Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại HUYỆN lý sơn, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 70)

2.3.1 .Ưu điểm

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

* Trong phân cấp quản lý chi ngân sách:

- Trong cơ chế phân cấp quản lý NSNN ở tại huyện Lý Sơn còn hạn chế, quyền tự chủ, quyền tự quyết của cấp dưới trong đầu tư phát triển, thực hiện các chương trình, dự án lớn đều phụ thuộc vào cơ quan chức năng cấp trên. Vì vậy, khó thực hiện tốt các mục tiêu phát triển đã đề ra.

- Việc phân cấp quản lý chi NSNN cho các cấp ở địa phương chưa xứng tầm với khả năng và điều kiện cụ thể của các cấp địa phương, tập trung nhiều ở ngân sách cấp tỉnh, chưa phát huy tốt tính năng sáng tạo, tự chủ và tính chịu trách nhiệm của cấp dưới. Do đó, chưa phát huy đầy đủ các nguồn lực phát triển và sức mạnh tổng hợp của các cấp chính quyền địa phương.

* Trong cơ cấu chi ngân sách:

- Cơ cấu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên tại huyện Lý Sơn trong thời gian qua vẫn chưa hợp lý, còn quá chú trọng cho việc chi đầu tư phát triển, thiếu quan tâm cho chi thường xuyên, nhất là chi cho hoạt động sự nghiệp. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực chưa tương xứng với quá trình phát triển KT-XH của địa phương.

- Cơ cấu chi đầu tư phát triển cũng còn nhiều bật cập như: chi đầu tư XDCB chưa có trọng điểm, phần lớn chi XDCB cho cơ quan công quyền, đầu tư phát triển nguồn nhân lực còn thấp, chi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông còn dàn trải, chưa đạt hiệu quả cao.

- Về cơ cấu chi thường xuyên như: Khoa học công nghệ, môi trường, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - thông tin, phát thanh - truyền hình còn thấp, chi cho cơ quan quản lý hành chính, đảng, đoàn thể, an ninh, quốc phòng còn chiếm tỷ trọng lớn và phân bổ tỷ trọng chưa phù hợp với xu hướng phát triển.

nhu cầu chi tiêu ở cấp dưới và chưa xem xét đúng mức đặc điểm, tình hình cụ thể trong kỳ kế hoạch. Điều này, dẫn đến dự toán được duyệt chưa công bằng giữa các đơn vị.

- Trong lập dự toán ở địa phương, việc hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới chưa cụ thể. Do vậy, tính hiện thực và tính khoa học của việc lập dự toán bị hạn chế.

- Việc lập, quyết định, phân bổ giao dự toán chi NSNN ở địa phương phần lớn là do Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư làm tham mưu. Điều này, dễ dẫn đến tình trạng chủ quan của cơ quan tham mưu có thể dẫn đến các quyết định thiếu chuẩn xác.

* Trong chấp hành dự toán chi NSNN:

- Sự kết hợp giữa cơ quan Tài chính các cấp chưa chặt chẽ trong việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi trong chấp hành chi NSNN ở địa phương.

- Việc chi đầu XDCB còn dàn trải, kém hiệu quả, thất thoát còn nhiều; do còn tồn tại cơ chế “xin - cho”.

- Trong đầu tư XDCB việc phân bổ vốn còn bất cập, nhu cầu xây dựng các công trình, các xã và thị trấn còn lớn một số công trình không chủ động nguồn vốn nên gây nợ kéo dài còn là gánh nặng cho năm kế hoạch. Việc phân khai chi tiết các nguồn vốn đầu tư bố trí chưa kịp thời. Năng lực một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án XDCB còn yếu. Công tác giám sát một số công trình còn thiếu chặt chẽ. Công tác thiết kế xây dựng còn chậm, khối lượng tính toán trong dự toán còn sót so với thiết kế gây khó khăn cho chủ đầu tư, BQLDAĐT&XD và nhà thầu trong quá trình thi công.

- Quản lý chi thường xuyên đối với đơn vị thụ hưởng NSNN vẫn còn phổ biến tình trạng “bao cấp” làm cho đơn vị thiếu tự chủ về tài chính; dễ phát sinh tiêu cực, kém hiệu quả.

- Cơ quan có thẩm quyền ban hành định chế tài chính thiếu quan tâm rà soát các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hằng năm để ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế, dẫn đến tình trạng rất phổ biến các chế độ, tiêu chuẩn, định

mức không phù hợp với thực tế.

- Cơ quan chức năng quản lý chi NSNN đối với đơn vị thụ hưởng NSNN đôi khi chưa thống nhất đã gây phiền hà, khó khăn cho đơn vị cơ sở.

- Quản lý chi NSNN theo chương trình mục tiêu vẫn chưa bám sát tiến độ và hiệu quả.

