2.3.1 .Ưu điểm
3.3. Kiến nghị
3.3.3. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
- Hai là, ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho huyện nhằm phát triển hệ thống
cơ sở hạ tầng KT-XH để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Bên cạnh đó UBND tỉnh cũng cần ưu tiên đầu tư cho huyện để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra bởi vì trên địa bàn huyện Lý Sơn hằng năm đều bị ảnh hưởng rất lớn từ thiên tai như bão... trong điều kiện ngân sách huyện không đủ khả năng, do vậy cần có nguồn vốn đầu tư của cấp trên để khắc phục hậu quả.
- Ba là, thành lập một hệ thống thông tin phản hồi việc quản lý chi
ngân sách nhằm khắc phục được những mặc hạn chế để tiếp tục hoàn thiện nhằm đạt được mục tiêu quản lý chi ngân sách.
Tóm tắt Chương 3
Trên cơ sở thực trạng quản lý chi NSNN, luận văn xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chung và những giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi NSNN tại huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn sắp tới. Cụ thể áp dụng với huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, luận văn đề xuất 8 giải pháp sau: Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Lý Sơn; thực hiện tốt về phân cấp quản lý chi ngân sách; hoàn thiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quản lý ngân sách đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo hướng đầu ra; hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách; tổ chức thực hiện có hiệu quả chi ngân sách phải thực hiện tốt chính sách thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện công khai tài chính và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công; hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ quản lý tài chính ngân sách; thường xuyên đổi mới công tác chi ngân sách; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra tài chính - ngân sách hiệu quả.
KẾT LUẬN
Quản lý chi NSNN gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ. Điều này chứng tỏ các khoản chi của NSNN có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống KT-XH; Quốc phòng; An ninh của địa phương và của đất nước. Vì vậy, việc khai thác, huy động nguồn thu nộp vào NSNN và sử dụng vốn NSNN, chi tiêu NSNN một cách tiết kiệm, có hiệu quả là bộ phận không thể tách rời của vấn đề phát triển KT-XH của quốc gia nói chung và huyện Lý Sơn nói riêng.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần lý giải trên phương diện khoa học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước và các hình thức quản lý chi ngân sách tại huyện Lý Sơn. Đồng thời, trên cơ sở phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý ngân sách của huyện và tham khảo một số đề tài đã được nghiên cứu, luận văn nêu ra mục tiêu và quan điểm về vấn đề quản lý chi ngân sách ở Lý Sơn và cơ sở cơ bản để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN huyện Lý Sơn trong thời gian tới, góp phần đẩy mạnh phát triển KT-XH của địa phương một cách vững chắc. Luận văn có một số đóng góp như sau:
- Góp phần làm sáng tỏ, chức năng, vai trò của NSNN và hệ thông hóa, phân tích các quan điểm về hiệu quả quản lý chi NSNN, cơ chế phân cấp quản lý NSNN trong giai đoạn hiện nay.
- Khái quát hóa những nét chính về thực trạng hiệu quả quản lý NSNN theo quy định của Luật NSNN, phân tích nguyên nhân, kết quả đạt được và những tồn tại về hiệu quả chi NSNN của huyện Lý Sơn. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp tích cực, nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN huyện Lý Sơn trong thời gian tới một cách hiệu quả hơn. Luận văn hy vọng sẽ cung cấp thêm những thông tin cần thiết và góp tiếng nói của mình vào việc hoàn thiện chi NSNN của địa phương.
- Tập trung phân tích cụ thể, sâu sắc về thực trạng hiệu quả quản lý chi NSNN ở huyện Lý Sơn trong thời gian qua để nhận định toàn diện những mặt
hướng tới. Từ đó, đề ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN huyện Lý Sơn trong thời gian tới cho phù hợp hơn.
Với những giải pháp và biện pháp nêu trên hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN huyện Lý Sơn trong thời gian tới, được tốt hơn, chặt chẽ và hiệu quả hơn góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, phấn đẩu vì mục tiêu: “Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2002, 2015), Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 và Luật NSNN năm 2015
2. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ.
3. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính 4. Học viện hành chính Quốc gia (2004), Giáo trình quản lý nhà nước về
Tài chính công.
5. Trần Thị Hồng Hạnh (2007), Hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước đối với chính quyền địa phương qua thực tiển khảo sát tại tỉnh Quảng trị - Luận văn thạc sĩ .
6. Đỗ Thị xuân (2010), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Tạp chí Tổng quan về quản lý chi ngân
sách nhà nước.
7. Lê chi Mai (2011), Quản lý chi tiêu công, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 8. Lê Toàn Thắng (2011), Phân cấp quản lý ngân sách của một số Quốc
gia, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia số 113 (11/2011)
9. Hoàn Thị Ánh Tuyết (2014), Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Nhà nước trên địa thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ - Luận văn thạc sĩ kinh tế. 10. Nguyễn Ngọc Thao (2015), Tài chính công NXB Học viện hành chính
Quốc gia.
11. Đảng bộ huyện Lý Sơn (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lý Sơn lần thứ VI nhiệm kỳ 2015-2020.
12. UBND huyện Lý Sơn (2017), Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2016; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2017. 13. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lý Sơn (2017), Báo cáo quyết toán