phân cấp 6.703 6.703 7.549

2. Nguồn thu tiền sử dụng đất 941 1.001 751

3. Nguồn vượt thu ngân sách tỉnh cấp

- 5.228 -

3. Nguồn thu để lại quản lý qua

ngân sách (thu hỗ trợ đóng góp) 300 15.400 12.942

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch, KBNN huyện Lý Sơn năm 2014-2016

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình chi đầu tư phát triển, XDCB tăng dần qua các năm, với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2014 chi đầu tư là 7.944 triệu đồng thì năm 2015: 28.332 triệu đồng. Đến năm 2016 là: 21.242 triệu đồng. Trong năm 2015 - 2016 nguồn thu hỗ trợ đóng góp của các tổ chức để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát KT-XH như: Trường học; Hệ thống điện chiếu sáng; Hệ thống cấp, thoát nước trung tâm huyện; Nhà sinh hoạt văn hóa thôn … Huyện Lý Sơn đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp đường giao thông, nhằm đẩy mạnh phát triển KT-XH. Giai đoạn từ năm 2014 - 2016, đã có rất nhiều công trình lớn hoàn thành đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng tích cực trong việc phục vụ và nâng cao đời sống nhân dân. Các công trình xây dựng hạ tầng mở rộng các khu dân cư trên địa bàn làm cho không gian đô thị rộng hơn, tạo được bộ mặt thông thoáng, sạch đẹp cho huyện nhà, tạo điều kiện ổn định đời sống cho nhân dân trên địa bàn huyện.

Sự thay đổi toàn diện của huyện Lý Sơn thể hiện qua thực tế đầu tư hiệu quả trong 3 năm 2014-2016 của ngân sách huyện.

Tuy nhiên về thực tế nguồn chi đầu tư phát triển của huyện vẫn chưa ổn định, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, bởi Lý Sơn là huyện đảo, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, nguồn thu ngân sách còn hạn chế, do vậy nhu cầu đầu

tư là rất lớn. Vì vậy mà nhiệm vụ chi đầu tư mới đáp ứng một phần nhỏ so với nhu cầu thực tế, và nguồn vốn đầu tư chủ yếu cũng từ cân đối từ ngân sách cấp trên (Thực tế cho thấy trong giai đoạn này trên địa bàn huyện Lý Sơn đã đầu tư xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng để phát triển KT-XH nhưng nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách cấp trên và nguồn thu hỗ trợ đóng góp.

* Chi thường xuyên

Chi thường xuyên trên địa bàn huyện Lý Sơn gồm các nhiệm vụ chi phục vụ các hoạt động sau:

- Chi quản lý hành chính Đảng, đoàn thể

- Chi sự nghiệp giáo dục: Chủ yếu là chi cho các Trường Mầm non, Trường tiểu học, Trường trung học cơ sở, phổ cập giáo dục THCS...

- Chi sự nghiệp văn hóa - thông tin, phát thanh - truyền hình, thể dục - thể thao, đảm bảo xã hội, chi sự nghiệp môi trường và các hoạt động sự nghiệp do huyện quản lý.

- Chi sự nghiệp kinh tế do huyện quản lý, gồm: Sự nghiệp giao thông (duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường và các công trình giao thông khác và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông các tuyến đường huyện quản lý); Chi sự nghiệp kiến thiết thị chính: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, giao thông đô thị và sự nghiệp thị chính khác; Sự nghiệp thủy lợi, địa chính do huyện quản lý; Các hoạt động sự nghiệp kinh tế khác do huyện quản lý.

Kết quả thực hiện chi thường xuyên được thể hiện qua bảng 2.5. Trong cơ cấu chi thường xuyên huyện Lý Sơn đã có bố trí kinh phí phần lớn chi cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo và chi quản lý hành chính. Từng bước góp phần đưa sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Mạng lưới cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy và học được chú trọng đầu tư, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Bên cạnh đó, kinh phí chi cho an ninh - quốc phòng cũng không ngừng tăng lên, tạo điều kiện về cơ sở vật chất giữ vững, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh vùng biển đảo.

Bảng 2.5 . Tình hình chi thường xuyên ngân sách huyện Lý Sơn giai đoạn 2014 - 2016.