- Quản lý chi qua KBNN tại Huyện Lý Sơn khá tốt. Song, cũng còn hạn chế đó là việc kiểm soát chi qua chứng từ quá nặng nề gây phiền hà, khó khăn cho đơn vị đôi khi còn thiếu công bằng trong xử lý.

* Trong quyết toán chi NSNN:

- Đội ngũ làm công tác chuyên môn tài chính, nhất là cán bộ cấp xã còn khoảng 10% chưa có chuyên môn theo quy định, bởi lý do cán bộ tài chính xã có thể thay đổi theo nhiệm kỳ của HĐND xã.

- Trình tự phê duyệt tổng quyết toán chi NSĐP chưa được xem xét, phân tích, đánh giá chưa xác thực việc thực hiện các chỉ tiêu KT-XH của địa phương.

* Kiểm tra, thanh tra:

- Kiểm tra, thanh tra trong quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán do cơ quan Tài chính các cấp đảm nhận và còn nặng theo chỉ tiêu phân bổ dự toán, chế độ, tiêu chuẩn, định mức có phần không phù họp với thực tế. Do vậy, việc kiểm tra, thanh tra xét duyệt ở một số đơn vị chưa phù hợp, chưa hiệu quả.

- Việc kiểm tra, thanh tra trong khi chi NSNN được cơ quan Tài chính và KBNN kiểm tra, xét duyệt khá nghiêm ngặt về tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ nhưng ít quan tâm đến hiệu quả chi tiêu.

- Việc kiểm tra, thanh tra sau khi chi NSNN do các cơ quan chức năng còn chồng chéo. Điều này, làm cho đơn vị phải làm việc với nhiều cơ quan kiểm tra, thanh tra, với nhiều kết luận khác nhau; gây phiền hà cho hoạt động của đơn vị trong năm kế hoạch. Hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra còn hạn chế.

- Quản lý chi NSNN thường chưa quan tâm đến các đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN tiết kiệm, có hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nên thiếu tính động viên, khuyến khích trong quản lý chi tiêu NSNN.

công bằng, còn chủ quan làm cho đơn vị bị xử lý không tôn trọng về kết quả xử lý vi phạm.

2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống văn bản hướng dẫn các cấp ban hành chậm nên gây lúng túng trong thực hiện. Chẳng hạn sau khi ban hành luật thì một thời gian sau mới có nghị định, thông tư hướng dẫn, tiếp đến là hướng dẫn của UBND tỉnh. Khoảng thời gian này rất lâu nên việc thực hiện quản lý NSNN trong thời gian này gặp nhiều khó khăn.

- Hệ thống căn cứ định mức trong lập và phân bổ ngân sách chưa hợp lý vì dựa trên quy mô diện tích, dân số và biên chế quản lý gây nên tình trạng không công bằng giữa các địa phương.

- Việc lập dự toán theo quy định hiện nay là theo từng năm, cơ bản là căn cứ năm trước và có bổ sung, điều chỉnh. Điều này tạo ra sự bị động, gây khó khăn cho sự tính toán phân bổ NSNN cho các năm tiếp theo, nên hạn chế sự phát triển kinh tế.

- Sự phối hợp của các đơn vị tham mưu lập dự toán cấp tỉnh có khi chưa kịp thời.

- Nguồn lực đầu tư từ trung ương, tỉnh về hạ tầng giao thông chưa kịp thời so với yêu cầu phát triển của địa phương.

- Thiên tai, dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp, khó lường có tác động rất lớn đến sự phát triển KT-XH và đời sống của người nhân dân trên địa bàn huyện.

* Nguyên nhân chủ quan

- Vai trò lãnh đạo, năng lực điều hành và tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương các cấp trên một số lĩnh vực còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu đề ra.

- Sự phân cấp quản lý ngân sách chưa tương xứng với tiềm năng các địa phương và còn làm hạn chế quyền tự chủ của các đơn vị cấp dưới.

- Công tác kiểm tra, dự báo tình hình chưa tốt, cơ cấu chi chưa hợp lý nên gây ra tình trạng đầu tư dàn trải, gây thất thoát, lãng phí nguồn ngân sách.

- Việc phân bổ cho các nội dung chi và nhiệm vụ chi chưa họp lý, chưa sát với tình hình thực tế của địa phương nên hiệu quả chi NSNN không cao.

- Công tác quản lý chi NSNN chỉ kiểm soát đầu vào mà chưa kiểm soát kết quả đầu ra, đồng thời với môi trường làm việc cứng nhắc đã làm cho việc quản lý sử dụng ngân sách kém hiệu quả.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn nặng về hình thức, chú trọng vào hồ sơ, chứng từ, định mức mà chưa quan tâm đến hiệu quả. Việc xử lý sai phạm chưa mạnh dạn, còn tình trạng cả nể...

- Đội ngũ làm công tác chuyên môn tài chính, nhất là cán bộ cấp xã còn hạn chế về chuyên môn.

Tóm tắt Chương 2

Trên cơ sở khoa học về vấn đề lý luận chung về quản lý chi ngân sách nhà nước ở chương 1, Chương 2 luận văn khái quát tình hình kinh tế, xã hội huyện Lý Sơn cũng như tình hình NSNN huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trong chương 2 luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2014 đển năm 2016 ở ba nội dung chính là công tác lập dự toán chi NSNN, chấp hành dự toán chi NSNN và quyết toán chi NSNN, công tác thanh tra, kiểm tra chi ngan sách nhà nước. Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra những đánh giá chung về kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân. Đó cũng là cơ sở để luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp quản lý chi NSNN huyện Lý Sơn trong thời gian tới.

Chương 3:

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1. Định hƣớng phát triển của huyện Lý Sơn đến năm 2020

3.1.1.Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lý Sơn đến năm 2020

3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát

Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khai thác tốt mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng sản xuất công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thương mại, dịch vụ du lịch từ huyện đến xã. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hoá, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

3.1.1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020

* Các chỉ tiêu kinh tế

- Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm từ 10 - 12%; + Ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 5,5 - 6,0%; + Ngành công nghiệp - xây dựng tăng 12 - 13%; + Ngành dịch vụ tăng 16-17%;

- Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm khoảng 20 - 30%, công nghiệp - xây dựng chiếm 25 - 30%; ngành dịch vụ chiếm 35 - 40%;

- Thu ngân sách tăng bình quân từ 10%/năm trở lên, đến năm 2020 đạt trên 150 tỷ đồng;

- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt trên 35 triệu đồng/người/năm;

Trường THCS An Hải; Trường Mầm non Lý Sơn Và Trường tiểu học An Hải 100% xã đạt phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, 100% .Tỷ lệ thôn văn hóa đạt 100%; cơ quan, đơn vị văn hóa đạt 100%; gia đình văn hóa đạt 95%;

- 100% dân số tham gia Bảo hiểm y tế;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 3%-4%/năm (theo chuẩn hiện hành);

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 1,0 - 1,5%/năm.

- Tốc độ tăng dân số 0,6 - 0,65%/năm;

- 65% số người lao động được đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề đạt 50%;

- 100% hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia;

- 70% xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới;

* Các chỉ tiêu về môi trường

- Tỷ lệ hộ dùng nước sạch, hợp vệ sinh đạt trên 90%;

3.1.2. Định hướng quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Lý Sơn

3.1.2.1. Quan điểm, mục tiêu quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Lý Sơn

* Quan điểm

- Tăng cường nguồn thu để bảo đảm nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương.

- Chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả, chống tham ô lãng phí trong sử dụng vốn NSNN.

- Bảo đảm cân đối thu, chi NSNN tích cực và đáp ứng các nhiệm vụ KT- XH trọng yếu của huyện.

- Khuyến khích ngân sách các cấp khai thác mọi nguồn thu sẵn có và tiềm, ẩn ở địa phương để tăng thu và bảo đảm nguồn thu ổn định cho ngân sách.

- Thực hiện các chính sách khuyến khích đối với các cấp ngân sách thực thu vượt kế hoạch so với dự toán ngân sách.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý các cấp ngân sách.

* Mục tiêu

một thêm vững chắc, gắn liền với sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước.

- Hoàn thành các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lý Sơn lần thứ XI nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra.

- Xác lập cơ cấu chi hợp lý, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện Lý Sơn theo hướng CNH, HĐH.

- Tập trung đầu tư có trọng điểm kết cấu hạ tầng KT-XH, làm cơ sở cho phát triển một cách bền vững.

- Từng bước lành mạnh hóa ngân sách huyện Lý Sơn, bảo đảm cân đổi ngân sách tích cực, bền vững, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ KT-XH trong giai đoạn phát triển.

3.1.2.2. Định hướng quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Lý Sơn

* Xây dựng cơ cấu chi hợp lý, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện Lý Sơn

Chi NSNN đảm bảo nguồn lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mở rộng quy mô, nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và các ngành dịch vụ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Đầu tư phát triển CN-TTCN, tạo động lực thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tập trung củng cố và xây dựng thương hiệu hành, tỏi Lý Sơn. Tập trung đầu tư để hình thành các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại - xem đây là khâu đột phá để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Huy động và bố trí nguồn lực để đầu tư có trọng tâm trọng điểm hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học, trạm y tế, hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện.

Tập trung nguồn lực chi cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, phấn đấu đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại HUYỆN lý sơn, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 70)