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT NỘI DUNG CHI

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dự toán Thực hiện TH/DT Dự toán Thực hiện TH/DT Dự toán Thực hiện TH/DT Chi thƣờng xuyên Trong đó: 79.740 105.397 132,18 89.754 110.499 123,11 88.725 114.340 128,87 1 Chi an ninh 1.082 993 91,77 1.082 1.264 116,82 1.162 1.736 149,40 2 Chi quốc phòng 664 1.152 173,49 664 1.641 247,14 786 1.458 185,50

3 Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo 37.820 44.928 118,79 42.595 48.406 113,64 42.648 53.222 124,79

4 Chi sự nghiệp y tế - 97 - 168 - 221

5 Chi sự nghiệp VHTT 1.682 2.176 129,37 2.244 2.757 122,86 2.443 2.357 96,48

6 Chi sự nghiệp TDTT 763 780 102,22 868 772 88,94 1.165 1.104 94,76

7 Chi sự nghiệp phát thanh 1.214 1.552 127,84 1.454 1.584 108,94 1.404 1.497 106,62 8 Chi sự nghiệp đảm bảo XH 4.530 5.152 113,73 4.723 6.831 144,63 4.795 7.255 151,30 9 Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 27.322 39.700 145,30 30.451 40.261 132,21 29.344 37.340 127,49 10 Chi sự nghiệp kinh tế 3.583 7.147 199,47 4.028 4.606 114,34 3.628 3.608 99,45 11 Chi sự nghiệp môi trường 591 1.243 210,32 591 1.197 202,58 591 3.968 671,40

12 Chi khác ngân sách 489 477 97,75 1.054 1.012 96,01 759 574 75,62

Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề

Số liệu bảng 2.5 cho thấy, sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề là ưu tiên hàng đầu của huyện, chiếm tỷ trọng lớn nhất với nhiều khoản mục chi. Nhìn chung, việc thực hiện chi giáo dục đào tạo và dạy nghề so với dự toán giao đầu năm đề ra (thực hiện 124,79% so với dự toán giao năm 2016), số chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề tăng nhằm thực hiện những thay đổi trong chính sách của Nhà nước về tăng biên chế, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em từ 3-5 tuổi theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ chi phí học tập và cấp bù học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ- CP của Chính phủ, tăng chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên ...

Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể

Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thế bao gồm các khoản chi hoạt như tiền điện, nước, điện thoại, vật tư văn phòng phẩm, hội nghị, công tác phí, chi tiếp khách … Thực hiện theo chñ tr-¬ng cña huyÖn về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các khoản chi quản lý mặc dù tăng lên qua các năm nhưng không phát sinh quá nhiều so với dự toán và còn có thể giảm chênh lệch so với dự toán trong những năm tiếp theo. Năm 2014, thực hiện là 39.700 triệu đồng (bằng 145,30% dự toán). Năm 2015, số thực hiện tăng lên là 40.261 triệu đồng (bằng 132,21% dự toán). Năm 2016, thực hiện giảm đi còn 37.340 triệu đồng so với dự toán chỉ đạt 127,49% .

Chi đảm bảo xã hội

Chi đảm bảo xã hội nhằm giải quyết các vấn đề mang tính chất xã hội như: thăm và tặng quà đối tượng bảo trợ xã hội nhân các ngày lễ lớn, hưu trí, trợ cấp người già, trẻ mồ côi, mua bảo hiểm y tế cho đối tượng nghèo, cận nghèo, và chi hỗ trợ đốt xuất,... Năm 2014, thực hiện chi đảm bảo xã hội là 5.152 triệu đồng (đạt 113,72% dự toán). Năm 2015, thực hiện là 6.831 triệu đồng (đạt 144,63% dự toán) tăng 1.679 triệu đồng so với năm 2014. năm 2016 là 7.255 triệu đồng (đạt 151,30 % dự toán) do các hoạt động công tác xã hội tăng mức hỗ trợ cho đối tượng BTXH cùng với chính sách hỗ trợ nhà ở cho

Chi quốc phòng

Chi quốc phòng ngày càng được quan tâm hơn, các khoản chi cho hoạt động này tăng lên theo hàng năm, số thực hiện thường lớn hơn số dự toán từ đầu năm do xuất hiện nhiều nhiệm vụ chi mới trong năm tăng cường công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo. Năm 2014, thực hiện là 1.152 triệu đồng (đạt 173,49% dự toán). Năm 2015, thực hiện đạt 1.641 triệu đồng (bằng 247,14% dự toán).

Chi khác ngân sách

Chi khác ngân sách là khoản chi ngoài các khoản được pháp luật quy định, là khoản chi khó quản lý nhất trong tất cả các khoản chi thường xuyên của ngân sách huyện bởi lẽ nó không được thể hiện một cách chi tiết để kiểm tra, giám sát.

Các sự nghiệp còn lại như: sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp VH-TT, phát thanh, truyền hình … điều tăng lên qua các năm.

Nhìn chung, NSĐP đã bố trí tương đối hợp lý các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo chi cho sự nghiệp kinh tế thực hiện các chính sách xã hội, chủ động nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính họp lý và phù hợp với khả năng ngân sách.

Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế về phân định nhiệm vụ chi như sau: - Nguồn thu của địa phương không đảm bảo nhu cầu chi của địa phương. - Trên thực tế không có căn cứ mang tính khoa học để xác định ranh giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại HUYỆN lý sơn, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 57)